Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất khai thác

Một phần của tài liệu tìm hiểu về rủi ro trong nghề khai thác thủy sản xa bờ ở tỉnh bến tre (Trang 47 - 49)

Mô hình tương quan đa biến giữa một số biến độc lập được giả định có ảnh hưởng tới năng suất của 2 nghề lưới kéo và lưới vây được thiết lập.

Gọi Y1: là năng suất khai thác (tấn/CV/năm).

Mô hình tương quan đa biến ban đầu được giả định là có mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập:

D: Biến giả Dummy, D = 0: Lưới kéo, D = 1: Lưới vây X1: Tuổi ngư dân (tuổi)

X2: Giới tính

X3: Số năm kinh nghiệm khai thác xa bờ (năm) X4: Trình độ văn hóa (cấp)

X5: Chuyên môn

X6: LĐGĐ tham gia khai thác thủy sản (người) X7: Công suất tàu (CV)

X8: Rủi ro về máy móc, thiết bị khai thác

48 X9: Rủi ro về tiền vốn trong KTXB X10: Rủi ro chuẩn bị chuyến biển

X11: Rủi ro về thời tiết, mùa vụ khai thác X12: Rủi ro về ngư trường

X13: Thời gian khai thác/năm (chuyến)

Kết quả phân tích tương quan đa biến (xem thêm phần phụ lục 9) cho thấy hệ số tương quan R2 = 0,567, các biến có ảnh hưởng lớn đến năng suất của nghề cào là: (X1) giới tính, (X2) số năm kinh nghiệm khai thác xa bờ, (X3) trìmh độ văn hóa, (X4) chuyên môn, (X5) LĐGĐ tham gia KTTS, (X6) Công suất tàu, (X7) rủi ro về tiền vốn trong khai thác xa bờ, (X8) rủi ro về chuẩn bị cho chuyến biển. Nhưng cần chú ý tới một số biến độc lập tác động có ý nghĩa lên năng suất khai thác thủy sản (p<0,05).

Hệ số tương quan trong mô hình R = 0,753, R2 = 0,567 nên phương trình hồi quy tuyến tính đa biến đưa ra là có ý nghĩa. Như vậy, phương trình tương quan đa biến ảnh hưởng tới năng suất như sau:

Y1= 4,160 - 1,514D - 0,177X1 - 0,005X2 + 0,071X3 + 0,153X4 + 0,031X5

(±0,380) (±0,019) (±0,228) (±0,283) (±0,193)

– 0,005X6 - 0,132X7 + 0,091X8

(±0,002) (±0,059) (±0,051)

Căn cứ vào giá trị t- value cho thấy có 4 biến ảnh hưởng cao nhất đến năng suất (có giá trị tuyệt đối t- value lớn hơn 0,95).

Với sig.t = 0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa p<0,05 nên phương trình hồi qui đa biến đưa vào là có ý nghĩa. Sự biến động của năng suất của các mô hình có thể giải thích khoảng 56,7 % bởi sự ảnh hưởng của các biến loại hình tàu, công suất tàu, rủi ro về tiền vốn cho KTXB, rủi ro về chuẩn bị cho chuyến biển, phần còn lại do các yếu tố khác tác động.

Mức độ ràng buộc giữa các yếu tố có ý nghĩa vừa nêu trên với năng suất của các mô hình là 75,3%, vậy các biến độc lập của phương trình có mối tương quan khá chặt.

Từ phụ lục 9 , hệ số ước lượng tương quan (B) giữa loại hình tàu với năng suất của mô hình là 1,514, nghĩa là với mức ý nghĩa 5% ứng với sự gia tăng 1 chiếc tàu/năm (bình quân chung cho cả hai loại hình tàu lưới kéo và lưới vây) thì năng suất khai thác sẽ giảm đi 1,514 tấn/CV/năm. Đây là mối tương quan nghịch và điều

49

này hoàn toàn phù hợp với thực tế. Bởi 47,9% trong tổng số hộ đã khảo sát cho rằng một trong 5 lý do quan trọng của việc suy giảm NLTS là do tăng nhanh số lượng tàu thuyền khai thác (Hình 4.3).

Cũng có mối tương quan nghịch với năng suất khai thác là biến công suất tàu, ta nhận thấy, nếu công suất tàu tăng lên 1cv thì năng suất khai thác lai giảm đi 0,005tấn. Thông thường khi tăng công suất tàu thì ngư dân phải khai thác hiệu quả hơn nhưng ở đây thì ngược lại, có nhiều nguyên nhân để giải thích vấn đề này như với tàu lưới kéo thì việc tăng công suất để tăng lực kéo cho tàu thì rất cần thiết nhưng với tàu lưới vây, thì không cần thiết vì kỹ thuật khai thác giữa hai nghề khác nhau. Mặc khác, nếu ngư trường ít cá tôm, hoặc bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến sản lượng đánh bắt không tăng khi đã tăng công suất tàu thì điều chắc chắn năng suất đánh bắt sẽ giảm, như qua khảo sát ngư dân tính năng suất khai thác bằng sản lượng trên 1 đơn vị công suất.

Tất cả các rủi ro nói chung và rủi ro về tiền vốn trong khai thác xa bờ đều ảnh hưởng mạnh đến năng suất và lợi nhuận. Từ phụ lục 9, năng suất khai thác sẽ tăng lên 0,132 tấn/CV/năm nếu xếp hạng rủi ro về tiền vốn cho KTXB tăng lên 1 điểm tức mức độ rủi ro về tiền vốn cho chuyến đã giảm đi (chi tiết về bảng phỏn vấn xem phụ lục 10). Bảng phỏng vấn cho điểm theo thang điểm từ 1 đến 10 tương ứng với mức độ rủi ro giảm dần). Rủi ro về tiền vốn chủ yếu là do ngư dân khai thác không hiệu quả nên không đủ để tích lũy cho chuyến sau và phải vay mượn hoặc với nhiều hình thức khác nhau để đủ vốn hoạt động và nếu lại khai thác không hiệu quả thì không những ảnh hưởng năng suất mà đời sống ngư dân còn bị đe dọa. Ngoài ra các yếu tố như giới tính, số năm kinh nghiệm KTXB, trình độ văn hóa, chuyên môn… đều có tác động đến năng suất hoặc làm tăng năng suất hoặc làm năng suất giảm đi. Và muốn khai thác đạt hiệu quả thì cần phát huy những lợi thế đồng thời giảm thiểu những bất lợi cho ngành nghề của mình.

Ví dụ, với biến số năm kinh nghiệm KTXB cũng có mối tương quan nghịch với năng suất khai thác, thông thường ngư dân có nhiều kinh nghiệm hơn trong nghề của mình sẽ khai thác đạt hiệu quả hơn. Nhưng với tình hình nghề khai thác hiện nay thì có kinh nghiệm chưa hẳn đã khai thác đạt hiệu quả, vì yếu tố năng suất liên quan mật thiết với kỹ thuật và sự phát triển của khoa học công nghệ. Vì vậy, muốn tăng năng suất khai thác thì bên cạnh tuổi nghề bà con ngư dân cần quan tâm nhiều hơn đến kiến thức chuyên môn và trình độ văn hóa trong khai thác xa bờ.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về rủi ro trong nghề khai thác thủy sản xa bờ ở tỉnh bến tre (Trang 47 - 49)