Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu tìm hiểu về rủi ro trong nghề khai thác thủy sản xa bờ ở tỉnh bến tre (Trang 29)

Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngày càng được các cấp lãnh đạo quan tâm, các ngành liên quan hỗ trợ và nhân dân đồng tình ủng hộ, bước đầu đã lập lại kỷ cương nghề cá ở địa phương.

Đã xây dựng được hệ thống tổ chức tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản với nhiều nội dung phong phú, chủ lực là đài truyền hình và hệ thống đài phát thanh, truyền thanh tuyến huyện, xã bắt đầu hoạt động đã thu được kết quả quan trọng, giúp người dân ngày càng ý thức hơn và tự giác tham gia ngày càng nhiều hơn vào công tác bảo vệ nguồn lợi.

Tuy nhiên hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tỉnh vẫn còn một số mặt tồn tại như sau:

- Việc quản lí các phương tiện nghề cá chưa được triệt để, số lượng tàu cá hoạt động ven bờ chưa quản lí được vẫn còn khá lớn. Mặc dù thời gian qua tỉnh, ngành đã chủ trương cho đăng kí khối tàu này để quản lí. Nhiều phương tiện giải bản, hư hỏng, mất không được khai báo ảnh hưởng đến việc thống kê, xác định số lượng/công suất tàu thuyền. Các phương tiện đóng mới đều tự phát và chưa kiểm tra hết, ảnh hưởng đến việc quản lí phát triển cơ cấu nghề.

- Công tác thanh tra, bảo vệ nguồn lợi thủy sản mới chỉ tập trung ở ven bờ, cửa sông chưa vươn được ra khơi do thiếu phương tiện và các trang thiết bị cần thiết. Công tác thanh tra đã được tăng cường và đẩy mạnh, nhưng việc hoạt động của nghề cấm (xung điện, hoá chất độc, lưới mùng,…) hiện vẫn còn nhiều. Điều này cũng dễ hiểu vì những ngư dân làm nghề này kinh tế quá khó khăn, không có khả năng chuyển đổi nghề khác.

- Trình độ dân trí nghề cá của ngư dân vùng ven biển cò thấp, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và chấp hành các quy định về công tác bảo vệ nguồn lợi. Hiện trạng trang thiết bị cho Chi cục BVNL tỉnh Bến Tre chưa theo kịp sự phát triển của lưc lượng khai thác.

- Công tác BVNL thủy sản chưa được coi là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn dân, việc quản lí cộng đồng theo ngư dân nghề cá chưa có chính sách rõ ràng.

30

- Cần tăng cường kinh phí hỗ trợ để tăng cường công tác khuyến ngư trên biển, chuyển đổi nghề cho các hộ nghèo và phòng chống thiên tai trong khai thác thủy sản.Cần có chính sách đãi ngộ với lực lượng trực tiếp tham gia và có công trong thanh tra và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

−Tổ chức lao động khai thác thủy sản Bến Tre

−Hoạt động khai thác thủy sản do hộ gia đình đảm nhiệm chính.

−Chưa có bộ phận quản lí thủy sản tương xứng ở các huyện, thị có nghề cá tập trung.

−Chất lượng, trình độ lao động khai thác, cơ khí còn thấp giống như tình trạng phát triển chung của tỉnh.

Tình hình thực hiện các dự án khai thác hải sản xa bờ

Trong 5 năm 1997–2001 thực hiện chương trình KTHSXB–QĐ393/TTg, tỉnh Bến Tre đã được Trung ương phân bổ 89.109 triệu đồng để đóng mới 54 tàu KTHSXB, trong đó có 40 tàu lưới vây kết hợp ánh sáng, 2 tàu lưới rê khơi, 7 tàu lưới kéo đơn, 5 tàu lưới kéo đôi (tàu chính) và cải hoán 2 tàu phụ của lưới kéo đôi. Tính đến cuối năm 2001 tấc cả 54 tàu đều đưa vào sản xuất. Bình quân 10,8 chiếc/năm, vốn đóng mới bình quân của một tàu 1.650,17 triệu đồng/ tàu. Năm 1991 đóng mới nhiều nhất 21 tàu với tổng số tiền 34 tỉ đồng (1.619 triệu đồng/tàu).

Mẫu tàu dân sự chọn kết hợp với thiết kế mẫu do Bộ thủy sản ban hành. Tàu vỏ gỗ, có 2 tầu lắp máy mới với hiệu Volvo-Penta công suất 380cv, còn lại đa số lắp máy đã qua sử dụng gồm các loại Yanmar, Mitsubishi, Caterpillar (trong các năm 1997– 1998). Từ năm 1999 đến nay đều trang bị máy mới theo hướng dẫn của bộ Thủy Sản. Công nghệ bảo quản hải sản khai thác được chủ yếu là ướp đá.

Từ năm 1998 đến nay đã tổ chức các lớp học và cấp được 1.205 bằng thuyền trưởng, máy trưởng (850 bằng tàu hạng nhỏ, 355 bằng hạng 5).

Tình hình trả nợ vốn vay đóng tàu như sau: Tổng số tiền trả nợ vay: 3.649 triệu đồng. Nợ gốc 2.047 triệu đồng (28%) kế hoạch. Riêng công ty Lâm sản được đầu tư 26.334 triệu đồng để đóng mới 14 tàu đã trả hết nợ gốc và lãi theo quy định. Tình hình thực hiện các dự án về khai thác, hậu cần dịch vụ khai thác ở Bến Tre Các hạn mục công trình được thực hiện đến năm 2000 bao gồm: dự án An Thủy– Ba Tri, trụ đèn hải đăng Ba Tri và Bình Đại. Hệ thống phao dẫn luồng ở cửa sông Hàm Luông, tàu kiểm ngư, tàu đánh bắt xa bờ, vốn khắc phục hậu quả cơn bão số 5 tháng 11/1997. Tổng vốn lũy kế phân bổ 181.492 triệu đồng đạt 94%.

31

Tổng các loại vốn do ngân sách nhà nước cấp là 10.059 triệu đồng chiếm 6% tổng tiền vốn đã đầu tư, rất thấp so với nhu cầu phát triển sản xuất của một tỉnh nghèo như Bến Tre.

Chương 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian, địa điểm và giới hạn của đề tài nghiên cứu

−Tháng 02/2006: lược khảo tài liệu và xây dựng đề cương nghiên cứu.

−Từ tháng 03/2006 đến tháng 04/2006: thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp.

−Từ tháng 04/2006 đến tháng 07/2006: nhập và xử lý số liệu, viết và trình bày báo cáo.

− Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành tại cảng cá An Thủy huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

−Giới hạn c ủa đề tài nghiên cứu: Do điều kiện về nhân lực, thời gian và kinh phí thực hiện hạn chế nên đề tài chỉ thực hiện khảo sát trên 2 nghề khai thác chính (lưới kéo và lưới vây).Vì vậy các kết quả và nhận định cũng như đề xuất không tránh được một số thiếu sót.

32

33

Hình 3.1 Vị trí các cảng cá và bến cá ở tỉnh Bến Tre

(Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản & Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng, Dự án Đánh giá nguồn lợi thủy sinh vật biển Việt Nam II năm 2005).

Bình Thắng

An Thủy

34

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Thông tin đã thu thập Thông tin đã thu thập

Thông tin thứ cấp: tổng hợp từ các báo cáo của các cơ quan ban ngành ở địa phương trong địa bàn nghiên cứu và các nghiên cứu có liên quan tới khai thác thủy sản xa bờ.

Thông tin sơ cấp: Trực tiếp phỏng vấn chủ phương tiện khai thác thủy sản tại địa bàn nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi (xem phụ lục 10).

Phương pháp đã áp dụng để thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp: liên hệ với các cơ quan, ban ngành ở địa bàn nghiên cứu và thu thập thông tin thứ cấp, dựa vào các báo cáo hàng năm của tỉnh, liên hệ tại địa phương nhận thông tin, số liệu trong những năm gần đây.

Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp 66 hộ khai thác thủy sản thuộc 2 nghề lưới kéo và lưới vây ở huyện Ba Tri xác định đuợc thành phần giống loài, mùa vụ và sản lượng, chi phí, thu nhập và các vấn đề cơ bản liên quan tới 2 nghề này.

3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Dùng bảng câu hỏi phỏng vấn 66 hộ khai thác ở huyện Ba Tri, sử dụng phương pháp định ngạch theo vùng trọng điểm, phương tiện khai thác mang tính đại diện… Mã hóa và nhập số liệu: số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Excell và SPSS for Windows.

Phân tích số liệu bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp sau:

−Thống kê mô tả.

−Thống kê so sánh.

−Phân tích tương quan (đơn, đa biến) và xét khuynh hướng biến động.

−Phân tích ma trận SWOT.

3.3 Các chỉ số tài chính dùng trong quá trình nghiên cứu

Tổng chi phí (TC): là tổng các khoản đầu tư mà hộ khai thác thủy sản bỏ ra trong khai thác để có được thu nhập đạt được.

Năng suất: Sản lượng trung bình trên một đơn vị công suất trên năm.

Tổng thu nhập (R): là toàn bộ số tiền thu được từ khai thác thủy sản trên năm

35

Lợi nhuận (LN): là khoản tiền thu nhập còn lại sau khi trừ các khoản mục chi phí bỏ ra trong khai thác của chủ hộ trên năm.

Hiệu quả chi phí: R/TC = Tổng thu nhập/tổng chi phí. Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư, chủ hộ khai thác sẽ thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập trên năm.

36

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thông tin chung về hộ khai thác thủy sản xa bờ

4.1.1 Tuổi và giới tính của chủ hộ

Tuổi tác và giới tính đối với ngư dân được xem là thước đo kinh nghiệm nghề nghiệp của họ, đồng thời cũng là dự báo về khả năng phát triển nghề khai thác của hộ khai thác thủy sản (KTTS) và sự phát triển nghề cá trong tương lai.

Qua khảo sát thực tế 66 hộ khai thác thủy sản trên địa bàn huyện Ba Tri kết quả được trình bày trong Bảng 4.1.

Bảng 4.1: Phân nhóm tuổi của chủ hộ khai thác xa bờ theo loại nghề

Loại nghề Phân nhóm tuổi Giới tính

<30 30-49 >49 Nữ Nam Lưới kéo n1 9 24 1 5 29 % 26,5 70,5 2,9 15,0 85,0 Lưới vây n2 3 25 4 3 29 % 9,4 78,1 12,5 9,0 91,0 Tổng N 12 49 5 8 58 % 17,9 51,1 7,7 12,0 88,0

Độ tuổi từ 30-49 đối với cả hai loại nghề đều chiếm tỷ lệ rất cao: 70.5% đối với nghề lưới kéo và 78.1% đối với nghề lưới vây. Điều này rất thuận lợi cho khả năng tiếp nhận và chuyển giao công nghệ khai thác cũng như sức khỏe trong các hoạt động có liên quan. Với chủ sở hữu hoạt động KTTS thì nam giới vẫn chiếm ưu thế hơn nữ giới, với 85% đối với nghề lưới kéo và tăng lên 91% đối với nghề lưới vây.

4.1.2 Chuyên môn và số năm kinh nghiệm trong khai thác thủy sản xa bờ

Trong tổng số 66 hộ phỏng vấn được thì 47% có kinh nghiệm về khai thác xa bờ hơn 10 năm (chi tiết xem phụ lục 6). Chứng tỏ nghề KTTS đã tồn tại lâu đời và là nghề chính, nghề truyền thống của ngư dân vùng sông nước Ba Tri. Hơn thế nữa kinh nghiệm khai thác xa bờ càng nhiều càng giúp người dân tránh được những rủi ro thường gặp nhất trong nghề nghiệp của họ. Nhưng đôi khi chính những kinh

37

nghiệm thấm sâu này lại gây khó khăn cho ngư dân trong quá trình phát triển của khoa học-công nghệ.

Dựa vào Bảng 4.2 đánh giá chuyên môn của các hộ khảo sát ta thấy: 55.9% hộ khai thác nghề lưới kéo dựa vào kinh nghiệm tự đúc kết của mình hoặc học hỏi lẫn nhau áp dụng vào khai thác. Thực tế cho thấy tỷ lệ số hộ có kinh nghiệm lâu năm (>10 năm) chiếm gần một nửa trong tổng số hộ khảo sát (47%), chỉ có 11.8% có bằng trung cấp. Tương đương con số đó đối với nghề lưới vây nhưng nổi bật ở đây là tỷ lệ lớn 44% trong tổng số hộ khai thác nghề này được tập huấn ngắn hạn để có những kiến thức cơ bản nhất thay thế những bằng cấp mà họ cho rằng không cần thiết hoặc cũng cần thiết nhưng việc học hành đối với họ là một vấn đề hết sức khó khăn. Con số đáng chú ý ở loại hình lưới vây là không có ai có bằng trung cấp. Dù sao việc tham dự những lớp tập huấn ngắn hạn không nhiều thì ít cũng giúp cho ngư dân giảm thiểu rủi ro tạo điều kiện tăng hiệu quả khai thác và ổn định đời sống…

Bảng 4.2: Chuyên môn và kinh nghiệm của các chủ hộ khai thác xa bờ Loại nghề Chuyên môn Kinh nghiệm KTXB Kinh nghiệm Tập huấn ngắn hạn Trung cấp >10 (năm) n1 19 11 4 14 Lưới kéo % 55,9 32,4 11,8 41 n2 18 14 0 17 Lưới vây % 56 44 0 53 Tổng N 37 25 4 31 % 56,0 38,1 5,9 47 4.1.3 Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa của tổng số hộ điều tra được xếp ở mức trung bình và có sự chênh lệch giữa hai nghề nghiên cứu, nghề lưới kéo có 20.6% ngư dân có trình độ cấp 3, còn nghề lưới vây thì con số này là 0%. Trình độ từ lớp 5 đến lớp 9 chiếm đa số, với hơn 50% số hộ của mỗi nghề. Trình độ văn hóa cũng là yếu tố có liên quan đến khả năng tiếp nhận về khoa học và công nghệ thông tin trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

38 5.9 2.9 70.6 20.6 0 40.6 59.4 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Mù chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Tỷ lệ (%) Lưới kéo Lưới vây

Hình 4.1: Trình độ văn hóa của chủ hộ khai thác xa bờ

4.1.4 Nhân khẩu và lao dộng của hộ khai thác thủy sản xa bờ

Số lao động gia đình (LĐGĐ) tham gia khai thác thủy sản qua điều tra cho thấy 100% nữ giới không tham gia vào hoạt động này, ngược lại nam giới thì tham gia 100% đối với cả 2 loại nghề. Với những gia đình có ít nhân khẩu thì thu nhập này sẽ đủ bù lại những chi phí sinh hoạt nhưng với những gia đình ít người tham gia lao động nhưng chi phí cho sinh hoạt hằng ngày quá lớn thì sẽ gặp khó khăn trong việc ổn định đời sống của họ.

Dựa vào Bảng 4.3 ta thấy có sự chênh lệch khá rõ giữa 2 nghề: Lao động thuê tham gia KTTS ở nghề lưới vây đạt mức trung bình quá cao so với nghề còn lại (20,0 so với 4,71) nhưng số LĐGĐ tham gia khai thác thì lại thấp hơn 0,41 so với nghề lưới kéo. Mặt khác, do cơ cấu gia đình: nam 1- 3 người, nữ 1- 6

Bảng 4.3: Nhân khẩu và lao động của hộ khai thác xa bờ

Loại nghề Lưới kéo Lưới vây

TB TB

Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Số người trong gia

đình 2,82 (1- 5) 2,71 (1- 5) 5,53 2,16 (1- 3) 2,87 (1- 6) 5,03 Số LĐ gia đình 2 (1- 4) 1 3 1,41 (1- 2) 1 2,41 Số LĐGĐ tham gia KTTS 1,82 (1- 4) 0 1,82 1,41 (1- 2) 0 1,41 Số LĐ thuê tham gia KTTS 4,71 (2- 7) 0 4,71 20.0 (16- 24) 0 20

39

người nên nhìn chung thu nhập và chi phí của nghề lưới vây cũng tương đương và cũng đang gặp nhiều khó khăn như nghề lưới kéo.

4.1.5 Các hoạt động kinh tế của hộ khai thác thủy sản xa bờ

Kết quả trong Bảng 4.4 cho thấy nghề chính của 66 hộ được khảo sát và qua tìm hiểu thực tế thì nguồn thu nhập chủ lực của ngư dân ở địa bàn khảo sát không phải nghề nào khác hơn mà chính là khai thác thủy sản (98,2% tổng thu nhập). Điều này cũng thật dễ hiểu bởi lẽ nơi nghiên cứu là một huyện ven biển và nghề khai thác đã xuất hiện lâu đời. Chỉ khoảng 18% tổng thu nhập là từ các ngành nghề khác như: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Với trung bình thu nhập 892,1tr.đ/hộ/năm cho nghề lưới kéo và 1.497,9tr.đ/hộ/năm cho nghề lưới vây ta thấy hộ làm nghề lưới vây có tỷ trọng thu nhập từ khai thác cao hơn so với nghề lưới kéo. Đây có thể coi là lợi thế của các hộ khai thác nếu thu nhập của họ ổn định và đáp ứng được nhu cầu cuộc sống nhưng nếu với chỉ nguồn thu chính từ KTTS thì đời sống của họ phụ thuộc rất lớn vào biển cả.

Nhận thức được vấn đề này thời gian gần đây nhiều hộ KTTS đã tăng cường việc

Một phần của tài liệu tìm hiểu về rủi ro trong nghề khai thác thủy sản xa bờ ở tỉnh bến tre (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)