Tổng chi phí (TC): là tổng các khoản đầu tư mà hộ khai thác thủy sản bỏ ra trong khai thác để có được thu nhập đạt được.
Năng suất: Sản lượng trung bình trên một đơn vị công suất trên năm.
Tổng thu nhập (R): là toàn bộ số tiền thu được từ khai thác thủy sản trên năm
35
Lợi nhuận (LN): là khoản tiền thu nhập còn lại sau khi trừ các khoản mục chi phí bỏ ra trong khai thác của chủ hộ trên năm.
Hiệu quả chi phí: R/TC = Tổng thu nhập/tổng chi phí. Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư, chủ hộ khai thác sẽ thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập trên năm.
36
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thông tin chung về hộ khai thác thủy sản xa bờ
4.1.1 Tuổi và giới tính của chủ hộ
Tuổi tác và giới tính đối với ngư dân được xem là thước đo kinh nghiệm nghề nghiệp của họ, đồng thời cũng là dự báo về khả năng phát triển nghề khai thác của hộ khai thác thủy sản (KTTS) và sự phát triển nghề cá trong tương lai.
Qua khảo sát thực tế 66 hộ khai thác thủy sản trên địa bàn huyện Ba Tri kết quả được trình bày trong Bảng 4.1.
Bảng 4.1: Phân nhóm tuổi của chủ hộ khai thác xa bờ theo loại nghề
Loại nghề Phân nhóm tuổi Giới tính
<30 30-49 >49 Nữ Nam Lưới kéo n1 9 24 1 5 29 % 26,5 70,5 2,9 15,0 85,0 Lưới vây n2 3 25 4 3 29 % 9,4 78,1 12,5 9,0 91,0 Tổng N 12 49 5 8 58 % 17,9 51,1 7,7 12,0 88,0
Độ tuổi từ 30-49 đối với cả hai loại nghề đều chiếm tỷ lệ rất cao: 70.5% đối với nghề lưới kéo và 78.1% đối với nghề lưới vây. Điều này rất thuận lợi cho khả năng tiếp nhận và chuyển giao công nghệ khai thác cũng như sức khỏe trong các hoạt động có liên quan. Với chủ sở hữu hoạt động KTTS thì nam giới vẫn chiếm ưu thế hơn nữ giới, với 85% đối với nghề lưới kéo và tăng lên 91% đối với nghề lưới vây.
4.1.2 Chuyên môn và số năm kinh nghiệm trong khai thác thủy sản xa bờ
Trong tổng số 66 hộ phỏng vấn được thì 47% có kinh nghiệm về khai thác xa bờ hơn 10 năm (chi tiết xem phụ lục 6). Chứng tỏ nghề KTTS đã tồn tại lâu đời và là nghề chính, nghề truyền thống của ngư dân vùng sông nước Ba Tri. Hơn thế nữa kinh nghiệm khai thác xa bờ càng nhiều càng giúp người dân tránh được những rủi ro thường gặp nhất trong nghề nghiệp của họ. Nhưng đôi khi chính những kinh
37
nghiệm thấm sâu này lại gây khó khăn cho ngư dân trong quá trình phát triển của khoa học-công nghệ.
Dựa vào Bảng 4.2 đánh giá chuyên môn của các hộ khảo sát ta thấy: 55.9% hộ khai thác nghề lưới kéo dựa vào kinh nghiệm tự đúc kết của mình hoặc học hỏi lẫn nhau áp dụng vào khai thác. Thực tế cho thấy tỷ lệ số hộ có kinh nghiệm lâu năm (>10 năm) chiếm gần một nửa trong tổng số hộ khảo sát (47%), chỉ có 11.8% có bằng trung cấp. Tương đương con số đó đối với nghề lưới vây nhưng nổi bật ở đây là tỷ lệ lớn 44% trong tổng số hộ khai thác nghề này được tập huấn ngắn hạn để có những kiến thức cơ bản nhất thay thế những bằng cấp mà họ cho rằng không cần thiết hoặc cũng cần thiết nhưng việc học hành đối với họ là một vấn đề hết sức khó khăn. Con số đáng chú ý ở loại hình lưới vây là không có ai có bằng trung cấp. Dù sao việc tham dự những lớp tập huấn ngắn hạn không nhiều thì ít cũng giúp cho ngư dân giảm thiểu rủi ro tạo điều kiện tăng hiệu quả khai thác và ổn định đời sống…
Bảng 4.2: Chuyên môn và kinh nghiệm của các chủ hộ khai thác xa bờ Loại nghề Chuyên môn Kinh nghiệm KTXB Kinh nghiệm Tập huấn ngắn hạn Trung cấp >10 (năm) n1 19 11 4 14 Lưới kéo % 55,9 32,4 11,8 41 n2 18 14 0 17 Lưới vây % 56 44 0 53 Tổng N 37 25 4 31 % 56,0 38,1 5,9 47 4.1.3 Trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa của tổng số hộ điều tra được xếp ở mức trung bình và có sự chênh lệch giữa hai nghề nghiên cứu, nghề lưới kéo có 20.6% ngư dân có trình độ cấp 3, còn nghề lưới vây thì con số này là 0%. Trình độ từ lớp 5 đến lớp 9 chiếm đa số, với hơn 50% số hộ của mỗi nghề. Trình độ văn hóa cũng là yếu tố có liên quan đến khả năng tiếp nhận về khoa học và công nghệ thông tin trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
38 5.9 2.9 70.6 20.6 0 40.6 59.4 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Mù chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Tỷ lệ (%) Lưới kéo Lưới vây
Hình 4.1: Trình độ văn hóa của chủ hộ khai thác xa bờ
4.1.4 Nhân khẩu và lao dộng của hộ khai thác thủy sản xa bờ
Số lao động gia đình (LĐGĐ) tham gia khai thác thủy sản qua điều tra cho thấy 100% nữ giới không tham gia vào hoạt động này, ngược lại nam giới thì tham gia 100% đối với cả 2 loại nghề. Với những gia đình có ít nhân khẩu thì thu nhập này sẽ đủ bù lại những chi phí sinh hoạt nhưng với những gia đình ít người tham gia lao động nhưng chi phí cho sinh hoạt hằng ngày quá lớn thì sẽ gặp khó khăn trong việc ổn định đời sống của họ.
Dựa vào Bảng 4.3 ta thấy có sự chênh lệch khá rõ giữa 2 nghề: Lao động thuê tham gia KTTS ở nghề lưới vây đạt mức trung bình quá cao so với nghề còn lại (20,0 so với 4,71) nhưng số LĐGĐ tham gia khai thác thì lại thấp hơn 0,41 so với nghề lưới kéo. Mặt khác, do cơ cấu gia đình: nam 1- 3 người, nữ 1- 6
Bảng 4.3: Nhân khẩu và lao động của hộ khai thác xa bờ
Loại nghề Lưới kéo Lưới vây
TB TB
Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Số người trong gia
đình 2,82 (1- 5) 2,71 (1- 5) 5,53 2,16 (1- 3) 2,87 (1- 6) 5,03 Số LĐ gia đình 2 (1- 4) 1 3 1,41 (1- 2) 1 2,41 Số LĐGĐ tham gia KTTS 1,82 (1- 4) 0 1,82 1,41 (1- 2) 0 1,41 Số LĐ thuê tham gia KTTS 4,71 (2- 7) 0 4,71 20.0 (16- 24) 0 20
39
người nên nhìn chung thu nhập và chi phí của nghề lưới vây cũng tương đương và cũng đang gặp nhiều khó khăn như nghề lưới kéo.
4.1.5 Các hoạt động kinh tế của hộ khai thác thủy sản xa bờ
Kết quả trong Bảng 4.4 cho thấy nghề chính của 66 hộ được khảo sát và qua tìm hiểu thực tế thì nguồn thu nhập chủ lực của ngư dân ở địa bàn khảo sát không phải nghề nào khác hơn mà chính là khai thác thủy sản (98,2% tổng thu nhập). Điều này cũng thật dễ hiểu bởi lẽ nơi nghiên cứu là một huyện ven biển và nghề khai thác đã xuất hiện lâu đời. Chỉ khoảng 18% tổng thu nhập là từ các ngành nghề khác như: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Với trung bình thu nhập 892,1tr.đ/hộ/năm cho nghề lưới kéo và 1.497,9tr.đ/hộ/năm cho nghề lưới vây ta thấy hộ làm nghề lưới vây có tỷ trọng thu nhập từ khai thác cao hơn so với nghề lưới kéo. Đây có thể coi là lợi thế của các hộ khai thác nếu thu nhập của họ ổn định và đáp ứng được nhu cầu cuộc sống nhưng nếu với chỉ nguồn thu chính từ KTTS thì đời sống của họ phụ thuộc rất lớn vào biển cả.
Nhận thức được vấn đề này thời gian gần đây nhiều hộ KTTS đã tăng cường việc đa dạng hóa các ngành nghề khác như: trồng cỏ nuôi bò, nuôi tôm, nuôi nghêu… Góp phần tăng thu nhập của gia đình, có sự phân công lao động hợp lý hơn để giải quyết lao động, đời sống kinh tế- xã hội được cải thiện.
Bảng 4.4: Giá trị và tỷ lệ của các nguồn thu nhập của hộ khai thác xa bờ
Lưới kéo Lưới vây Tổng Nguồn thu (Tr.đ/năm) TB % TB % TB % Khai thác thủy sản 892,1 97,5 2.103,8 98,9 1.497,9 98,2 Trồng trọt 2,6 0,3 2,8 0,1 2,7 0,2
Chăn nuôi 9,6 1,0 9,6 0,5 9,6 0,8
Nuôi trồng thủy sản 10,4 1,1 10,6 0,5 10,5 0,8
4.2 Thông tin về tàu, máy móc, ngư cụ, ngư trường và mùa vụ khai thác 4.2.1 Thông tin về tàu thuyền 4.2.1 Thông tin về tàu thuyền
Số lượng tàu thuyền ở huyện Ba Tri nói riêng và toàn tỉnh Bến Tre nói chung đang ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và công suất. Điều đáng chú ý ở đây là sự tăng trưởng này hoàn toàn không dựa trên một cơ sở khoa học nào cả. Tuy nhiên, số lượng thống kê được vẫn chưa phản ánh được tất cả các góc độ của sự gia tăng này (chi tiết xem phụ lục 7).
40
Trong đợt khảo sát vừa qua được tiến hành trên 34 hộ lưới kéo và 32 hộ lưới vây có những thông tin sau: hầu hết các tàu đều được đóng mới tương đối nhỏ cách đây nhiều năm hoặc mua tàu cũ do nhà nước hóa giá nên công suất tàu chỉ biến động trong khoảng từ 105CV đến 390CV. Tuy nhiên, ở thời điểm đó công suất như vậy đã là rất lớn và giá trị cả con tàu cũng không phải là nhỏ, nó là toàn bộ tài sản quí giá của ngư dân. Vì thế, nếu xảy ra bất kỳ rủi ro nào, cũng đều sẽ tác động trực tiếp lên đời sống của họ cũng ở những mức độ khác nhau.
Bảng 4.5: Thông tin chung về tàu, máy, ngư cụ
Lưới kéo Lưới vây Tổng Chỉ tiêu TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC Công suất tàu (cv) 279,9 85,0 274,2 84,3 277,0 84,7 Giá trị tàu (Tr.đ) 651,5 243,4 614,4 225,5 632,9 234,5 Thời gian sử dụng tàu
(năm) 27,7 10,8 28,7 11,3 28,2 11,1 Giá trị máy tàu (Tr.đ) 143,2 82,6 132,8 50,2 138,0 66,4 Thời gian sử dụng máy
tàu (năm) 3,9 0,9 4,0 0,9 4,0 0,9
Giá trị ngư cụ (Tr.đ) 138,7 57,0 128,8 55,9 133,7 56,5 Thời gian sử dụng ngư
cụ (năm) 3,0 1,0 3,0 1,0 3,0 1,0
4.2.2 Máy móc quan trọng phục vụ khai thác xa bờ
Máy móc quan trọng phục vụ khai thác được thể hiện trong Hình 4.2 (chi tiết xem thêm phụ lục 8).
Đầu tiên là có hai loại máy điện hàng hải được trang bị 100% trên tổng số tàu đã khảo sát, đó là máy đàm thoại tầm gần và máy định vị. Nhìn chung, mức độ trang bị máy điện hàng hải (MĐHH) của những hộ được khảo sát chiếm tỉ lệ khá cao. Với ra đa thì không một hộ nào lắp đặt, máy đàm thoại tầm xa có 42,4%, máy dò cá chỉ có 3,0% trong tổng số hộ khai thác nghề lưới kéo lắp đặt, máy đàm thoại tầm xa có 51,5%, máy dò cá chỉ có 12,1% trong tổng số hộ khai thác nghề lưới vây lắp đặt. Có thể nhận thấy, những máy móc rất cơ bản thì người dân đều cố gắng lắp đặt nhưng các loại máy hiện đại và cách sử dụng phức tạp thì ngư dân không quan tâm. Có hai lý do để giải thích, một là: chi phí quá cao nhưng người dân cảm thấy không cần thiết phải lắp đặt máy, hai là: dù có lắp đặt thì người dân cũng không sử dụng hết tính năng của nó, đa số các loại máy móc ngư dân để ở chế độ mặc định do nhà sản xuất cung cấp. Bởi lẽ đa số ngư dân có trình độ văn hóa thấp và dựa vào kinh
41
nghiêm để đánh bắt thủy sản là chính nên họ chỉ quen sử dụng máy móc với những công dụng cơ bản nhất. 0 20 40 60 80 100 120 Đàm thoại tầm gần Đàm thoại tầm xa Định vị Dò cá/ tầm ngư MĐHH Tỷ lệ (%) Lưới kéo Lưới vây Tổng
Hình 4.2: Việc trang bị các loại máy móc quan trọng cho khai thác xa bờ Sau đây là một số công dụng cơ bản của các loại MĐHH mà ngư dân cần quan tâm để ápdụng vào khai thác nhằm tăng hiệu quả đánh bắt:
* Công dụng máy đàm thoại: Máy đàm thoại có chức năng thu nhận tình hình thời tiết, thông tin liên lạc giữa các tàu với nhau hay đàm thoại từ tàu về đất liền. Ngoài ra, máy đàm thoại còn cung cấp thông tin về cứu hộ, cứu nạn…
* Công dụng máy định vị: Máy định vị có chức năng xác định vị trí tàu, nhớ các điểm quan trọng, lưu vết đường đi lúc kéo lưới để xem xét cho mẻ lưới về sau, đi về theo con đường tối ưu nhất. Tại Việt Nam, các máy định vị được triển khai cho ngư dân vào khoảng 1992.
* Công dụng ra đa: Ra đa là thiết bị dùng sóng vô tuyến để thăm dò, xác định hướng, vị trí hay sự chuyển động của mục tiêu so với nơi lắp đặt, phát hiện và xử lý các mục tiêu trên biển ở khoảng cách xa hơn so với mắt thường khi tầm nhìn bị hạn chế như mưa, sương mù, đêm tối…Đồng thời ra đa xác định được khoảng cách góc mạn, vận tốc và hướng chuyển động của mục tiêu. Từ đó, ra đa giúp cho tàu khi hành trình trên biển có thể xác định được vị trí của tàu mình so với các mục tiêu khác, quan sát và phòng tránh các nguy cơ va chạm có thể xảy ra.
Ở Việt Nam, ngư dân dùng ra đa chủ yếu là để kiểm soát ngư cụ của mình.
* Công dụng máy dò cá/tầm ngư (máy đo sâu–dò cá): Máy đo sâu–dò cá là một thiết bị điện tử dùng tín hiệu phát và nhận sóng bị dội lại khi gặp phải vật cản từ dưới mặt nước để ghi thành ảnh động biểu đồ trên màn hình của máy, phản ảnh được tất cả những vật dưới biển trong phạm vi quét sóng. Do đó, với máy đo sâu–
42
dò cá, người sử dụng có thể nhìn thấy các sinh vật sống trong nước, khảo sát được cấu trúc địa lý của đáy nước nơi phủ sóng với cả chiều sâu đo từ mặt nước.
4.2.3 Mùa vụ và ngư trường khai thác thủy sản
Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, đa số ngư dân không khai thác gần bờ nhưng khai thác xa bờ ở khoảng cách ngư trường và độ sâu không xa bờ (Bảng 4.6).
Bảng 4.6: Mùa vụ và ngư trường khai thác thủy sản
Loại nghề
Lưới kéo Lưới vây Tổng Ngư trường Mùa 1 Mùa 2 Mùa 1 Mùa 2 Mùa 1 Mùa 2 Khoảng cách (hl) 119,3 144,1 122,5 132,3 120,9 138,2
Độ sâu (m) 34,9 41,9 46,1 44,6 40,5 43,3
Mùa 1: Ngư trường đánh bắt là Côn sơn, độ sâu trung bình 40,5m dao động trong khoảng từ 30 đến 45m.
Mùa 2: Ngư trường đánh bắt là Cà mau, độ sâu trung bình 43,3m sâu hơn ngư trường cũ không nhiều lắm nhưng sản lượng có phần vượt trội hơn.
Ngư dân thường đánh bắt quanh năm chỉ nghỉ vài ngày trong tháng đó là trong dịp tết hoặc trong những trường hợp sữa chữa lớn. Có sự chuyển đổi ngư trường giữa mùa 1 và mùa 2 với khoảng cách xa. Điều này không thuận lợi chút nào nhưng ngư trường cho sản lượng và hiệu quả kinh tế cao sẽ được ưu tiên.
Số ngày/chuyến biển bình quân chiếm 80% số ngày/tháng và số mẻ lưới cũng tăng lên tối đa 100% số tàu thực hiện 3 mẻ/ngày.
4.3 Thành phần giống loài, sản lượng và giá bán bình quân
Hầu hết các hộ khai thác tham gia phỏng vấn theo từng loại nghề đều đánh bắt chung một số loài chính điển hình với sản lượng khai thác bình quân của hộ/năm là 6.044,4 tấn/năm. Tuy nhiên, sản lượng các loài có giá trị kinh tế cao như: mực, ghẹ, cá mú, cá hường… đối với tàu lưới kéo, hay cá ngừ, cá hố đối với tàu lưới vây thì lại thấp. Nói cách khác, nguồn lợi cá kinh tế nói riêng và nguồn lợi thủy sản nói chung đều có xu hướng giảm hoặc ổn định thấp. Riêng một loài có xu hướng tăng