Phương pháp dạy học hợp tác (dạy học theo nhóm)

Một phần của tài liệu áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực khi giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vl12 nc, nhằm bồi dưỡng học sinh năng lực tự học (Trang 37)

8. Những chữ viết tắt trong đề tài

3.3. Phương pháp dạy học hợp tác (dạy học theo nhóm)

3.3.1. Khái niệm

Khái niệm

- Nhóm dài hạn: Nhóm này được thành lập cho mục đích nào đó, không phải trong lớp học, kéo dài thời gian trong ngày hoặc rải ra trong tuần.

- Nhóm đôi: Nhóm này thường có hai người, thường dùng trong học ngoại ngữ (trong lớp, ngoài lớp) để rèn luyện các kĩ năng nghe nói.

- Nhóm thảo luận (hoặc nhóm tạm thời): Tổ chức ngay trong lớp học để thảo luận, khám phá theo yêu cầu của GV.

Sự khác nhau giữa dạy học theo nhóm (hợp tác) và nhóm truyền thống

Nhóm truyền thống Nhóm hợp tác

- Kết quả phụ thuộc chủ yếu vào nhóm trưởng.

- HS kém không có cơ hội làm việc như HS khá.

- Không phải cá nhân nào cũng chịu

- Kết quả phụ thuộc chủ yếu vào tính tích cực của mỗi cá nhân.

- Cơ hội làm việc của mỗi cá nhân như nhau.

31

trách nhiệm về kết quả chung của nhóm. - Không dạy kĩ năng hợp tác.

- Nhóm trưởng được thầy chỉ định. - Thầy để các nhóm tự hoạt động.

- Mỗi cá nhân chịu trách nhiệm về kết quả chung của cả nhóm mình.

- Có dạy các kĩ năng hợp tác. - Mỗi cá nhân có một nhiệm vụ. - Thầy tổ chức, quan sát, có đánh giá.

Ưu việt của học theo nhóm hợp tác

- Làm việc hợp tác là phong cách làm việc của thời đại. - Nguyên tắc học bằng hành động.

- Sự giúp đỡ lẫn nhau xen kẽ với sự bổ sung những “lỗ hổng” cho nhau. - Mọi HS đều làm việc thực sự và tích cực, đều có cơ hội làm việc như nhau. - Không khí học tập sinh động (thảo luận, thay đổi nhóm…).

- HS có thể tự học hỏi kiến thức từ các bạn cùng nhóm, giúp ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

- Các kiểu nhóm có tác dụng và ưu việt chung nhưng mỗi kiểu cũng có tác dụng riêng theo ý đồ của GV.

- Giảm lượng nói của thầy.

Một số kiểu nội dung bài học có thể tổ chức học hợp tác

 Thảo luận để đánh giá một qui trình làm việc

Kiến thức qui trình thường được cấu trúc thành các bước hoặc các giai đoạn. Để HS theo dõi tốt và tự nhận thức qui trình, có thể ra nhiệm vụ cho các nhóm trao đổi. Ví dụ, để biểu diễn một bài thí nghiệm GV sẽ tuần tự thực hiện 6 bước, GV chuẩn bị trước các bản photo để phát cho các nhóm trước khi làm thí nghiệm và dặn HS cách làm việc nhóm sau khi kết thúc thí nghiệm.

 Trao đổi trước giờ học

Một cuộc trao đổi đầu giờ học sẽ tạo cho HS một bầu không khí tâm lí thuận lợi trong suốt giờ học. Có nhiều cách mở đầu bài học để có bầu không khí như vậy, song cách này là 1 kiểu làm đặc biệt, với sự tham gia hào hứng của toàn thể HS.

- Có thể HS trao đổi bằng sự tái hiện kiến thức cũ để làm cơ sở cho bài mới. Cũng như vậy nhưng các nhóm HS đi tìm những ví dụ thực tế trong cuộc sống hằng ngày mà những ví dụ ấy sẽ là những ứng dụng cho bài học mới.

- Có thể cho HS biết chủ đề bài học mới, các nhóm sẽ đón nhận nội dung cụ thể sẽ học hôm nay, đề xuất những yêu cầu mà các em muốn biết có liên quan đến đề tài bài học…

Về hình thức, các nhóm có thể liệt kê theo yêu cầu, vẽ sơ đồ suy nghĩ, vẽ hình mà các em tưởng tượng. Sau đó các ap-phic sẽ được treo lên tường, lưu lại suốt buổi học để thầy sử dụng hoặc các em sẽ trình bày vào 1 lúc nào đó.

Trong cách làm này thì những HS yếu sẽ hăng hái tham gia bài học, đôi khi các em có những bổ sung cho những HS khá về kiến thức thực tế của mình, những suy nghĩ đặc biệt của mình.

 Tìm sự tương ứng

Với các nội dung này các nhóm sẽ trao đổi, so sánh các sự kiện, ngữ nghĩa để sắp xếp lại cho đúng logic hoặc nội dung môn học. Kiểu làm này rất hợp với các bài học ứng dụng, mở đầu bài học mới hoặc bài ôn tập.

32

 Phân loại, so sánh

Cũng làm như trên nhưng với nội dung phân loại. Việc làm này mang ý nghĩa tư duy cao hơn là tìm sự tương ứng bởi vì khi phân loại hoặc so sánh bao giờ cũng yêu cầu HS phân tích hoặc giải thích hoặc trình bày trước lớp với những lí lẽ của mình.

 Dùng sơ đồ để tóm tắt nội dung bài học hoặc tìm ra kiến thức mới

Muốn HS làm điều này thì trước hết phải cho các em học và luyện tập biểu diễn một phần kiến thức bằng sơ đồ. Các nội dung học cho cách thảo luận này là:

- Lập sơ đồ tóm tắt nội dung một chương, một phần hoặc một bài đã học. - Lập sơ đồ khái niệm.

- Lập sơ đồ tư duy.

- Cho sơ đồ cấu trúc một bài học với một số ô trống, HS đọc SGK rồi điền các nội dung vào các nội dung vào ô trống cho hợp lí.

3.3.2. Các kiểu học nhóm và cách tổ chức

Kiểu nhóm cố định

Nhóm cố định là nhóm được tổ chức cho HS ngồi gần nhau, giải quyết nhiệm vụ nhanh chóng trong vòng một vài phút, không cần xê dịch chỗ ngồi.

Kiểu nhóm này thuận tiện cho dạy học khám phá, lớp đông HS hoặc không có điều kiện xê dịch bàn ghế.

Cách tổ chức: 2, 3 thậm chí có thể 4 HS ngồi gần nhau, trên dưới…

Kiểu nhóm di động

Loại nhóm này cần xê dịch chỗ ngồi, gom lại thành từng nhóm, có thể 3 hoặc 4 hoặc đông hơn, tùy GV và hoàn cảnh lớp học.

Nhóm di động có thể giải quyết nhiệm vụ phức tạp hơn, lâu hơn và có cách chia nhóm đa dạng. Không khí lớp học được thay đổi hẳn khi chia và ghép nhóm. Có thể giữ nguyên nhóm từ đầu giờ đến cuối giờ.

Cách chia nhóm: tự chọn, xếp theo vần chữ cái, theo số thứ tự, theo màu sắc phát cho HS ngẫu nhiên…

Kiểu nhóm ghép 2 lần

Số thành viên trong nhóm bằng số vấn đề giải quyết cùng lúc. Mỗi nhóm giải quyết một vấn đề không trùng nhau.

Sau khi giải quyết xong vấn đề, ghép nhóm lần thứ 2, mỗi HS là một “đại sứ” cho nhóm mới, truyền đạt lại những gì mà nhóm cũ đã giải quyết.

Bài học sẽ được giải quyết trọn vẹn sau hai lần làm việc:

Lần 1: 11111 22222 33333 44444 55555 66666 Lần 2: 123456 123456 123456 123456 123456 123456

Tác dụng:

- HS giỏi không chiếm diễn đàn. - HS kém không ỷ lại.

- Tinh thần trách nhiệm (vai trò mỗi HS thật sự trong nhóm). - Rèn luyện lòng tự tin cho HS (khi làm việc ở nhóm sau).

Nhóm Kim tự tháp

Tổ chức:

- Lần 1: Cá nhân làm việc - Lần 2: Nhóm đôi

33

- Lần 3: Nhóm bốn - Lần 4: Nhóm tám - Lần 5: Kết quả chung Tác dụng:

- Thống nhất nội dung ôn tập, tổng kết - Lấy ví dụ vận dụng vào thực tế

- So sánh, đối chiếu sự giải thích một vấn đề đi đến thống nhất

Nhóm trà trộn

Tổ chức: HS đi tự do trong lớp tìm người thích hợp để trao đổi. Tác dụng:

- Kích thích sự nhận thức. - Lớp sinh động.

- Có cơ hội hỏi nhiều người (mà không ngại ngùng).

Nội dung làm việc: Tự kiểm tra bảng trả lời câu hỏi (không làm được thì hỏi bạn) để kiểm tra, xác minh kết quả của mình.

3.4. Phương pháp đọc sách3.4.1. Khái niệm 3.4.1. Khái niệm

Phương pháp làm việc với SGK là một phương pháp dạy học tích cực, thể hiện rõ lấy HS làm trung tâm mà trong đó vai trò chỉ đạo của người thầy là thật cần thiết. Người thầy hướng dẫn HS của mình tự khai thác nội dung của bài học hoặc nội dung của một phần nào đó trong bài học hoặc GV có thể cho HS tự nghiên cứu bài học đó ở nhà bằng việc yêu cầu HS về soạn bài trước hoặc đặt ra một số câu hỏi cho HS giải quyết và sẽ cho kết luận vào tiết sau.

Ở đây bước đầu tiên là HS làm việc với SGK, khi các em đã quen cách học này, thầy có thể cho các em làm việc với tài liệu ngoài SGK.

3.4.2.Các hình thức tổ chức phương pháp đọc sách

a/ Chuẩn bị ở nhà

Đây chính là hình thức HS tự đọc SGK đơn giản nhất. Theo đó, HS luôn được đọc bài trước ở nhà. Lâu nay hình thức này cũng được nhiều GV sử dụng song chưa được định hướng hay chưa có biện pháp rõ ràng. Nếu tổ chức tốt, hình thức này sẽ tập cho HS làm quen với việc tự nghiên cứu tài liệu viết, làm cơ sở tốt cho việc tiếp tục thực hiện phương pháp này theo các hình thức tiếp theo.

Điều cần chú ý ở đây là : bước đầu tiên chỉ nên cho HS đọc bài trước nhưng chỉ đọc kĩ một đoạn ngắn nào đó mà thôi (không nên cho đọc cả bài) và trả lời (viết ra tập chuẩn bị bài) hoặc một số câu hỏi cho trước. Câu hỏi cần được thầy soạn kĩ, có yêu cầu tư duy, có hướng đích rõ ràng để HS hiểu toàn đoạn ấy.

Bài chuẩn bị sẽ được GV sử dụng trên lớp như: kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà, giảng nhanh đoạn đã chuẩn bị, cập nhật, mở rộng thêm kiến thức.

Hình thức chuẩn bị ở nhà còn có thể làm một số việc khác như:

+ Lí giải một định nghĩa, một kết luận trong bài học: muốn làm điều này, các em phải đọc trước đoạn bài học để đi đến định nghĩa.

+ Lí giải một hình vẽ trong SGK, bài sắp học.

34

b/ Nghiên cứu SGK tại lớp

Đặc điểm của hình thức này là có sự ràng buộc của thời gian không như hình thức chuẩn bị ở nhà. Vì vậy, nên chọn bài nào, đoạn nào để HS đọc SGK cần cân nhắc kĩ. Cần tập cho HS ở từng mức độ trong việc thực hiện phương pháp này tại lớp.

- Mức độ 1:(thực hiện một giai đoạn) chọn một đoạn đơn giản để thực hiện.

- Mức độ 2:(thực hiện cả bài) chọn bài dễ, nội dung không phân tán ra nhiều vấn đề, không có nhiều khái niệm hoặc nhiều ví dụ khó hiểu. Tăng dần độ khó của bài học.

Trong hình thức này, mức độ thực hiện với sự khó, dễ chỉ là tương đối do thầy định liệu theo trình độ thực tế của HS. Tuy nhiên, sự khó dễ còn tùy thuộc vào hệ thống câu hỏi đưa ra, hay nói khác đi, còn tùy thuộc vào yêu cầu của thầy đối với sự làm việc của trò. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc “tăng dần mức độ khó” khi sử dụng phương pháp làm việc với SGK. Cho nên để HS có thể làm việc tốt trên lớp, GV cần yêu cầu HS đọc bài trước ở nhà (chỉ đọc không cần soạn như hình thức 1). Trên lớp thầy trò làm việc như nhau bằng hệ thống câu hỏi.

Để chuẩn bị cho hình thức học tập này, cần chú ý những yêu cầu chung như sau: - Đảm bảo thời gian trên lớp.

- Các câu hỏi và chỉ dẫn phải đảm bảo liên kết thành hệ thống để HS “đi từng bước” đến điểm cuối cùng.

c/ Học sinh làm việc với sơ đồ

- HS luyện tập tư duy trên tổng thể nội dung một bài học, có cái nhìn tổng quát để tìm thấy cấu trúc logic của bài học đó.

- Nếu sử dụng hình thức này tốt thì nó giống như một trò chơi xen kẽ với các phương pháp khác (diễn giảng, thí nghiệm, vấn đáp…).

- Giáo viên có thể sử dụng overhead để tiến hành thực hiện “trò chơi” như trên. - Tuy nhiên thực hiện hình thức này không đơn giản. Trước tiên, người GV phải có khả năng phân tích chính xác nội dung một bài học. Công việc chuẩn bị của GV là:

+ Lập sơ đồ cấu trúc nội dung rõ ràng. + Xác định trọng tâm.

+ Những kiến thức hoặc những nội dung thành phần thì để trống, HS sẽ điền vào các ô đó bằng những từ ngữ thích hợp.

3.4.3. Qui trình thực hiện cho phương pháp đọc sách

- Chọn nội dung bài (hoặc đoạn bài học) trong SGK. - Chọn hình thức tổ chức dạy học theo PPĐS.

- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, lời hướng dẫn (hoặc sơ đồ cấu trúc nội dung nếu sử dụng hình thức thứ ba).

3.5. Phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí3.5.1. Phương pháp thực nghiệm trong sáng tạo Vật lí 3.5.1. Phương pháp thực nghiệm trong sáng tạo Vật lí

Để có thể khái quát hóa các sự kiện thực tế và xây dựng các giả thuyết khoa học về hiện tượng nghiên cứu, nhà khoa học phải tổ chức và tiến hành thí nghiệm để khảo sát hiện tượng trong những điều kiện xác định và dựa trên kết quả của thí nghiệm đó để thu được những tài liệu thực tế làm cơ sở xuất phát cho sự hoàn thành giả thuyết. Để kiểm tra sự đúng đắn của các kết luận lý thuyết thu được nhờ sự suy luận logic từ mô hình giả thuyết (và cũng là để kiểm tra sự đúng đắn của chính bản thân giả thuyết) lại phải tiến hành thí nghiệm để có thể đối chiếu lại kết quả của thí nghiệm với những thí nghiệm như thế gọi là phương pháp thực nghiệm.

35

Vậy, phương pháp thực nghiệm là một phương pháp nhận thức khoa học được thực hiện khi nhà nghiên cứu tìm tòi xây dựng phương án và tiến hành thí nghiệm, nhằm dựa trên kết quả của thí nghiệm để xác lập giả thuyết hoặc kiểm tra một giả thuyết nào đó. Quá trình nhận thức này đòi hỏi tư duy sáng tạo. Khi áp dụng phương pháp thực nghiệm nhà nghiên cứu phải tìm tòi thiết kế phương án thí nghiệm. Trong việc đề xuất phương án thí nghiệm để có thể kiểm tra giả thuyết đã nêu ra hoặc cho phép thu được những thông tin cần thiết cho việc xác lập giả thuyết, tư duy sáng tạo có vai trò quan trọng.

3.5.2. Các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí

Để giúp HS có thể bằng hoạt động của bản thân mình mà có thể tái tạo, chiếm lĩnh các KT VL thì tốt nhất là GV phỏng theo PP thực nghiệm của các nhà khoa học mà tổ chức cho HS hoạt động theo các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: GV mô tả một hoàn cảnh thực tiễn hay biểu diễn một vài TN và yêu cầu các em dự đoán diễn biến của hiện tượng, tìm nguyên nhân hoặc xác lập một mối quan hệ nào đó, tóm lại là nêu lên một câu hỏi mà HS chưa biết câu trả lời, cần phài suy nghĩ, tìm tòi mới trả lời được.

- Giaiđoạn 2: GV hướng dẫn, gợi ý cho HS xây dựng một câu trả lời dự đoán ban đầu, dựa vào sự quan sát tỉ mỉ, kĩ lưỡng, vào kinh nghiệm của bản thân, và những KT đã có…(ta gọi là xây dựng giả thuyết). Những dự đoán này có thể còn thô sơ, có vẻ hợp lí nhưng chưa chắc chắn.

- Giai đoạn 3: Từ giả thuyết dùng suy luận logic hay suy luận toán học suy ra một hệ quả: dự đoán một hiện tượng trong thực tiễn, một mối liên hệ giữa các đại lượng VL.

- Giai đoạn 4: Xây dựng và thực hiện một phương án TN để kiểm tra xem hệ quả dự đoán trên có phù hợp với kết quả thực nghiệm hay không. Nếu phù hợp thì giả thuyết trên trở thành chân lí, nếu không phù hợp thì phải xây dựng giả thuyết mới.

- Giai đoạn 5: Ứng dụng KT, HS vận dụng KT để giải thích hay dự đoán một số hiện tượng trong thực tiễn, để nghiên cứu các thiết bị kĩ thuật. Thông qua đó, sẽ đi tới giới hạn của KT và xuất hiện mâu thuẫn nhận thức mới cần giải quyết.

3.5.3. Tổ chức dạy học theo phương pháp thực nghiệm trong chương trình Vật lí phổ thông phổ thông

a/ Hướng dẫn học sinh hoạt động trong mỗi giai đoạn của PPTN

Những bài học mà HS có thể tham gia đầy đủ vào cả 5 giai đoạn trên không nhiều. Đó là những bài mà việc xây dựng giả thuyết không đòi hỏi một sự phân tích quá phức

Một phần của tài liệu áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực khi giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vl12 nc, nhằm bồi dưỡng học sinh năng lực tự học (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)