9. Phương pháp nghiên cứu
1.2.5 Những đặc trưng tâm lý của đối tượng nhiễm HIV/AIDS
Đối tượng nhiễm HIV/AIDS có những đặc trưng tâm lý sau [24,99]: 1. Giận giữ
Biểu hiện của cơ giận giữ:
a. Mặt đỏ, nói to, quát mắng những người xung quanh.
b. Cảm giác bất yên, đi đi lại lại hoặc im lặng một cách bất thường.
c. Tránh nhìn mọi người, tự hành hạ mình
d. Có hành vi bạo lực với người khác hoặc tỏ ra không hợp tác. Nguyên nhân:
- Tự trách mình đã gây nhiễm cho người yêu, vợ, chồng hoặc con cái, hoặc làm khổ gia đình.
- Tức giận với người đã lây nhiễm cho mình.
- Tức giận với những hành vi, cử chỉ của người khác tạo cho mình cảm giác bị kỳ thị.
- Tức giận với gia đình vì gia đình đã chối bỏ, không chấp nhận hoặc kỳ thị.
2. Sợ hãi và lo lắng Dấu hiệu:
a. Đánh trống ngực, đau ngực, thở hụt hơi,
b. Chóng mặt, toát mồ hôi, bồn chồn, áy náy và mất ngủ.
c. Một số người có thể nói rằng họ sợ chết hay mất khả năng tự điều khiển.
d. Họ có thể nói rằng họ đang buồn hay đang lo lắng.
e. Nét mặt lo lắng, không thể tập trung, khả năng làm việc giảm sút
Nguyên nhân:
- Lo sợ lây nhiễm cho gia đình - Lo sợ bị mất việc làm
- Lo sợ vì không có thuốc chữa - Lo sợ không có đủ tiền mua thuốc
- Lo sợ hàng xóm, bạn bè biết sẽ xa lánh, kỳ thị - Sợ bị gia đình bỏ rơi
3. Cô đơn, tự kỳ thị
- Sự kỳ thị thường bắt đầu khi:
+ Các triệu chứng bắt đầu biểu hiện rõ
+ Khi bạn tình hoặc vợ, chồng của mình chết vì AIDS.
- Trạng thái cô đơn xuất hiện:
+ Khi người có HIV cảm thấy là không ai chia sẻ những khó khăn, hoặc không ai hiểu mình. Người có HIV lúc đó thường cảm thấy cô đơn và vô vọng.
- Nguyên nhân là do:
+ Do bị người khác kỳ thị, phân biệt, đối xử, xa lánh.
+ Cảm thấy có lỗi với bản thân, có lỗi với gia đình vì mình sống buông thả hoặc không cẩn thận.
+ Không có người để chia sẻ và tâm sự những lo lắng và suy nghĩ của mình và không ai hiểu mình.
+ Cảm giác mình là người thừa trong gia đình do gia đình không quan tâm.
+ Cảm thấy vô dụng, là gánh nặng cho gia đình hoặc cảm thấy cô đơn và vô vọng.
4. Buồn bã, trầm uất Dấu hiệu:
b. Các dấu hiệu lập kế hoạch cho cái chết. Ví dụ như viết thư từ biệt hay tặng các vật quý cho người khác.
c. Các câu nói có ý nói đến cái chết. Ví dụ “hãy chăm sóc con cái tôi” hay “đây là lần cuối chúng ta gặp nhau”
d. Trong một số trường hợp, phục hồi bất ngờ sau một đột trầm cảm kéo dài có thể là dấu hiệu rằng người nhiễm cuối cùng đã ra quyết định tự tử.
Nguyên nhân:
- Không có điều kiện để điều trị hoặc điều trị không có kết quả - Cảm thấy bế tắc, không có lối thoát do không có điều kiện để điều trị hoặc bị bỏ rơi
- Cảm giác mất mát hết: công việc, người thân, tiền bạc, sức khoẻ. - Mất niềm tin, bị thất vọng