Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại cục thuế tp HCM (Trang 59)

Để kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi, ta sử dụng đồ thị phân tán của phần dư đã được chuẩn hóa (Standardized Residual) và giá trị dự báo đã được chuẩn hóa (Standardized predicted value). Hình 4.2 cho thấy các phần dư phân tán ngẫu nhiên quanh trục O (là quanh giá trị trung bình của phần dư)

trong một phạm vi không đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của phần dư không đổi.

Hình 4.2: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy 4.3.1.2 Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn

Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như sử dụng

sai mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ

nhiều để phân tích (Hoàng Trọng - Mộng Ngọc, 2008). Biểu đồ tần số (Histogram,

Q-Q plot, P-P plot) của các phần dư (đã được chuẩn hóa) được sử dụng để kiểm tra

giả định này.

Hình 4.4: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa

Kết quả từ biểu đồ tần số Histogram của phần dư cho thấy, phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình Mean lệch với 0 vì số quan sát khá lớn, độ lệch chuẩn Std. Dev = 0,988). Điều này có nghĩa là giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Kết quả từ biểu đồ tần số P-P plot cho thấy các điểm phân tán xung quanh được kỳ vọng. Cũng cho thấy giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi

phạm.

Kiểm định Durbin Watson = 1,992 (bảng 4.20) trong khoảng [1 < D < 3] nên không có hiện tượng tương quan của các phần dư (Hoàng Trọng – Mộng Ngọc, 2008).

4.3.1.3 Ma trận tương quan

Bảng 4.15: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập

Y ALuc KThuong TNhap DGia MTruong LDao PLoi

Y 1,000 ,610 ,503 ,093 ,600 ,590 ,165 ,499 ALuc ,610 1,000 ,388 -,005 ,508 ,445 ,035 ,321 KThuong ,503 ,388 1,000 ,000 ,464 ,342 -,011 ,290 TNhap ,093 -,005 ,000 1,000 -,032 -,060 ,084 -,093 DGia ,600 ,508 ,464 -,032 1,000 ,462 -,011 ,323 MTruong ,590 ,445 ,342 -,060 ,462 1,000 -,063 ,438 LDao ,165 ,035 -,011 ,084 -,011 -,063 1,000 -,057 PLoi ,499 ,321 ,290 -,093 ,323 ,438 -,057 1,000 Y ,000 ,000 ,054 ,000 ,000 ,002 ,000 ALuc ,000 ,000 ,466 ,000 ,000 ,274 ,000 KThuong ,000 ,000 ,500 ,000 ,000 ,425 ,000 TNhap ,054 ,466 ,500 ,293 ,151 ,074 ,055 DGia ,000 ,000 ,000 ,293 ,000 ,424 ,000 MTruong ,000 ,000 ,000 ,151 ,000 ,140 ,000 LDao ,002 ,274 ,425 ,074 ,424 ,140 ,162 PLoi ,000 ,000 ,000 ,055 ,000 ,000 ,162 Y 299 299 299 299 299 299 299 299 ALuc 299 299 299 299 299 299 299 299 KThuong 299 299 299 299 299 299 299 299 TNhap 299 299 299 299 299 299 299 299 DGia 299 299 299 299 299 299 299 299 MTruong 299 299 299 299 299 299 299 299 LDao 299 299 299 299 299 299 299 299 PLoi 299 299 299 299 299 299 299 299

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 3

Bảng ma trận tương quan cho thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập

ALuc, KThuong, TNhap, DGia, MTruong, Ldao, PLoi với biến phụ thuộc Y khá

cao và tương quan cùng chiều.

Hệ số tương quan của biến phụ thuộc với từng biến độc lập dao động từ 0,093 đến 0,610 (mức tương quan yếu đến tương quan khá mạnh). Trên thực tế, với mức ý nghĩa 1%, giả thuyết hệ số tương quan của tổng thể bằng 0 bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là trong tổng thể, tồn tại mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ

thuộc Y với các biến độc lập ALuc, KThuong, TNhap, DGia, MTruong, Ldao, PLoi.

4.3.2 Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Bảng 4.16: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

THÔNG SỐ MÔ HÌNH hình Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2 - hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng

Thống kê thay đổi

Hệ số Durbin Watson Hệ số R2 sau khi đổi Hệ số F khi đổi Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 Hệ số Sig. F sau khi đổi 1 ,812a ,659 ,651 ,27837 ,659 80,339 7 291 ,000 1,992

Biến độc lập: PLoi, LDao, TNhap, KThuong, ALuc, MTruong, DGia Biến phụ thuộc: Y

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 3

Bảng 4.16 cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0,812 > 0,5, do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.

Ngoài ra, giá trị hệ số R2 là 0,659, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã

xây dựng phù hợp với dữ liệu 65,9%. Nói cách khác, 65,9% động lực làm việc của công chức tại Cục thuế TP.HCM là do mô hình hồi quy giải thích. Các phần còn lại là do sai số và các nhân tố khác. (Hoàng Trọng - Mộng Ngọc, 2008)

Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

Kiểm định F về tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Điều này cho chúng ta biết biến phụ thuộc có tương quan tuyến tính với toàn bộ biến độc

Bảng 4.17: Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến lần 2

ANOVAb Mô hình Tổng bình

phương Bậc tự do Trung bình bình phương F Sig.

Hồi quy 43,580 7 6,226 80,339 ,000b

Phần dư 22,550 291 ,077

Tổng 66,130 298

a Biến độc lập: PLoi, LDao, TNhap, KThuong, ALuc, MTruong, DGia b Biến phụ thuộc: Y

Nguồn:Phân tích dữ liệu – phụ lục 3

Nhận thấy giá trị Sig. rất nhỏ (< 0,05) nên bác bỏ giả thuyết H0. Điều này có

ý nghĩa là các biến độc lập trong mô hình có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc, tức là sự kết hợp của các biến độc lập có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc.

4.3.3 Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

Nghiên cứu thực hiện chạy hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp đưa vào một lượt (phương pháp Enter), trong đó:

- Y: biến phụ thuộc. Thang đo của nhân tố này từ 1 đến 5 (1: Hoàn toàn không

đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý). Biến Y gồm 3 biến quan sát là: TDLC1, TDLC2, TDLC3.

- X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7 là các biến độc lập theo thứ tự sau: Công việc

áp lực và thách thức, Chính sách khen thưởng và công nhận, Thu nhập, Đánh

giá thực hiện công việc, Môi trường làm việc, Lãnh đạo trực tiếp, Phúc lợi.

Bảng 4.18: Thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter

Mô hình

Hệ số chưa

chuẩn hóa chuẩn hóa Hệ số

t Sig.

Thống kê đa cộng tuyến B Sai số

chuẩn Beta Tolerance Hệ số

Hệ số VIF

(Constant) -0,210 0,184 -1,138 0,256

KThuong 0,115 0,029 0,157 3,935 0,000 0,735 1,361 TNhap 0,107 0,031 0,121 3,510 0,001 0,983 1,017 DGia 0,178 0,035 0,222 5,071 0,000 0,611 1,636 MTruong 0,183 0,032 0,246 5,790 0,000 0,651 1,536 LDao 0,120 0,023 0,178 5,143 0,000 0,983 1,017 PLoi 0,153 0,028 0,214 5,480 0,000 0,766 1,305

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 3

Trong bảng 4.15, khi xét tstat và tα/2 của các biến để đo độ tin cậy thì các

biến độc lập ALuc, KThuong, TNhap, DGia, MTruong, Ldao, PLoi đều đạt yêu cầu

do tstat > tα/2(7, 291)= 1,9681 (nhỏ nhất là 3,510) và các giá trị Sig. thể hiện độ tin cậy

khá cao, đều < 0,05 (lớn nhất là 0,001). Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 10 (lớn nhất là 1,636) và hệ số Tolerance đều > 0,5 (nhỏ nhất là 0,611) cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra (Hoàng Trọng - Mộng Ngọc, 2008). Mặt khác, mức ý nghĩa kiểm định 2 phía giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc đều thỏa điều kiện (Sig. 2-tailed = 0,000 < 0,05).

4.3.4 Đánh giá mức độ quan trọng trong các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại Cục thuế TP.HCM làm việc của công chức tại Cục thuế TP.HCM

4.3.4.1 Đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố

Căn cứ vào bảng 4.14, từ thông số thống kê trong mô hình hồi quy, phương

trình hồi quy tuyến tính đa biến của các nhân tố quyết định động lực làm việc của

công chức tại Cục thuế TP.HCMnhư sau:

Y = 0,253*X1 + 0,157*X2 + 0,121*X3 + 0,222*X4 + 0,246*X5 + 0,178*X6 + 0,214*X7

Hay

Động lực làm việc của công chức tại Cục thuế TP.HCM = 0,253*Công việc áp lực và thách thức + 0,157*Chính sách khen thưởng và công nhận + 0,121*Thu nhập + 0,222*Đánh giá thực hiện công việc + 0,246*Môi trường làm việc + 0,178*Lãnh đạo trực tiếp + 0,214*Phúc lợi

Như vậy, cả 7 nhân tố: ALuc, KThuong, TNhap, DGia, MTruong, Ldao,

thuế TP.HCM. Tức là khi ALuc, KThuong, TNhap, DGia, MTruong, LDao, PLoi càng cao thì động lực làm việc của công chức tại Cục thuế TP.HCM càng cao.

Trong 7 nhân tố này thì có ALuc, DGia, MTruong, PLoi là nhân tố có sự ảnh hưởng

đáng kể đến động lực làm việc của công chức tại Cục thuế TP.HCM. Nhân tố ALuc là quan trọng nhất trong mô hình hồi quy, thứ tự tiếp theo là Mtruong, DGia, PLoi,

Ldao, Kthuong, Tnhap. Như vậy, giả thuyết H1CT, H2CT, H3CT, H4CT, H5CT, H6CT và

H7CTcho mô hình nghiên cứu lý thuyết chính thức được chấp nhận.

Tóm lại, thông qua kết quả kiểm định mô hình lý thuyết chính thức mà cụ thể là kết quả hồi quy tuyến tính đa biến, ta có mô hình lý thuyết chính thức điều chỉnh như sau:

Hình 4.5: Mô hình lý thuyết chính thức điều chỉnh về động lực làm việc của công chức tại Cục thuế TP.HCM

4.3.4.2 Đánh giá về mức độ cảm nhận của công chức tại Cục thuế TP.HCM trong từng nhân tố

a. Nhân tố Công việc áp lực và thách thức

Chính sách khen thưởng và công nhận (0,157)

Động lực làm việc của công chức tại Cục thuế TP.HCM

Công việc áp lực và thách thức (0,253)

Đánh giá thực hiện công việc (0,222)

Môi trường làm việc (0.246)

Thu nhập (0,121)

Phúc lợi (0,214)

Bảng 4.19: Mức độ cảm nhận của công chức về nhân tố Công việc áp lực và thách thức

Biến quan sát Điểm trung bình Mức độ

ALuc1 3,5385 Khá

ALuc2 3,3177 Trung bình

ALuc4 3,4314 Khá

ALuc5 3,3545 Trung bình

Điểm trung bình nhân tố 3,4105 Khá

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 3

Nhân tố áp lực đứng vị trí thứ 2 trong bảng đánh giá với Mean = 3,4105

trong khi bảng phân tích hồi quy cho thấy nhân tố này có tác động mạnh thứ nhất

đến động lực làm việc của công chức tại Cục thuế TP.HCM. Sự chênh lệch này là

do công chức tại Cục thuế TP.HCM đánh giá cao về sự đồng ý của mình đối với vấn

đề áp lực.

Các biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động từ 3,3177

đến 3,5385 và ở mức trung bình, trong đó biến quan sát ALuc1: Công việc của

anh/chị rất nhiều áp lực và ALuc4: Công việc của anh/chị có nhiều thách thức

được đánh giá tốt. Điều này hết sức cần thiết vì nó sẽ giúp cho Cục thuế TP.HCM tiếp tục phát huy ưu thế đặc biệt này.

b. Nhân tố Chính sách khen thưởng và công nhận

Bảng 4.20: Mức độ cảm nhận của công chức về nhân tố Chính sách khen thưởng và công nhận

Biến quan sát Điểm trung bình Mức độ

KThuong1 3,0167 Trung bình

KThuong2 3,1639 Trung bình

KThuong3 3,2575 Trung bình

KThuong4 3,0468 Trung bình

Điểm trung bình nhân tố 3,1212 Trung bình

Nhân tố Chính sách khen thưởng đứng vị trí thứ 6 trong bảng đánh giá với

Mean = 3,1212 trong khi bảng phân tích hồi quy cho thấy nhân tố này cũng tác

động mạnh thứ sáu đến động lực làm việc của công chức tại Cục thuế TP.HCM. Sự bằng nhau này là do công chức tại Cục thuế TP.HCM đánh giá cao về sự đồng ý của mình đối với vấn đề chính sách khen thưởng và công nhận.

Các biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động từ 3,0167

đến 3,2575 và ở mức trung bình, trong đó biến quan sát KThuong3: Lãnh đạo

phòng và cơ quan đơn vị đánh giá đúng năng lực của anh/chị. Điều này hết sức cần

thiết vì nó sẽ giúp cho Cục thuế TP.HCM tiếp tục phát huy ưu thế đặc biệt này.

c. Nhân tố Thu nhập

Bảng 4.21: Mức độ cảm nhận của công chức về nhân tố Thu nhập Biến quan sát Điểm trung bình Mức độ

TNhap1 3,9833 Khá

TNhap2 3,7525 Khá

TNhap3 3,7993 Khá

TNhap4 3,7157 Khá

TNhap5 3,6321 Khá

Điểm trung bình nhân tố 3,7766 Khá

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 3

Nhân tố Thu nhập đứng vị trí thứ nhất trong bảng đánh giá với Mean =

3,7766 trong khi bảng phân tích hồi quy cho thấy nhân tố này có tác động cuối cùng

đến động lực làm việc của công chức tại Cục thuế TP.HCM. Sự chênh lệch này là

do công chức tại Cục thuế TP.HCM đánh giá cao về sự đồng ý của mình đối với vấn

đề thu nhập.

Các biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động từ 3,6321

đến 3,9833 và ở mức khá, trong đó biến quan sát TNhap1: Thu nhập hiện tại từ

công việc ở cơ quan đơn vị là phù hợp với năng lực làm việc của anh/chị. Điều này là hết sức cần thiết vì nó sẽ giúp cho Cục thuế TP.HCM tiếp tục phát huy ưu thế đặc biệt này.

d. Nhân tố Đánh giá thực hiện công việc

Bảng 4.22: Mức độ cảm nhận của công chức về nhân tố Đánh giá thực hiện công việc

Biến quan sát Điểm trung bình Mức độ

DGia1 3,3378 Trung bình

DGia3 3,2508 Trung bình

DGia4 3,1104 Trung bình

DGia5 3,2441 Trung bình

Điểm trung bình nhân tố 3,2358 Trung bình

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 3

Nhân tố Đánh giá thực hiện công việc đứng vị trí thứ 5 trong bảng đánh giá với Mean = 3,2358 trong khi bảng phân tích hồi quy cho thấy nhân tố này cũng có tác động mạnh thứ hai đến động lực làm việc của công chức tại Cục thuế TP.HCM. Điều này được giải thích trên cơ sở là hiện nay, công chức tại Cục thuế TP.HCM vẫn khá lo ngại về quá trình thực hiện công việc của mình.

Các biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động từ 3,1104 đến 3,3378 và ở mức trung bình khá, trong đó mức độ cao nhất thuộc biến quan sát

DGia1: Tiêu chí đánh giá luôn rõ ràng và phù hợp với đặc điểm từng loại công

việc. Điều này hợp lý vì công chức tại Cục thuế TP.HCM đánh giá mức độ đánh giá thực hiện công việc dựa vào việc đòi hỏi chính xác cao.

e. Nhân tố Môi trường làm việc

Bảng 4.23: Mức độ cảm nhận của công chức về nhân tố Môi trường làm việc Biến quan sát Điểm trung bình Mức độ

MTruong2 2,9833 Trung bình

MTruong3 3,0167 Trung bình

MTruong4 3,1739 Trung bình

MTruong5 3,1271 Trung bình

Điểm trung bình nhân tố 3,0753 Trung bình

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 3

Nhân tố Môi trường làm việc đứng vị trí thứ 7 trong bảng đánh giá với

mạnh thứ ba đến động lực làm việc của công chức tại Cục thuế TP.HCM. Sự khác biệt trong thứ hạng này chỉ ra được thực tế là công chức tại Cục thuế TP.HCM khá quan tâm đến nhân tố Môi trường làm việc.

Các biến quan sát của nhóm này có mức độ cảm nhận dao động từ 2,9833 đến 3,1739 và ở mức trung bình, trong đó mức độ cao nhất thuộc biến quan sát

MTruong4: Điều kiện nơi làm việc sạch sẽ, thoáng mát. Điều này hợp lý vì công chức tại Cục thuế TP.HCM đánh giá nhân tố Môi trường làm việc chủ yếu dựa vào nơi làm việc khang trang, sạch sẽ, thoáng mát.

f. Nhân tố Lãnh đạo trực tiếp

Bảng 4.24: Mức độ cảm nhận của công chức về nhân tố Lãnh đạo trực tiếp Biến quan sát Điểm trung bình Mức độ

LDao2 3,4047 Khá

LDao3 3,2943 Trung bình

LDao4 3,4515 Khá

LDao5 3,4047 Khá

Điểm trung bình nhân tố 3,3888 Trung bình

Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại cục thuế tp HCM (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)