THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại cục thuế tp HCM (Trang 34 - 36)

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm: (1) Nghiên cứu định tính và (2) Nghiên cứu định lượng. Đối tượng nghiên cứu

là các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại Cục thuế

TP.HCM.

3.1.1.1 Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính nhằm khám phá và hình thành các biến quan sát dùng

để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách tìm hiểu các mô hình nghiên cứu nước ngoài như mô hình 10 yếu tố tạo động

lực của Kenneth S. Kovach (1987), Simons & Enz (1995), Wong, Siu, Tsang

(1999) và các công trình trong nước như công trình nghiên cứu của Lê Thị Thùy

Uyên (2007), Lê Thị Bích Phụng (2011), Lê Quang Hùng (2015).

Những mô hình nói trên là cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài. Từ trước đến nay chưa có đề tài tương tự nào được thực hiện nghiên cứu cho việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại Cục thuế TP.HCM. Cụ thể, đề tài nghiên cứu đã xây dựng mô hình nghiên cứu gồm

08 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại Cục thuế TP.HCM.

Để tăng thêm tính chặt chẽ và thực tế, tác giả đã xin cơ quan được tổ chức buổi thảo luận nhóm với các thành phần tham gia buổi thảo luận gồm 20 Lãnh đạo,

và công chức các phòng.

Phương pháp thực hiện thảo luận nhóm:

Gửi thư mời và thông báo nội dung thảo luận đến các lãnh đạo và công chức

tham dự tại đơn vị. Trong buổi thảo luận, tác giả trình bày những nội dung mang

tính gợi mở để các thành viên cùng trao đổi, chia sẽ ý kiến (Tham khảo phụ lục số

1). Tổng kết các ý kiến trong buổi thảo luận và đã thống nhất xây dựng lại mô hình

nghiên cứu gồm 07 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại Cục thuế TP.HCM. Trong đó, với nhân tố thăng tiến phần lớn các công chức ít quan tâm, bởi vì khi được tuyển dụng ở một ngạch công chức thì phải công tác theo chức danh tuyển dụng. Bên cạnh đó, phải hội đủ các điều kiện theo quy định và được đưa vào diện quy hoạch cán bộ.

Hình 3.1: Mô hình lý thuyết (sau khi thảo luận nhóm) về động lực làm việc của công chức tại Cục thuế TP.HCM.

Lãnh đạo trực tiếp Thu nhập

Phúc lợi

Môi trường làm việc Công việc áp lực và thách thức Chính sách khen thưởng và công nhận

Đánh giá thực hiện công việc

Động lực làm việc của công chức tại Cục thuế TP.HCM

3.1.1.2 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp công chức tại Cục thuế TP.HCM.

Mục đích của việc sử dụng phương pháp định lượng:

- Đánh giá mức độ chính xác của thang đo trong nghiên cứu chính thức.

- Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng nghiên cứu định

lượng.

- Kiểm tra có sự khác biệt hay không về động lực làm việc của công chức tại

Cục thuế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại cục thuế tp HCM (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)