Máy móc quan trọng phục vụ khai thác xa bờ

Một phần của tài liệu tìm hiểu về rủi ro trong nghề khai thác thủy sản xa bờ ở tỉnh bến tre (Trang 40 - 42)

Máy móc quan trọng phục vụ khai thác được thể hiện trong Hình 4.2 (chi tiết xem thêm phụ lục 8).

Đầu tiên là có hai loại máy điện hàng hải được trang bị 100% trên tổng số tàu đã khảo sát, đó là máy đàm thoại tầm gần và máy định vị. Nhìn chung, mức độ trang bị máy điện hàng hải (MĐHH) của những hộ được khảo sát chiếm tỉ lệ khá cao. Với ra đa thì không một hộ nào lắp đặt, máy đàm thoại tầm xa có 42,4%, máy dò cá chỉ có 3,0% trong tổng số hộ khai thác nghề lưới kéo lắp đặt, máy đàm thoại tầm xa có 51,5%, máy dò cá chỉ có 12,1% trong tổng số hộ khai thác nghề lưới vây lắp đặt. Có thể nhận thấy, những máy móc rất cơ bản thì người dân đều cố gắng lắp đặt nhưng các loại máy hiện đại và cách sử dụng phức tạp thì ngư dân không quan tâm. Có hai lý do để giải thích, một là: chi phí quá cao nhưng người dân cảm thấy không cần thiết phải lắp đặt máy, hai là: dù có lắp đặt thì người dân cũng không sử dụng hết tính năng của nó, đa số các loại máy móc ngư dân để ở chế độ mặc định do nhà sản xuất cung cấp. Bởi lẽ đa số ngư dân có trình độ văn hóa thấp và dựa vào kinh

41

nghiêm để đánh bắt thủy sản là chính nên họ chỉ quen sử dụng máy móc với những công dụng cơ bản nhất. 0 20 40 60 80 100 120 Đàm thoại tầm gần Đàm thoại tầm xa Định vị Dò cá/ tầm ngư MĐHH Tỷ lệ (%) Lưới kéo Lưới vây Tổng

Hình 4.2: Việc trang bị các loại máy móc quan trọng cho khai thác xa bờ Sau đây là một số công dụng cơ bản của các loại MĐHH mà ngư dân cần quan tâm để ápdụng vào khai thác nhằm tăng hiệu quả đánh bắt:

* Công dụng máy đàm thoại: Máy đàm thoại có chức năng thu nhận tình hình thời tiết, thông tin liên lạc giữa các tàu với nhau hay đàm thoại từ tàu về đất liền. Ngoài ra, máy đàm thoại còn cung cấp thông tin về cứu hộ, cứu nạn…

* Công dụng máy định vị: Máy định vị có chức năng xác định vị trí tàu, nhớ các điểm quan trọng, lưu vết đường đi lúc kéo lưới để xem xét cho mẻ lưới về sau, đi về theo con đường tối ưu nhất. Tại Việt Nam, các máy định vị được triển khai cho ngư dân vào khoảng 1992.

* Công dụng ra đa: Ra đa là thiết bị dùng sóng vô tuyến để thăm dò, xác định hướng, vị trí hay sự chuyển động của mục tiêu so với nơi lắp đặt, phát hiện và xử lý các mục tiêu trên biển ở khoảng cách xa hơn so với mắt thường khi tầm nhìn bị hạn chế như mưa, sương mù, đêm tối…Đồng thời ra đa xác định được khoảng cách góc mạn, vận tốc và hướng chuyển động của mục tiêu. Từ đó, ra đa giúp cho tàu khi hành trình trên biển có thể xác định được vị trí của tàu mình so với các mục tiêu khác, quan sát và phòng tránh các nguy cơ va chạm có thể xảy ra.

Ở Việt Nam, ngư dân dùng ra đa chủ yếu là để kiểm soát ngư cụ của mình.

* Công dụng máy dò cá/tầm ngư (máy đo sâu–dò cá): Máy đo sâu–dò cá là một thiết bị điện tử dùng tín hiệu phát và nhận sóng bị dội lại khi gặp phải vật cản từ dưới mặt nước để ghi thành ảnh động biểu đồ trên màn hình của máy, phản ảnh được tất cả những vật dưới biển trong phạm vi quét sóng. Do đó, với máy đo sâu–

42

dò cá, người sử dụng có thể nhìn thấy các sinh vật sống trong nước, khảo sát được cấu trúc địa lý của đáy nước nơi phủ sóng với cả chiều sâu đo từ mặt nước.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về rủi ro trong nghề khai thác thủy sản xa bờ ở tỉnh bến tre (Trang 40 - 42)