9. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3 Vai trò của NVCTXH trong tham vấn hỗ trợ đối tượng trong giai đoạn
Cá nhân có thể trải qua những cảm giác:
+ Căng thẳng trầm trọng + Cảm giác bất lực
+ Cảm giác tức giận và buồn.
Căng thẳng, bất lực, tức giận và buồn là những trạng thái xúc cảm mà những người nhiễm HIV trong giai đoạn này đều trải nghiệm. Đó là cảm giác không làm chủ được bản thân, chán chường, không muốn làm gì, không thể làm gì, giận giữ với bản thân và với mọi người. Họ cảm thấy mình trở thành người vô dụng, họ sống không còn có ý nghĩa gì nữa. Sự trải nghiệm những trạng thái, xúc cảm này ở người có HIV thực sự là những khó khăn và thách thức lớn đối với họ. Như lời của một người nhiễm HIV:
Nữ, 33 tuổi, người nhiễm HIV đang điều trị tại trung tâm: Vẫn biết là mình đã bị nhiễm, cũng biết là phải sống chung với nó, nhưng mà mình buồn lắm, nhiều lúc muốn chết quách đi cho rảnh nợ...mình còn có ích gì nữa đâu chứ...
Nam, 38 tuổi, người nhiễm HIV đang điều trị tại trung tâm: ...Thôi thì sống cũng làm được gì nữa, sống cũng như không vậy... Muốn chết ngay đi ấy chứ, còn hơn là mỗi ngày phải chịu đau đớn...
Ở giai đoạn này, đối tượng đang phải trải qua những trạng thái, cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc mà đối tượng nhiễm H phải trải nghiệm trở thành những thách thức, rào cản lớn với cuộc sống của họ. Họ tức giận về bản thân, họ thấy bất lực vì họ không thể nào chống lại được căn bệnh này. Trên thực tế, đối tượng biết rõ được rằng không có thuốc nào có thể chữa được hay chưa có thuốc chữa khỏi căn bệnh này nên họ cũng cảm thấy bất lực, không làm gì được. Chính vì đối tượng nhiễm H đang phải trải qua những cảm xúc, trạng thái tiêu cực vì vậy rất cần có sự hỗ trợ của cán bộ/NVCTXH để họ cảm thấy được chia sẻ, được an ủi và được thông cảm, chấp nhận và trải nghiệm những trạng thái, xúc cảm tích cực hơn. Điều quan trọng là cùng với sự giúp
đỡ của cán bộ/NVCTXH thì đối tượng sẽ trải qua giai đoạn này với những xúc cảm, trạng thái tích cực hơn.
Nam, 42 tuổi, cán bộ trung tâm: Tâm trạng của đối tượng ở giai đoạn này thường là tức giận, bất lực. Họ bất lực vì không còn có khả năng sống dài hơn vì họ biết rõ rằng H là sẽ chết, là căn bệnh thế kỉ không có thuốc chữa. Họ tức giận vì có những việc mà họ muốn làm mà chưa làm được. Nhiều đối tượng mà tôi gặp còn khóc than vãn mấy ngày trời....
Người tham vấn lúc này, khi nhận thấy người nhiễm đang trải nghiệm sự căng thẳng, tức giận, bất lực, thì phải nhanh chóng xác định người nhiễm đang căng thẳng, tức giận, bất lực về điều gì, để cùng họ thảo luận làm sáng tỏ. Người tham vấn cần “cảm thông trọn vẹn” (nói như C. Roger) với người nhiễm; giúp người nhiễm đương đầu và chế ngự sự sợ hãi, căng thẳng, tức giận, bất lực này, bằng cách nói chuyện về những người mình yêu thương, những mơ ước mình muốn thực hiện.
Kết quả thảo luận nhóm mà chúng tôi thực hiện cũng đã minh chứng cho việc NVCTXH thể hiện vai trò của mình thông qua việc thực hiện những kĩ năng làm việc với đối tượng.
Phản ứng này của họ không phải là với nhân viên xã hội mà họ đang tức giận và phản ứng vô ý thức. Vì vậy nhân viên xã hội cần:
+ Để họ có cơ hội trong một khoảng thời gian nhất định bộc lộ những xúc cảm của họ ngay cả khi những cảm xúc đó là rất mạnh mẽ.
+ Tỏ ra tự tin, nói với đối tượng là mình hiểu họ và biết họ đang tức giận, nhưng sự giúp đỡ của nhân viên xã hội sẽ có tác dụng tích cực.
Nữ, 45 tuổi, cán bộ trung tâm " Chị cần bình tĩnh, chúng tôi hiểu cảm giác của chị đang trải nghiệm. Kết quả chúng tôi thông báo cho chị đã được chúng tôi cẩn trọng xét nghiệm. Vấn đề hiện nay của chị là đôi diện và chấp
nhận nó. Chúng tôi biết rằng chấp nhận nó là điều không phải dễ dàng, nhưng có H không phải là không còn sống được nữa, nếu biết cách chung sống với nó, chúng ta có thể có một cuộc sống tốt".
+ Không nên tranh cãi với đối tượng trong khi họ đang khủng hoảng.
Tóm lại, ở giai đoạn này, khi đối tượng nhiễm H đang trải nghiệm các cảm xúc và trạng thái như tức giận, bất lực thì người tham vấn hay NVXH cần đồng cảm, chia sẻ với họ, để cho họ có thời gian ngắn trải nghiệm cảm xúc của mình. Điểm mấu chốt ở đây là cùng với kĩ năng và vai trò của mình, NVXH giúp cho đối tượng hiểu được rằng, chúng tôi ở đây là để giúp bạn, và chúng tôi hiểu những cảm xúc mà đối tượng đang trải qua, và làm cho đối tượng nhận thức được rằng cùng với sự giúp đỡ của NVXH và sự nỗ lực của họ, họ sẽ sống tích cực, hữu ích, có ý nghĩa và hoà nhập vào cuộc sống.