Những nội dung của việc soạn giáo án

Một phần của tài liệu áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực khi giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vl12 nc, nhằm bồi dưỡng học sinh năng lực tự học (Trang 51)

8. Những chữ viết tắt trong đề tài

4.2.2. Những nội dung của việc soạn giáo án

 Xác định rõ ràng, cụ thể mục tiêu bài học:

+ Cần đổi mới việc xác định mục tiêu bài học, từ việc viết mục tiêu giảng dạy (điều GV phải đạt được) sang viết mục tiêu bài học (điều HS phải đạt được sau khi học bài học đó). Mục tiêu bài học luôn được diễn đạt theo người học.

+ Mục tiêu bài học phải chỉ rõ mức độ HS đạt được sau bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ đủ để làm cơ sở đánh giá chất lượng và hiệu quả của bài học. Mục tiêu bài học phải đặc biệt chú ý tới nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức, phù hợp với nội dung bài học.

+ Mục tiêu bài học phải chỉ ra những hành vi mà HS phải thể hiện ra khi học một kiến thức cụ thể. Vì vậy một mục tiêu bài học được bắt đầu bằng các động từ hành động (nêu được, xác định được, quan sát, đo được,…). Khi viết mục tiêu bài học, GV cần tham khảo chuẩn kiến thức và kĩ năng ở các chủ đề trong chương trình THPT môn Vật lí.

 Xác định nội dung kiến thức của bài học: cần xác định những nội dung này thuộc kiến thức nào (khái niệm về sự vật, hiện tượng, quá trình Vật lí; khái niệm về đại lượng Vật lí; định luật, quy tắc, nguyên lí cơ bản; thuyết; ứng dụng kĩ thuật của Vật lí), bao gồm những kết luận nào?

 Xác định công việc chuẩn bị của GV và HS, các PP giảng dạy cần sử dụng.

 Thiết kế tiến trình xây dựng từng kiến thức trong bài học: để thiết kế tiến trình xây dựng từng kiến thức trong bài học, GV cần xác định kiến thức, cần xây dựng được diễn đạt như thế nào, là câu trả lời cho câu hỏi nào? Giải pháp nào giúp trả lời được câu hỏi này?

 Soạn thảo tiến trình hoạt động DH cụ thể.

 Xác định nội dung tóm tắt trình bày bảng.

 Soạn nội dung bài học về nhà.

Một số hình thức trình bày giáo án

- Viết hệ thống các hoạt động theo thứ tự từ trên xuống dưới.

- Viết hệ thống các hoạt động theo 2 cột: hoạt đông của GV và hoạt động của HS.

Các nhóm bài học theo trình tự soạn giáo án

- Nhóm 1: Hoạt động nhằm kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển sang bài mới.

45

- Nhóm 2: Hoạt động nhằm hướng dẫn, phát hiện tình huống, đặt và nêu vấn đề.

- Nhóm 3: Hoạt động nhằm để HS tự tìm kiếm, khám phá, phát hiện, thử nghiệm, quy nạp, suy diễn, để tìm ra kết quả, giải quyết vấn đề.

- Nhóm 4: Tiếp tục củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng để vận dụng vào giải bài tập và áp dụng vào cuộc sống.

4.2.3. Một số hoạt động phổ biến trong một tiết học

Theo quan điểm mới về việc DH, vai trò chính yếu của GV là tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập của HS ở trên lớp, bao gồm việc nghiên cứu chương trình, SGK, và tài liệu tham khảo để xác định mục tiêu dạy học, lựa chọn kiến thức cơ bản, dự kiến các cách thức tạo nhu cầu kiến thức HS, xác định các hình thức tổ chức dạy học và các phương pháp, PTDH thích hợp, xác định hình thức củng cố, vận dụng tri thức đã học ở bài học vào việc tiếp nhận kiến thức mới hoặc vận dụng vào trong thực tế cuộc sống. Hoạt động học của HS rất đa dạng, dựa theo cấu trúc khái quát của tiến trình giải quyết các vấn đề có tính khoa học ta có thể chia thành các hoạt động sau:

Hoạt động: Kiểm tra kiến thức cũ

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

- Tái hiện kiến thức trả lời câu hỏi của GV. - Nhận xét câu trả lời của bạn

- Đặt vấn đề, nêu câu hỏi.

- Gợi ý trả lời, nhận xét đánh giá.

Hoạt động: Tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

- Quan sát, theo dõi GV đặt vấn đề. - Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

- Tạo tình huống học tập. - Trao nhiệm vụ học tập.

Hoạt động: Thu thập thông tin

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

- Nghe GV giảng. Nghe bạn phát biểu. - Đọc và tìm hiểu một số vấn đề trong SGK.

- Tìm hiểu bảng số liệu.

- Quan sát hiện tượng tự nhiên hoặc trong thí nghiệm.

- Làm thí nghiệm, lấy số liệu…

- Tổ chức hướng dẫn. - Yêu cầu HS hoạt động.

- Giới thiệu nội dung tóm tắt, tài liệu cần tìm hiểu.

- Giảng sơ lược nếu cần thiết. - Làm thí nghiệm biểu diễn.

- Giới thiệu, hướng dẫn cách làm thí nghiệm, lấy số liệu.

- Chủ động về thời gian.

Hoạt động: Xử lí thông tin

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

- Thảo luận theo nhóm hay làm việc cá nhân.

- Tìm hiểu các thông tin liên quan.

- Lập bảng, vẽ đồ thị… nhận xét về tính quy luật của hiện tượng.

- Trả lời các câu hỏi của GV.

- Rút ra nhận xét hay kết luận từ những thông tin thu được.

- Đánh giá nhận xét, kết luận của HS. - Đàm thoại gợi mở, chất vấn HS.

- Hướng dẫn HS cách lập bảng, vẽ đồ thị và rút ra nhận xét, kết luận.

- Tổ chức trao đổi trong nhóm, lớp. - Tổ chức hợp tác hóa kết luận. - Hợp thức về thời gian.

46

Hoạt động: Truyền đạt thông tin

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

- Trả lời câu hỏi. - Giải thích các vấn đề.

- Trình bày ý kiến, nhận xét, kết luận. - Báo cáo kết quả.

- Gợi ý hệ thống câu hỏi, cách trình bày vấn đề.

- Gợi ý nhận xét, kết luận bằng lời hoặc bằng hình vẽ.

- Hướng dẫn mẫu báo cáo.

Hoạt động: Củng cố bài học

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm - Vận dụng vào thực tiễn.

- Ghi chép những kết luận cơ bản. - Giải bài tập.

- Nêu câu hỏi, tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm.

- Hướng dẫn trả lời. - Ra bài tập vận dụng.

- Đánh giá, nhận xét giờ dạy.

Hoạt động:Hướng dẫn học tập ở nhà

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

- Ghi câu hỏi, bài tập về nhà. - Ghi những chuẩn bị cho bài sau.

- Nêu câu hỏi, bài tập về nhà.

- Dặn dò, yêu cầu HS chuẩn bị bài sau.

4.2.4. Cấu trúc của giáo án soạn theo các hoạt động học tập

Tên bài: ………. Tiết: ………theo phân phối chương trình.

A. Mục tiêu (chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ) 1. Kiến thức

2. Kĩ năng 3. Thái độ

B. Chuẩn bị (thiết bị dạy học, phiếu học tập, các phương tiện dạy học…) 1. GV

2. HS

3. Gợi ý ứng dụng CNTT và các PTDH hiện đại.

C. Tổ chức các hoạt động học tập

Hoạt động 1 (… phút): Kiểm tra bài cũ (nếu cần) Hoạt động 2 (… phút): Đơn vị, kiến thức kĩ năng 1 Hoạt động 3 (… phút): Đơn vị, kiến thức kĩ năng 2 Hoạt động i (… phút): Đơn vị, kiến thức kĩ năng i Hoạt động n-1 (… phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động n (… phút): Hướng dẫn về nhà.

D. Rút kinh nghiệm

Ghi những nhận xét của GV sau khi dạy xong. ([6], Tr55)

4.3. Thiết kế giáo án một số bài học trong chương 6. Sóng ánh sáng, Vật lí 12NC 4.3.1. Bài 1. Tán sắc ánh sáng

4.3.2. Bài 2. Nhiễu xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng 4.3.3. Bài 3. Máy quang phổ. Các loại quang phổ 4.3.3. Bài 3. Máy quang phổ. Các loại quang phổ 4.3.4. Bài 4. Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại

47

Chương 5. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 5.1. Mục đích

Đưa giáo án soạn theo hướng bồi dưỡng học sinh năng lực tự học vào giảng dạy thực tế. Căn cứ vào kết quả của việc giảng dạy:

- Kiểm tra sự đóng góp của đề tài nghiên cứu vào PPDH tích cực.

- Thấy được những trong thiếu sót trong thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh năng lực tự học.

5.2. Nội dung thực nghiệm

Dạy 5 bài của chương 6. Sóng ánh sáng, Vật lí 12 NC theo giáo án đã soạn giảng theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh và sẽ đánh giá kết quả thực nghiệm dựa trên mức đánh giá (theo Bloom) của câu hỏi trong đề kiểm tra.

5.3. Đối tượng thực nghiệm

Chọn một lớp để tiến hành giảng dạy thực nghiệm.

5.4. Kế hoạch giảng dạy

Thực hiện giảng dạy các tiết được phân công.

5.5. Tiến trình thực hiện các bài học

Theo giáo án đã soạn.

5.6. Kết quả thực nghiệm 5.6.1. Thiết kế đề kiểm tra 1 tiết 5.6.1. Thiết kế đề kiểm tra 1 tiết

CÁC BƯỚC LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 6 VL 12 NC

Bước 1: Xác định trọng số điểm cho từng nội dung kiến thức. Bài 1:Tán sắc ánh sáng. (1,6 điểm).

Bài 2:Nhiễu xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng. (2,4 điểm).

Bài 3: Khoảng vân. Bước sóng và màu sắc ánh sáng. (2,4 điểm).

Bài 4: Máy quang phổ, các loại quang phổ. (1,2 điểm).

Bài 5: Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại. (1,2 điểm).

Bài 6: Tia X. Thuyết điện từ ánh sáng. Thang sóng điện từ. (1,2 điểm).

Bước 2: Xác định điểm cho từng mức độ nhận thức. - Biết: 3.2 điểm. - Hiểu: 2.8 điểm.

- Vận dụng cấp thấp: 2.4 điểm. - Vận dụng cấp cao: 1.6 điểm.

Bước 3: Xác định điểm cho từng hình thức câu hỏi. - Trắc nghiệm: 10 đ. Tự luận: 0 đ.

Bước 4: Xác định số câu hỏi.

- Trắc nghiệm: 25 câu, mỗi câu 0.4 đ.

48

5.6.2. Mức độ đánh giá Bloom

Mức độ đánh giá (Lập ma trận câu hỏi theo 6 mức đánh giá Bloom) Mức độ

Nội dung Biết Hiểu Vận dụng cấp thấp Vận dụng cấp cao Tổng

Bài 1:Tán sắc ánh sáng. 1 0.4 2 0.8 1 0.4 4 1.6 Bài 2: Nhiễu xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng. 2 0.8 1 0.4 1 0.4 2 0.8 6 2.4

Bài 3: Khoảng vân. Bước sóng và màu sắc ánh sáng. 2 0.8 1 0.4 1 0.4 2 0.8 6 2.4

Bài 4: Máy quang phổ, các loại quang phổ. 1 0.4 1 0.4 1 0.4 3 1.2

Bài 5: Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại. 1 0.4 1 0.4 1 0.4 3 1.2

Bài 6: Tia X. Thuyết điện từ ánh sáng. Thang sóng điện từ. 1 0.4 1 0.4 1 0.4 3 1.2 TỔNG 8 3.2 7 2.8 6 2.4 4 1.6 25 10.0 5.6.3. Đề kiểm tra 1 tiết (45 phút)

Nội dung đề kiểm tra

Câu 1: Ánh sáng có tần số lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, lam, chàm, tím là ánh sáng

A. tím B. đỏ C. lam D. chàm

Câu 2: Trong thí nghiệm giao thoa với khe Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phân cách chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,45 𝜇𝑚. Khoảng vân giao thoa trên màn bằng

A. 0,2mm B. 0,5mm C. 0,6mm D. 0,9mm

Câu 3: Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có

A. màu tím và tần số f. B. màu cam và có tần số 1,5f. C. màu cam có tần số f. D. màu tím và tần số 1,5f. Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất?

A. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vệt sáng có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông.

49

B. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vệt sáng có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông.

C. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vệt sáng có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông góc.

D. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vệt sáng có nhiều màu khi chiếu vuông góc và có màu trắng khi chiếu xiên.

Câu 5. Hiện tượng nhiễu xạ và giao thoa ánh sáng chứng tỏ ánh sáng

A. Có tính chất hạt. B. là sóng dọc. C. có tính chất sóng. D. luôn truyền thẳng. Câu 6: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đối với hai khe Y-âng, khi chiếu bức xạ 1

Thì đoạn MN=20nm của màn hứng vân đếm được 10 vân tối M, N đều là vân sáng. Khi

chiếu bức xạ 2 1

3 5

  biết M vẫn là vị trí của vân giao thoa thì kết luận nào sau đây là đúng.

A. M vẫn là vị trí của vân sáng và số vân tối trên khoảng MN là 6. B. M vẫn là vị trí của vân sáng và số vân tối trên khoảng MN là 5. C. M là vị trí của vân tối và số vân tối trên khoảng MN là 6.

D. M vẫn là vị trí của vân sáng và số vân sáng trên khoảng MN là 6.

Câu 7: Khoảng cách I giữa hai vân sáng, hoặc hai vân tối liên tiếp trong hệ giao thoa, ở thí nghiệm hai khe Y-âng, được tính theo công thức nào sau đây?

A. D a i   B. a D i   C.  aD i D. aD i  

Câu 8: Nguyên tắc hoạt đông của máy quang phổ lăng kính dựa trên hiện tượng

A. phản xạ ánh sáng. B. tán sắc ánh sáng. C. giao thoa ánh sáng. D. khúc xạ ánh sáng Câu 9: Ánh sáng đơn sắc có tần số 5.1014Hz truyền trong chân không với bước sóng 600 nm. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường trong suốt ứng với ánh sáng này là 1,52. Tần số của ánh sáng trên khi truyền trong môi trường trong suất này

A. nhỏ hơn 5.1014Hz còn bước sóng bằng 600 nm. B. lớn hơn 5.1014Hz còn bước sóng nhỏ hơn 600 nm. C. vẫn bằng 5.1014Hz còn bước sóng nhỏ hơn 600 nm. D. vẫn bằng 5.1014Hz còn bước sóng lớn hơn 600 nm.

Câu 10: Sóng điện từ có tần số nào sau đây có thể ứng dụng trong truyền hình qua vệ tinh?

A. 6.108MHz B. 5.106Hz C.2.105Hz D.1,5.107kHz

Câu 11: Trong thí nghiệm giao thao Y-âng với ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát D=2m, hai khe hẹp cách nhau 0,8mm, bước sóng ánh sáng làm thí nghiệm =0,5 𝜇𝑚.Gọi M và N là hai điểm trên màn quan sát nằm khác phía đối với vân sáng trung tâm, cách vân sáng trung tâm lần lượt 2mm và 12mm. Số vân sáng và số vân tối quan sát được trên đoạn MN là:

A. 11 vân sáng, 12 vân tối B. 11 vân sáng, 10 vân tối C. 12 vân sáng, 11 vân tối D. 11 vân sáng, 11 vân tối

50

Câu 12: Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc màu lam ta quan sát được hệ vân giao thoa trên màn hình. Nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và các điều kiện khác của thí nghiệm được giữ nguyên thì

A. khoảng vân không thay đổi B. khoảng vân giảm xuống C. vị trí vân trung tâm thay đổi D. khoảng vân tăng lên Câu 13: Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.

B. Các vật có nhiệt độ trên 20000C chỉ phát ra tia hồng ngoại. C. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím. D. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt. Câu 14: Khi cho một tia sáng đi từ nước có chiết suất n1 =4

3 vào một môt trường trong suất nào đó, người ta nhận thấy vận tốc truyền của ánh sáng bị giảm đi một lượng

Một phần của tài liệu áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực khi giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vl12 nc, nhằm bồi dưỡng học sinh năng lực tự học (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)