8. Những chữ viết tắt trong đề tài
5.6.2. Mức độ đánh giá Bloom
Mức độ đánh giá (Lập ma trận câu hỏi theo 6 mức đánh giá Bloom) Mức độ
Nội dung Biết Hiểu Vận dụng cấp thấp Vận dụng cấp cao Tổng
Bài 1:Tán sắc ánh sáng. 1 0.4 2 0.8 1 0.4 4 1.6 Bài 2: Nhiễu xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng. 2 0.8 1 0.4 1 0.4 2 0.8 6 2.4
Bài 3: Khoảng vân. Bước sóng và màu sắc ánh sáng. 2 0.8 1 0.4 1 0.4 2 0.8 6 2.4
Bài 4: Máy quang phổ, các loại quang phổ. 1 0.4 1 0.4 1 0.4 3 1.2
Bài 5: Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại. 1 0.4 1 0.4 1 0.4 3 1.2
Bài 6: Tia X. Thuyết điện từ ánh sáng. Thang sóng điện từ. 1 0.4 1 0.4 1 0.4 3 1.2 TỔNG 8 3.2 7 2.8 6 2.4 4 1.6 25 10.0 5.6.3. Đề kiểm tra 1 tiết (45 phút)
Nội dung đề kiểm tra
Câu 1: Ánh sáng có tần số lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, lam, chàm, tím là ánh sáng
A. tím B. đỏ C. lam D. chàm
Câu 2: Trong thí nghiệm giao thoa với khe Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phân cách chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,45 𝜇𝑚. Khoảng vân giao thoa trên màn bằng
A. 0,2mm B. 0,5mm C. 0,6mm D. 0,9mm
Câu 3: Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có
A. màu tím và tần số f. B. màu cam và có tần số 1,5f. C. màu cam có tần số f. D. màu tím và tần số 1,5f. Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất?
A. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vệt sáng có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông.
49
B. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vệt sáng có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông.
C. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vệt sáng có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông góc.
D. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vệt sáng có nhiều màu khi chiếu vuông góc và có màu trắng khi chiếu xiên.
Câu 5. Hiện tượng nhiễu xạ và giao thoa ánh sáng chứng tỏ ánh sáng
A. Có tính chất hạt. B. là sóng dọc. C. có tính chất sóng. D. luôn truyền thẳng. Câu 6: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đối với hai khe Y-âng, khi chiếu bức xạ 1
Thì đoạn MN=20nm của màn hứng vân đếm được 10 vân tối M, N đều là vân sáng. Khi
chiếu bức xạ 2 1
3 5
biết M vẫn là vị trí của vân giao thoa thì kết luận nào sau đây là đúng.
A. M vẫn là vị trí của vân sáng và số vân tối trên khoảng MN là 6. B. M vẫn là vị trí của vân sáng và số vân tối trên khoảng MN là 5. C. M là vị trí của vân tối và số vân tối trên khoảng MN là 6.
D. M vẫn là vị trí của vân sáng và số vân sáng trên khoảng MN là 6.
Câu 7: Khoảng cách I giữa hai vân sáng, hoặc hai vân tối liên tiếp trong hệ giao thoa, ở thí nghiệm hai khe Y-âng, được tính theo công thức nào sau đây?
A. D a i B. a D i C. aD i D. aD i
Câu 8: Nguyên tắc hoạt đông của máy quang phổ lăng kính dựa trên hiện tượng
A. phản xạ ánh sáng. B. tán sắc ánh sáng. C. giao thoa ánh sáng. D. khúc xạ ánh sáng Câu 9: Ánh sáng đơn sắc có tần số 5.1014Hz truyền trong chân không với bước sóng 600 nm. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường trong suốt ứng với ánh sáng này là 1,52. Tần số của ánh sáng trên khi truyền trong môi trường trong suất này
A. nhỏ hơn 5.1014Hz còn bước sóng bằng 600 nm. B. lớn hơn 5.1014Hz còn bước sóng nhỏ hơn 600 nm. C. vẫn bằng 5.1014Hz còn bước sóng nhỏ hơn 600 nm. D. vẫn bằng 5.1014Hz còn bước sóng lớn hơn 600 nm.
Câu 10: Sóng điện từ có tần số nào sau đây có thể ứng dụng trong truyền hình qua vệ tinh?
A. 6.108MHz B. 5.106Hz C.2.105Hz D.1,5.107kHz
Câu 11: Trong thí nghiệm giao thao Y-âng với ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát D=2m, hai khe hẹp cách nhau 0,8mm, bước sóng ánh sáng làm thí nghiệm =0,5 𝜇𝑚.Gọi M và N là hai điểm trên màn quan sát nằm khác phía đối với vân sáng trung tâm, cách vân sáng trung tâm lần lượt 2mm và 12mm. Số vân sáng và số vân tối quan sát được trên đoạn MN là:
A. 11 vân sáng, 12 vân tối B. 11 vân sáng, 10 vân tối C. 12 vân sáng, 11 vân tối D. 11 vân sáng, 11 vân tối
50
Câu 12: Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc màu lam ta quan sát được hệ vân giao thoa trên màn hình. Nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và các điều kiện khác của thí nghiệm được giữ nguyên thì
A. khoảng vân không thay đổi B. khoảng vân giảm xuống C. vị trí vân trung tâm thay đổi D. khoảng vân tăng lên Câu 13: Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
B. Các vật có nhiệt độ trên 20000C chỉ phát ra tia hồng ngoại. C. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím. D. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt. Câu 14: Khi cho một tia sáng đi từ nước có chiết suất n1 =4
3 vào một môt trường trong suất nào đó, người ta nhận thấy vận tốc truyền của ánh sáng bị giảm đi một lượng
v=108m/s. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này bằng bao nhiêu? A. 1,5 mm B. 1.2 mm C. 1 mm D. 2 mm
Câu 15: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng S1 và S2 là a=1,56mm, khoảng cách từ S1, S2 đến màn quan sát là D=1,24m. Đo được khoảng cách giữa 12 vân sáng liên tiếp là 5,21mm. Bước sóng ánh sáng đã dùng trong thí nghiệm là: A. 6m 10 . 596 , 0 B. 0,596m C. 0,596.106mm D. 0,596mm
Câu 16: Có bốn bức xạ: ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia X, tia 𝛾. Các bức xạ này được sắp xếp theo thứ tự bước sóng tăng dần là:
A. tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia 𝛾, tia hồng ngoại. B. tia 𝛾, tia X, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy. C. tia 𝛾, tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại. D. tia 𝛾, ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia hồng ngoại.
Câu 17: Để thông tin liên lạc giữa các phi hành gia trên vũ trụ với trạm điều hành dưới mặt đất, người ta sử dụng sóng vô tuyến có bước sóng trong khoảng
A. 100-1km. B. 1000-100m. C.100-10m. D. 10-0.01m. Câu 18: Tính chất quan trọng nhất của tia Rơnghen để phân biệt nó với tia tử ngoại và tia hồng ngoại là
A. gây ion hóa các chất khí. B. làm phát quang nhiều chất. C. khả năng đâm xuyên lớn. D. tác dụng mạnh lên kính ảnh.
Câu 19: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng 720nm và bức xạ màu lục có bước sóng (có giá trị trong khoảng từ 500nm đến 575nm). Trên màn quan sát, giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 8 vân sáng màu lục. Giá trị của là:
A. 500nm. B.520nm. C.540nm. D.560nm.
Câu 20: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc ban đầu khoảng cách giữa màn và mặt phẳng 2 khe là D, nếu di chuyển màn một lượng D thì tại một điểm M trên màn quan sát được vân sáng bậc k và 4k. Khi giảm khoảng cách giữa màn quan sát và mặt phẳng hai khe xuống bằng 4/5 khoảng cách ban đầu thì tại M quan sát được vân gì?
51
Câu 21: Trong thí nghiệm giao thoa với khe Y-âng, khoảng cách giữa hai khe sáng 2mm, khoảng cách khe sáng tới màn bằng 3m. Khi chiếu sáng các khe bằng một nguồn sáng đơn sắc người ta đo được khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân sáng trung tâm bằng 4,5mm. Tính bước sóng ánh sáng.
A. 0,4𝜇𝑚 B. 0,5𝜇𝑚 C. 0,6𝜇𝑚 D. 0,7𝜇𝑚
Câu 22. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng khe hẹp S được chiếu đồng thời hai ánh sáng có bước sóng tương ứng 10,4m;2 0,6m . Trong khoảng giữa vân sáng bậc 5 của bức xạ 1 và vân sáng bậc 7 của bức xạ 2nằm ở phía so với vân trung tâm có bao nhiêu vị trí có màu là tổng hợp của hai bức xạ trên:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 23: Biết bước sóng nhỏ nhất của bức xạ tia X phát ra từ ống tia X là 0,09375 𝜇𝑚. Hiệu điện thế giữa anốt và catốt có giá trị là:
A. 7,5V B. 13,25V C.7,5.104V D. 5,25KV
Câu 24: Thực hiện giao thoa ánh sáng với hai khe Y-âng, trên màn (E) quan sát có khoảng vân i. Di chuyển màn ảnh (E) ra xa them 40cm thì khoảng vân tăng thêm 20%. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát lúc đầu là
A. 1,5m. B. 2,4m. C.2,0m. D.1,8m.
Câu 25: Ánh sáng từ hai nguồn kết hợp có bước sóng 1500nm đến một cái màn tại một điểm mà hiệu đường đi hai nguồn sáng là d=0,75𝜇𝑚. Tại điểm này quan sát được gì nếu thay ánh sáng trên bằng ánh sáng có bước sóng 2 750nm?
A. Cả hai trường hợp đều quan sát thấy cực tiểu.
B. Từ cực đại của một màu chuyển thành cực đại của một màu khác. C. Từ cực đại giao thoa chuyển thành cực tiểu giao thoa.
D. Từ cực tiểu giao thoa chuyển thành cực đại giao thoa. Đáp án
Câu 1: A Câu 2: D Câu 3: B Câu 4: C Câu 5: C
Câu 6: A Câu 7: B Câu 8: B Câu 9: C Câu 10: D
Câu 11: A Câu 12: B Câu 13: B Câu 14: A Câu 15: B
Câu 16: C Câu 17: D Câu 18: C Câu 19: D Câu 20: C
Câu 21: C Câu 22: C Câu 23: B Câu 24: C Câu 25: D 5.6.4. Kết quả kiểm tra
Vì TTSP em không được phân công dạy lớp 12 nên em chưa có điều kiện áp dụng đề kiểm tra vào thực tiễn.
52
KẾT LUẬN
Trong công cuộc vận động và phát triển toàn diện của xã hội cũng như khoa học kỹ thuật thì cuộc cách mạng đổi mới trong giáo dục phổ thông như một bước tiến tất yếu. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động sáng tạo của HS; phát triển tư duy và trí tuệ cho HS; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. Giữa rất nhiều định hướng thiết thực của phương pháp dạy học tích cực em đã chọn cho mình hướng nghiên cứu là bồi dưỡng năng lực tự học cho HS, để hoàn thiện hơn nữa sự hiểu biết của bản thân về vấn đề bồi dưỡng năng lực tự học cho HS, tạo một nền tảng sơ khai về PPDH tích cực theo đường lối đổi mới của giáo dục hiện đại, một hành trang vô cùng quan trọng cho người giáo viên Vật lí trong tương lai.
Qua việc nghiên cứu đề tài em xin điểm lại những nội dung em đã đạt được:
- Em đã nghiên cứu lý thuyết về con đường nhận thức, các mức độ nhận thức, các phương pháp dạy học tích cực.
- Em đã nghiên cứu quy trình soạn giáo án và đã thấy được tầm quan trọng của từng bước trong quy trình, cách thực hiện các quy trình.
- Em đã vận dụng lý thuyết để nghiên cứu soạn giáo án các bài Chương 6. Sóng ánh sáng, Vật lí 12 nâng cao.
- Em đã nghiên cứu được các biện pháp góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho HS. - Hiểu được tầm quan trọng của GV trong việc bồi dưỡng năng lực tự học cho HS. Bên cạnh những thành công của đề tài thì vẫn còn nhiều hạn chế cụ thể như:
- Do trong quá trình TTSP em không được giảng dạy lớp 12 nên đề tài luận văn này chỉ thực hiện trên cơ sở lý thuyết, chưa được áp dụng, kiểm tra, đánh giá trên thực tiễn dạy học ở trường THPT nên có thể nói tính thuyết phục là không cao.
- Vì trong thực tế ở trường phổ thông những khó khăn từ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sự chênh lệch giữa trình độ HS…sẽ dẫn đến nhiều sự khác biệt so với cơ sở lý thuyết mà đề tài luận văn đã đưa ra và đây cũng là những nhược điểm của đề tài cần được khắc phục khi cọ sát với thực tế giảng dạy sau này.
Đây là đề tài mà em rất tâm đắc, chắc chắn trong tương lai khi về trường phổ thông em sẽ nghiên cứu sâu hơn và vận dụng nó vào trong giảng dạy.
53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lương Duyên Bình,… Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGKVật lí 10. Bộ GDĐT. NXB giáo dục. 2006.
[2] Đặng Mai Khanh, Bài giảng Tâm lí học XH và giao tiếp XH. ĐH Cần Thơ.2002. [3] Lương Duyên Bình, Nguyễn Hải Châu,… Tài liệu BDGV thực hiện CT, SGK Vật lí
11. Bộ GD – ĐT. NXBGD. 2007.
[4] Nguyễn Thế Khôi, Nguyễn Phúc Thuần,…Vật lí 11 nâng cao. NXB giáo dục.2007. [5] Lê Phước Lộc, Trần Quốc Tuấn,… Lý luận dạy học Vật lí ở THPT. ĐH Cần
Thơ.2004.
[6] Nguyễn Trọng Sửu, Nguyễn Hải Châu,… Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK Vật lí 12. Bộ GD- ĐT.2008.
[7] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lí ở Trường THPT. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1999.
[8] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế. Phương pháp dạy học Vật lí ở Trường THPT. NXB Đại học Sư phạm. 2002.
[9] Phạm Hữu Tòng. Lý luận dạy học Vật lí ở Trường THPT. NXB giáo dục. 2001. [10] Phạm Hữu Tòng. Dạy học Vật lí ở THPT theo định hướng phát triển hoạt động tích
cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học. NXB ĐH Sư phạm. 2004.
[11] Phạm Hữu Tòng. Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học Vật lí. Bài giảng chuyên đề cao học. Đại học Sư phạm-Đại học quốc gia Hà Nội. 1995.
[12] Phạm Hữu Tòng. Hình thành kiến thức, kỹ năng phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học Vật lí. NXB giáo dục. 1996.
[13] Trần Quốc Tuấn. Bài giảng Phân tích chương trình Vật lí THPT. Đại học Cần Thơ. 2007.
[14] Trần Quốc Tuấn. Bài giảng Lí luận dạy học Vật lí ở THPT. ĐHCT 2007. [15] Trần Quốc Tuấn. Chuyên đề PPDH Vật lí NC. ĐH Cần Thơ. 2004.
[16] Phạm Quý Tư… Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK Vật lí 10 nâng cao. Bộ GD-ĐT. 2006.
[17] Hội nghị tập huấn Phương pháp dạy học Vật lí THPT, Bộ GD-ĐT. Hà Nội 10/2000. [18] Sách giáo khoa Vật lí 12 cơ bản và nâng cao. NXB Giáo Dục.
PHỤ LỤC
Bài 1. TÁN SẮC ÁNH SÁNG I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Mô tả và giải thích được hiện tượng tán sắc ánh sáng.