8. Những chữ viết tắt trong đề tài
2.2.2. Lập kế hoạch và thực hiện các cách học
Để thực hiện mỗi mục đích cụ thể, phải thực hiện những hành động tương ứng. Có thể thực hiện một hành động, nhưng thông thường phải phối hợp nhiều hành động mới đạt được một mục đích. Nhiệm vụ bài học thường được diễn đạt dưới dạng các “ bài toán nhận thức” mà nếu giải quyết được nó thì học sinh sẽ đạt được mục đích đề ra.
Trong các hành động, có hành động vật chất và hành động trí tuệ. Bằng hành động vật chất, người ta tác dụng trực tiếp lên đối tượng để nhận biết những đặc tính bên ngoài của nó hoặc làm bộc lộ những đặc tính bên trong của nó. Nhưng những hành động vật chất đó chỉ cho những thông tin riêng lẻ, rời rạc. Phải trải qua những phân tích, so sánh, suy luận diễn ra trong não bộ, nghĩa là thông qua hành động trí tuệ mới rút ra được kết luận.
Muốn đạt được một mục đích, phải thực hiện một hay một số hành động. Trong khi thực hiện một hành động, ta phải sử dụng một số phương tiện, trong những điều kiện cụ thể. Khi sử dụng những phương tiện, điều kiện đó là thực hiện những thao tác. Tương ứng với hành động vật chất và hành động trí tuệ có hai loại thao tác: thao tác chân tay và thao tác trí tuệ. Trong thao tác chân tay, ta sử dụng những công cụ, phương tiện vật chất như mắt, tay, dụng cụ thí nghiệm, máy đo.... Thao tác trí tuệ hoàn toàn diễn ra trong óc, sử dụng những khái niệm, những phương pháp suy luận mà ta đã xây dựng lên.
Để thực hiện được một nhiệm vụ để ra, đạt được một mục đích mong muốn, có khi phải thực hiện liên tiếp hoặc đồng thời nhiều hành động, nhiều theo tác, khó có thể phân biệt rạch ròi một kết quả do thực hiện một thao tác hay một hảnh động cụ thể nào.
Những hành động được dùng phổ biến trong quá trình nhận thức Vật lí của học sinh ở trường phổ thông:
1. Quan sát, nhận biết những dấu hiệu đặc trưng của sự vật, hiện tượng. 2. Phân tích một hiện tượng phức tạp ra thành những hiện tượng đơn giản. 3. Xác định những giai đoạn diễn biến của hiện tượng.
4. Tìm các dấu hiệu giống nhau của các sự vật, hiện tượng.
22
6. Tìm những tính chất chung của nhiều sự vật, hiện tượng.
7. Tìm mối quan hệ khách quan, phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng. 8. Tìm mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng.
9. Mô hình hóa những sự kiện thực tế quan sát được dưới dạng những khái niệm, những mô hình lý tưởng để sử dụng chúng làm công cụ của tu duy.
10. Đo một đại lượng Vật lí.
11. Tìm mối quan hệ hàm số giữa các đại lượng Vật lí, biểu diễn bằng công cụ toán học.
12. Dự đoán diễn biến của một hiện tượng trong những điều kiện thực tế xác định. 13. Giải thích một hiện tượng thực tế.
14. Xây dựng một giả thuyết.
15. Từ giả thuyết, suy ra một hệ quả.
16. Lập phương án thí nghiệm để kiểm tra một giả thuyết (hệ quả).
17. Tìm những biểu hiện cụ thề trong thực tế của những khái niệm, định luật Vật lí. 18. Diễn đạt bằng lời những kết quả thu được qua hành động.
19. Đánh giá kết quả hành động.
20. Tìm phương pháp chung để giải quyết một loại vấn đề.