Lấy ý kiến của hai nhóm ngư dân hoạt động khai thác trên hai nghề lưới kéo và lưới vây thu được kết quả điển hình sau: khoảng 34% ngư dân không có câu trả lời về vấn đề này, đó là những hộ khai thác hiệu quả và đời sống của họ không có gì khó khăn nên họ không lo lắng nhiều đến vấn đề tài chính. Hoặc là, có quá nhiều lý do liên quan họ không thể nhận ra nguyên nhân nào cơ bản nhất.
Điều có vẻ phù hợp với thực tế hơn là có đến 35.3% hộ khai thác nghề lưới kéo và 18.8% hộ khai thác nghề lưới vây cho rằng nguyên nhân chính là do số lượng tàu khai thác tăng nhanh (Hình 4.3). Vấn đề tăng cường lực khai thác nói chung bao gồm cả tăng nhanh số lượng tàu cũng chiếm tỷ lệ khá cao vì đây là thực tế mà chúng ta nhìn thấy quá rõ ràng. Cái khó là nhìn nhận đúng vấn đề rồi thì bước tiếp theo phải làm gì để giải quyết nó một cách tốt nhất cũng chính là cách mà người khai thác giảm thiểu rủi ro cho nghề nghiệp của chính mình.
44 35.3 14.7 5.9 11.8 5.9 18.8 21.9 9.4 9.4 0.0 27.0 18.3 10.6 7.6 2.9 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 Số lượng tàu khai thác tăng nhanh Tăng cường lực khai thác Tự nhiên không tái tạo nổi Ngư cụ ngày càng tinh vi hơn Đánh bắt không theo mùa vụ Lý do Tỷ lệ (%) Lưới kéo Lưới vây Tổng
Hình 4.3: Nhận xét của ngư dân về nguyên nhân suy giảm NLTS
Một số kết quả điều tra và nghiên cứu trước đây cũng cho thấy rằng: Ở một số vùng biển nước ta, nhất là các vùng ven bờ, nguồn lợi thủy sản đã suy giảm khá nghiêm trọng. Vì vậy, cần phải có các biện pháp quản lý chặt chẽ, tốt hơn mới duy trì được nguồn lợi để khai thác lâu dài.
Những nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi hải sản:
Về nghề khai thác: Cần hạn chế và loại bỏ dần các nghề chỉ có khả năng khai thác vùg ven bờ, đánh bắt nhiều các đối tượng chưa trưởng thành như: te–xệp, đáy lộng, các hàng đáy sông, nghề rùng, đăng mé… trước mắt cần hạn chế khai thác ở các vùng chịu ảnh hưởng của các cửa sông lớn, như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long, các vũng, vịnh nhằm đảm bảo nơi sinh sản, sinh trưởng của các đối tượng chưa trưởng thành.
Về phương pháp đánh bắt: Một tệ nạn rất tai hại đến môi trường và nguồn lợi là việc sử dụng chất nổ, kích điện để đánh bắt thủy sản ở nhiều địa phương, làm hủy diệt đến môi trường sống của các loài thủy sản và các đối tượng khai thác khác. Việc sử dụng nguồn sáng không hợp lí để tập trung các đối tượng khai thác có chiều hướng gia tăng, nhất là khai thác các đối tượng còn nhỏ.
Nạn chặt phá rừng ngập mặn là môi trường sống của các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao mà con non của chúng phụ thuộc vào hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển.
Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy các độc chất từ các chất thải từ đất liền đổ vào các vùng nước gây nhiều tác hại cho hệ sinh thái liên quan
45
đến nghề cá. Làm giảm tính phong phú của giống loài sinh vật, giảm khả năng sinh sản, gây ra những thay đổi trong tế bào và mô của sinh vật thủy sản. Ở một số đánh cá do các độc chất gây ô nhiễm, sản lượng đánh cá giảm tới 20%.
Ở nước ta, vấn đề ô nhiễm do chất thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt không được xử lý của các khu công nghiệp và thành phố là đáng kể. Việc sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu, trừ cỏ, phân bón hóa học không hợp lý đã tạo ra càng nhiều độc tố gây ô nhiễm các vùng nước. Các thăm dò khai thác, vận chuyển dầu khí và sự phát triển giao thông, vận tải ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của các loài thủy sản.