Lý thuyết can thiệp khủng hoảng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ tâm lý cho đối tượng nhiễm HIV AIDS tại trung tâm khám chữa bệnh sở lao động thương binh xã hội tỉnh thái bình (Trang 26 - 29)

9. Phương pháp nghiên cứu

1.1.4Lý thuyết can thiệp khủng hoảng

Nội dung

Khủng hoảng được định nghĩa là “sự nhận biết (perception) hay kinh nghiệm (experience) của người ta về một sự cố hay một tình huống được người ta coi như một khó khăn không thể chịu đựng nổi vượt quá nguồn lực và cơ chế xử lý tình huống (coping mechanism) hiện có của người ta”.

Lý thuyết của can thiệp khủng hoảng không chỉ đơn thuần dựa trên khái niệm về cân bằng mà hơn thế còn dựa trên khái niệm về “trạng thái ổn định” (steady state) cho rằng khi có điều gì đó (khủng hoảng) xẩy rá người ta có khả năng xử lý (coping) đáp ứng với sự kiện và thay đổi để phát triển.

Lý thuyết này dựa trên mô hình khủng hoảng với khả năng quản lý các sự kiện cho rằng khủng hoảng là một quá trình chứ không phải là một sự kiện nhất thời, song nó có sự kiện gây tác động (precipitating event). Thông thường người ta có chức năng xã hội bình thường. Khi có một sự kiện gây tác động, người ta thấy lo lắng, căng thẳng và lẫn lộn (sự kiện gây tác động làm cho người ta rơi vào trạng thái hoảng sợ “distress”). Trạng thái này làm cho người ta mất khả năng xử lý (coping) tình huống. Vì mất khả năng xử lý

người ta có nguy cơ cao hơn, mất cân bằng nhiều hơn. Tình trạng mất cân bằng nặng nề này làm cho người ta rơi vào trạng thái hoạt hóa khủng hoảng (active crisis). Nếu được giúp đỡ, người ta có thể nâng cao kỹ năng xử lý tình huông (coping skill), tìm được nguyên nhân ẩn dấu trong tiềm thức và từ đó nâng cao dược chức xử lý khủng hoảng. Ngược lại nếu không được giúp đỡ sẽ có hai khả năng xẩy ra; hoặc chức xử lý tình huống khủng hoảng bị giảm khiến người ta lại có thẻ bị tổn thương khi một sự cố gây khủng hoảng lại xẩy ra; hoặc chức năng xử lý tình huống bị tê liệt, người ta không còn khả năng xử lý nữa và dẫn đến tự tử, bạo lực hoặc bệnh tâm thần.

Ứng dụng Trị liệu

Trị liệu 1: Từ lý thuyết trên, can tịhiếp khủng hoảng bao gồm những

nội dung sau đây (theo Robert):

1. Thiết lập cơ chế xử lý tình huông mới như là một phần các năng lực mà thân chủ có được

2. CTXH được tiến hành thông qua cảm nhận và kinh nghiệm về vấn đề cần giải quyết so cho một sự thay đổi lâu dài có thể thực hiện được 3. Huy động các nguồn lực hỗ trợ

4. Giảm bới những tác động không mong muốn hay những súc động ảnh hưởng liên tục

5. Tư duy thông qua các sự kiện và diễn biến sau đó để lồng ghép chúng vào mô tả đời sống của cá nhân thân chủ

Khi thực hiện can thiệp, người ta chia ra làm 7 giai đoạn

1. Lập kế hoạch và thực hiện đánh giá khủng hoảng 2. Thiết lập tiếp cận và nhanh chóng thiểt lập quan hệ

3. Xác định các vấn đề chính và yếu tố kích động khủng hoảng

4. Làm việc về tình cảm hay cảm nhận (feelings) và xúc động (emotions) 5. Gợi mở và khai thác những khả năng xử lý

6. Phát triển một kế hoạch hành động

7. Thiết lập cách theo rõi đánh giá và đòng thuận thực hiện

Trị liệu 2: Từ lý thuyết trên, người ta phân ra 3 loại mô hình can thiệp

khủng hoảng (theo Jame và Galliland)

1. Mô hình thăng bằng (equilibrium model) cho rằng con người khi có vấn đề thường mất sự thăng bằng tâm lý và cần phải trở về trạng thái ổn định; trong trạng thái này người ta có khả năng giải quyết có hiệu quả nhũng vấn đề của cuộc đời mình.

2. Mô hình nhận thức (cognitive model) cho rằng con người khi có vấn đề thường nhìn nhận một cách sai lệch các sự kiện quanh khủng hoảng 3. Mô hình quá độ tâm lý xã hội (psychosocial transition model) cho rằng

con người có vấn đề là khi họ phải kinh qua các giai đoạn chuyển tiếp của cuộc đời; khi người ta phải vượt qua những thay đổi tâm lý hay xã hội cũng được coi là người ta trải qua một chặng phát triển của cuộc đời

Khi thực hiện can thiệp người ta chia ra làm 6 giai đoạn

1. Nghe và xác định vấn đề

2. Nghe và bảo đảm sự an toàn của thân chủ 3. Nghe và mang lại cho thân chủ sự hỗ trợ 4. Đánh giá vấn đề

5. Hành động xem xét các khả năng giải quyết vấn đề 6. Hành động xây dựng kế hoạch can thiệp

7. Hành động để có được sự cam kết

Trong nghiên cứu này, việc ứng dụng lý thuyết can thiệp khủng hoảng trong tham vấn cho đối tượng nhiễm HIV đương đầu và vượt qua khủng hoảng có ý nghĩa quan trọng. Cụ thể: Coi khủng hoảng là một phần của cuộc sống và chấp nhận nó để từ đó vươn lên. Đối với đối tượng nhiễm HIV việc chấp nhận thực tế

là vô cùng quan trọng và việc NVCTXH can thiệp tham vấn cho đối tượng để họ chấp nhận thực tế đó để họ vươn lên và vượt qua chính hoàn cảnh khủng hoảng của bản thân bằng chính sức mạnh nội lực của mình.

Tóm lại, việc áp dụng các lý thuyết trong nghiên cứu tham vấn cho đối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tượng nhiễm HIV đương đầu và vượt qua hoàn cảnh có ý nghĩa định hướng, làm cơ sở nền tàng cho việc thực hiện quá trình nghiên cứu đề tài và giúp đỡ đối tượng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ tâm lý cho đối tượng nhiễm HIV AIDS tại trung tâm khám chữa bệnh sở lao động thương binh xã hội tỉnh thái bình (Trang 26 - 29)