Đại cương về chương

Một phần của tài liệu áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực khi giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vl12 nc, nhằm bồi dưỡng học sinh năng lực tự học (Trang 48)

8. Những chữ viết tắt trong đề tài

4.1.Đại cương về chương

4.1.1. Mục tiêu

 Hiểu các hiện tượng tán sắc ánh sáng, hiện tượng giao thoa ánh sáng, hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng. Vận dụng nó để giải thích các hiện tượng quang học trong tự nhiên.

 Từ hiện tượng giao thoa chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng. Giải một số bài tập về giao thoa và nhiễu xạ ánh sáng.

 Phân biệt được các loại quang phổ.

 Biết được nguồn gốc, tính chất và ứng dụng của các bức xạ không nhìn thấy.

 Hiểu được bản chất của ánh sáng là sóng điện từ có bước sóng ngắn (so với sóng vô tuyến điện), lan truyền trong không gian.

 Khái quát thang sóng điện từ.

4.1.2. Kiến thức, kỹ năng Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú SÓNG ÁNH SÁNG a) Tán sắc ánh sáng. b) Nhiễu xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng.

c) Khoảng vân. Bước sóng và màu sắc ánh sáng.

d) Máy quang phổ. Các loại quang phổ.

Kiến thức

- Mô tả và giải thích được hiện tượng tán sắc ánh sáng.

- Nắm vững khái niệm ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc.

- Nhận biết chiết suất của một chất trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau và tăng dần từ đỏ đến tím.

- Mô tả và giải thích được hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.

- Giải thích được hiện tượng giao thoa ánh sáng, điều kiện để có hiện tượng giao thoa. - Khẳng định được tính chất sóng của ánh sáng.

- Xây dựng biểu thức xác định vị trí vân giao thoa, khoảng vân.

- Xác định được bước sóng ánh sáng thí nghiệm dựa vào việc xác định khoảng vân giao thoa.

- Nhận biết được mối liên quan giữa bước sóng ánh sáng và màu sắc ánh sáng; mối liên hệ giữa chiết suất môi trường và bước sóng ánh sáng.

- Trình bày được nguyên tắc cấu tạo của máy quang phổ lăng kính và nêu được tác dụng của từng bộ phận của máy quang phổ. Mô tả được nguyên tắc hoạt động của máy

42

e) Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại.

f) Tia X. Thuyết điện từ ánh sáng. Thang sóng điện từ.

quang phổ.

- Nắm được khái niệm quang phổ liên tục, các đặc điểm chính và những ứng dụng chính của quang phổ liên tục.

- Hiểu được khái niệm quang phổ vạch phát xạ, nguồn phát, những đặc điểm và công dụng của quang phổ vạch phát xạ. Điều kiện để có quang phổ vạch phát xạ.

- Hiểu được khái niệm quang phổ vạch hấp thụ, cách thu và điều kiện để thu được quang phổ vạch hấp thụ.

- Nắm được nội dung định luật Kiếc – sốp. - Nắm được bản chất của tia hồng ngoại, tia tử ngoại. Nắm được nguồn phát và tính chất của chúng.

- Phân tích được tác dụng của hai loại tia trong đời sống và ứng dụng của nó trong thực tế. - Cách tạo ra tia X.

- Bản chất, tính chất và công dụng của tia X. - Hiểu được bản chất ánh sáng là sóng điện từ lan truyền trong không gian.

Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng áp dụng phương pháp thực nghiệm.

- Vận dụng giải thích được các hiện tượng Vật lí trong đời sống.

- Rèn luyện kĩ năng áp dụng phương pháp thực nghiệm.

- Nắm vững và vận dụng tất cả các công thức xác định vị trí vân sáng, vân tối, khoảng vân trong giải bài toán giao thoa ánh sáng.

- Rèn luyện kỹ năng áp dụng phương pháp giải quyết vấn đề - bài toán.

Rèn luyện kĩ năng giải thích hiện tượng vật lý.

- Rèn luyện kĩ năng giải thích hiện tượng vật lí.

- Rèn luyện kĩ năng thiết kế, tìm hiểu ứng dụng kĩ thuật của Vật lí.

- Hình dung được khái quát thang sóng điện từ sắp xếp theo bước sóng.

43

4.1.3. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương

Nhận xét: Nhiều hiện tượng quang học đã chứng tỏ ánh sáng có bản chất sóng và hơn thế nữa, ánh sáng chính là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn rất nhiều so với sóng vô tuyến điện. Chương này khảo sát một số các hiện tượng đó (hiện tượng tán sác ánh sáng, hiện tượng giao thoa ánh sáng, hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng) và một số ứng dụng của chúng. Ngoài ra ta còn khảo sát các tính chất và công dụng của các bức xạ không nhìn thấy (tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X).

Tán sắc ánh sáng

Nhiễu xạ ánh sáng

- Giao thoa ánh sáng

- Khoảng vân. Bước sóng và màu sắc ánh sáng

Bài tập về giao thoa ánh sáng

Máy quang phổ. Các loại quang phổ

Tia X. Thuyết điện từ ánh sáng thang sóng điện từ

Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại

Thực hành: Xác định bước sóng ánh sáng

44

4.2. Đổi mới việc thiết kế bài học

4.2.1. Các yêu cầu đối với việc soạn giáo án

 Việc chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của GV sang thiết kế các hoạt động của HS là yêu cầu nổi bật đối với công việc soạn giáo án của người GV.

 Khi soạn giáo án, GV phải suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau:

+ Trong bài học HS sẽ lĩnh hội được những kiến thức, kĩ năng nào? Mức độ đến đâu?

+ Sự chiếm lĩnh những kiến thức, kĩ năng của HS sẽ diễn ra theo con đường nào? HS cần huy động những kiến thức, kĩ năng nào đã có? Những hoạt động đó của học sinh diễn ra dưới hình thức làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm?

+ GV phải chỉ đạo như thế nào để dảm bảo cho HS chiếm lĩnh được những kiến thức, kĩ năng đó một cách chính xác, sâu sắc và đạt được hiệu quả giáo dục?

+ Hành vi ở đầu ra mà HS cần thể hiện được sau khi học là gì? ([1], Tr120)

4.2.2. Những nội dung của việc soạn giáo án

 Xác định rõ ràng, cụ thể mục tiêu bài học:

+ Cần đổi mới việc xác định mục tiêu bài học, từ việc viết mục tiêu giảng dạy (điều GV phải đạt được) sang viết mục tiêu bài học (điều HS phải đạt được sau khi học bài học đó). Mục tiêu bài học luôn được diễn đạt theo người học.

+ Mục tiêu bài học phải chỉ rõ mức độ HS đạt được sau bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ đủ để làm cơ sở đánh giá chất lượng và hiệu quả của bài học. Mục tiêu bài học phải đặc biệt chú ý tới nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức, phù hợp với nội dung bài học.

+ Mục tiêu bài học phải chỉ ra những hành vi mà HS phải thể hiện ra khi học một kiến thức cụ thể. Vì vậy một mục tiêu bài học được bắt đầu bằng các động từ hành động (nêu được, xác định được, quan sát, đo được,…). Khi viết mục tiêu bài học, GV cần tham khảo chuẩn kiến thức và kĩ năng ở các chủ đề trong chương trình THPT môn Vật lí.

 Xác định nội dung kiến thức của bài học: cần xác định những nội dung này thuộc kiến thức nào (khái niệm về sự vật, hiện tượng, quá trình Vật lí; khái niệm về đại lượng Vật lí; định luật, quy tắc, nguyên lí cơ bản; thuyết; ứng dụng kĩ thuật của Vật lí), bao gồm những kết luận nào?

 Xác định công việc chuẩn bị của GV và HS, các PP giảng dạy cần sử dụng.

 Thiết kế tiến trình xây dựng từng kiến thức trong bài học: để thiết kế tiến trình xây dựng từng kiến thức trong bài học, GV cần xác định kiến thức, cần xây dựng được diễn đạt như thế nào, là câu trả lời cho câu hỏi nào? Giải pháp nào giúp trả lời được câu hỏi này?

 Soạn thảo tiến trình hoạt động DH cụ thể.

 Xác định nội dung tóm tắt trình bày bảng.

 Soạn nội dung bài học về nhà.

Một số hình thức trình bày giáo án

- Viết hệ thống các hoạt động theo thứ tự từ trên xuống dưới.

- Viết hệ thống các hoạt động theo 2 cột: hoạt đông của GV và hoạt động của HS.

Các nhóm bài học theo trình tự soạn giáo án

- Nhóm 1: Hoạt động nhằm kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển sang bài mới.

45

- Nhóm 2: Hoạt động nhằm hướng dẫn, phát hiện tình huống, đặt và nêu vấn đề.

- Nhóm 3: Hoạt động nhằm để HS tự tìm kiếm, khám phá, phát hiện, thử nghiệm, quy nạp, suy diễn, để tìm ra kết quả, giải quyết vấn đề.

- Nhóm 4: Tiếp tục củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng để vận dụng vào giải bài tập và áp dụng vào cuộc sống.

4.2.3. Một số hoạt động phổ biến trong một tiết học

Theo quan điểm mới về việc DH, vai trò chính yếu của GV là tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập của HS ở trên lớp, bao gồm việc nghiên cứu chương trình, SGK, và tài liệu tham khảo để xác định mục tiêu dạy học, lựa chọn kiến thức cơ bản, dự kiến các cách thức tạo nhu cầu kiến thức HS, xác định các hình thức tổ chức dạy học và các phương pháp, PTDH thích hợp, xác định hình thức củng cố, vận dụng tri thức đã học ở bài học vào việc tiếp nhận kiến thức mới hoặc vận dụng vào trong thực tế cuộc sống. Hoạt động học của HS rất đa dạng, dựa theo cấu trúc khái quát của tiến trình giải quyết các vấn đề có tính khoa học ta có thể chia thành các hoạt động sau:

Hoạt động: Kiểm tra kiến thức cũ

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

- Tái hiện kiến thức trả lời câu hỏi của GV. - Nhận xét câu trả lời của bạn

- Đặt vấn đề, nêu câu hỏi.

- Gợi ý trả lời, nhận xét đánh giá.

Hoạt động: Tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

- Quan sát, theo dõi GV đặt vấn đề. - Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

- Tạo tình huống học tập. - Trao nhiệm vụ học tập.

Hoạt động: Thu thập thông tin

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

- Nghe GV giảng. Nghe bạn phát biểu. - Đọc và tìm hiểu một số vấn đề trong SGK.

- Tìm hiểu bảng số liệu.

- Quan sát hiện tượng tự nhiên hoặc trong thí nghiệm.

- Làm thí nghiệm, lấy số liệu…

- Tổ chức hướng dẫn. - Yêu cầu HS hoạt động.

- Giới thiệu nội dung tóm tắt, tài liệu cần tìm hiểu.

- Giảng sơ lược nếu cần thiết. - Làm thí nghiệm biểu diễn.

- Giới thiệu, hướng dẫn cách làm thí nghiệm, lấy số liệu.

- Chủ động về thời gian.

Hoạt động: Xử lí thông tin

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

- Thảo luận theo nhóm hay làm việc cá nhân.

- Tìm hiểu các thông tin liên quan.

- Lập bảng, vẽ đồ thị… nhận xét về tính quy luật của hiện tượng.

- Trả lời các câu hỏi của GV.

- Rút ra nhận xét hay kết luận từ những thông tin thu được.

- Đánh giá nhận xét, kết luận của HS. - Đàm thoại gợi mở, chất vấn HS.

- Hướng dẫn HS cách lập bảng, vẽ đồ thị và rút ra nhận xét, kết luận.

- Tổ chức trao đổi trong nhóm, lớp. - Tổ chức hợp tác hóa kết luận. - Hợp thức về thời gian.

46

Hoạt động: Truyền đạt thông tin

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

- Trả lời câu hỏi. - Giải thích các vấn đề.

- Trình bày ý kiến, nhận xét, kết luận. - Báo cáo kết quả.

- Gợi ý hệ thống câu hỏi, cách trình bày vấn đề.

- Gợi ý nhận xét, kết luận bằng lời hoặc bằng hình vẽ.

- Hướng dẫn mẫu báo cáo.

Hoạt động: Củng cố bài học

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm - Vận dụng vào thực tiễn.

- Ghi chép những kết luận cơ bản. - Giải bài tập.

- Nêu câu hỏi, tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm.

- Hướng dẫn trả lời. - Ra bài tập vận dụng.

- Đánh giá, nhận xét giờ dạy.

Hoạt động:Hướng dẫn học tập ở nhà

Hoạt động của HS Hoạt động của GV

- Ghi câu hỏi, bài tập về nhà. - Ghi những chuẩn bị cho bài sau.

- Nêu câu hỏi, bài tập về nhà.

- Dặn dò, yêu cầu HS chuẩn bị bài sau.

4.2.4. Cấu trúc của giáo án soạn theo các hoạt động học tập

Tên bài: ………. Tiết: ………theo phân phối chương trình.

A. Mục tiêu (chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ) 1. Kiến thức

2. Kĩ năng 3. Thái độ

B. Chuẩn bị (thiết bị dạy học, phiếu học tập, các phương tiện dạy học…) 1. GV

2. HS

3. Gợi ý ứng dụng CNTT và các PTDH hiện đại.

C. Tổ chức các hoạt động học tập

Hoạt động 1 (… phút): Kiểm tra bài cũ (nếu cần) Hoạt động 2 (… phút): Đơn vị, kiến thức kĩ năng 1 Hoạt động 3 (… phút): Đơn vị, kiến thức kĩ năng 2 Hoạt động i (… phút): Đơn vị, kiến thức kĩ năng i Hoạt động n-1 (… phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động n (… phút): Hướng dẫn về nhà.

D. Rút kinh nghiệm

Ghi những nhận xét của GV sau khi dạy xong. ([6], Tr55)

4.3. Thiết kế giáo án một số bài học trong chương 6. Sóng ánh sáng, Vật lí 12NC 4.3.1. Bài 1. Tán sắc ánh sáng

4.3.2. Bài 2. Nhiễu xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng 4.3.3. Bài 3. Máy quang phổ. Các loại quang phổ 4.3.3. Bài 3. Máy quang phổ. Các loại quang phổ 4.3.4. Bài 4. Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại

47

Chương 5. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 5.1. Mục đích

Đưa giáo án soạn theo hướng bồi dưỡng học sinh năng lực tự học vào giảng dạy thực tế. Căn cứ vào kết quả của việc giảng dạy:

- Kiểm tra sự đóng góp của đề tài nghiên cứu vào PPDH tích cực.

- Thấy được những trong thiếu sót trong thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh năng lực tự học.

5.2. Nội dung thực nghiệm

Dạy 5 bài của chương 6. Sóng ánh sáng, Vật lí 12 NC theo giáo án đã soạn giảng theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh và sẽ đánh giá kết quả thực nghiệm dựa trên mức đánh giá (theo Bloom) của câu hỏi trong đề kiểm tra.

5.3. Đối tượng thực nghiệm

Chọn một lớp để tiến hành giảng dạy thực nghiệm.

5.4. Kế hoạch giảng dạy

Thực hiện giảng dạy các tiết được phân công.

5.5. Tiến trình thực hiện các bài học

Theo giáo án đã soạn.

5.6. Kết quả thực nghiệm 5.6.1. Thiết kế đề kiểm tra 1 tiết 5.6.1. Thiết kế đề kiểm tra 1 tiết

CÁC BƯỚC LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 6 VL 12 NC

Bước 1: Xác định trọng số điểm cho từng nội dung kiến thức. Bài 1:Tán sắc ánh sáng. (1,6 điểm).

Bài 2:Nhiễu xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng. (2,4 điểm).

Bài 3: Khoảng vân. Bước sóng và màu sắc ánh sáng. (2,4 điểm).

Bài 4: Máy quang phổ, các loại quang phổ. (1,2 điểm).

Bài 5: Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại. (1,2 điểm).

Bài 6: Tia X. Thuyết điện từ ánh sáng. Thang sóng điện từ. (1,2 điểm).

Bước 2: Xác định điểm cho từng mức độ nhận thức. - Biết: 3.2 điểm. - Hiểu: 2.8 điểm.

- Vận dụng cấp thấp: 2.4 điểm. - Vận dụng cấp cao: 1.6 điểm.

Bước 3: Xác định điểm cho từng hình thức câu hỏi. - Trắc nghiệm: 10 đ. Tự luận: 0 đ.

Bước 4: Xác định số câu hỏi.

- Trắc nghiệm: 25 câu, mỗi câu 0.4 đ.

48

5.6.2. Mức độ đánh giá Bloom

Mức độ đánh giá (Lập ma trận câu hỏi theo 6 mức đánh giá Bloom) Mức độ

Nội dung Biết Hiểu Vận dụng cấp thấp Vận dụng cấp cao Tổng

Bài 1:Tán sắc ánh sáng. 1 0.4 2 0.8 1 0.4 4 1.6 Bài 2: Nhiễu xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng. 2 0.8 1 0.4 1 0.4 2 0.8 6 2.4

Bài 3: Khoảng vân. Bước sóng và màu sắc ánh sáng. 2 0.8 1 0.4 1 0.4 2 0.8 6 2.4

Bài 4: Máy quang phổ, các loại quang phổ.

Một phần của tài liệu áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực khi giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vl12 nc, nhằm bồi dưỡng học sinh năng lực tự học (Trang 48)