Vai trò của NVCTXH trong tham vấn cho đối tượng trong giai đoạn ha

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ tâm lý cho đối tượng nhiễm HIV AIDS tại trung tâm khám chữa bệnh sở lao động thương binh xã hội tỉnh thái bình (Trang 62 - 67)

9. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Vai trò của NVCTXH trong tham vấn cho đối tượng trong giai đoạn ha

HIV dương tính)

Ở giai đoạn đầu, người nhiễm HIV/AIDS vẫn chưa bị tác động bởi vì cán bộ chưa thông báo cho đối tượng về kết quả của họ. Tuy nhiên, ở trung tâm cũng đã có hoạt động tham vấn trước khi thông báo kết quả cho đối tượng.

Trên thực tế, khi các đối tượng được thông báo xét nghiệm lại lần thứ 2 thì họ cũng đã có thể đặt bản thân vào nhóm có nguy cơ cao và ở tình trạng xấu. Vì vậy, hoạt động tham vấn trước khủng hoảng cũng có tác dụng rất lớn để các hoạt động tham vấn sau đạt hiệu quả cao.

Nam, 52 tuổi, cán bộ trung tâm " Thông thường chúng tôi cũng xác định rõ khi các cá nhân đến xét nghiệm, chúng tôi cũng có những hoạt động cung cấp các thông tin, nói cho người đi xét nghiệm trước những kết quả và các giai đoạn mà họ sẽ trải qua khi ở trường hợp kết quả trả về là nhiễm H"

Ở giai đoạn 2 này, đối tượng có thể bị:

+ Căng thẳng và bị sốc, lo sợ

+ Cố gắng sử dụng các phương án đối phó để giải quyết vấn đề

+ Sự căng thẳng sẽ tăng lên nếu mọi cách thức giải quyết đều thất bại Đây là những cảm xúc cản trở sự kéo dài tuổi thọ của người bệnh, cần được xã hội ưu tiên hỗ trợ để giúp họ thích ứng và hoà nhập vào cuộc sống.

Sốc, lo lắng và sợ hãi là trạng thái mất cảm giác do bị kích thích đột ngột và quá mạnh. Nó thường xảy ra bất ngờ và không dự đoán truớc được. Ở người bị nhiễm HIV/AIDS, sốc, choáng thường xảy ra khi người nhiễm nhận được kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Trong nhiều trường hợp, mặc dù người đi làm xét nghiệm máu đã có sự chuẩn bị tinh thần để đón nhận khả năng xấu (bị nhiễm HIV), thì trạng thái sốc, choáng vẫn đột ngột xảy ra. Khi bị choáng người nhiễm thường bối rối, hoảng loạn không biết phải làm gì. Vì vậy, cần phải có ai đó, mà người bị nhiễm tin cậy, để chấn an họ. Như lời tâm sự của nam bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS:

Nam, 29 tuổi: Hôm đó đi xét nghiệm, mình cũng đã có sự chuẩn bị tâm lý rồi, đã nghĩ mình trong tình trạng xấu nhất rồi... nhưng khi nghe bác sĩ bảo là hẹn ngày hôm sau mới lấy kết quả mình giật mình... . Hôm sau, trước khi vào nhận kết quả, mình đã được gọi vào phòng cùng với một người cán bộ tại trung tâm, cán bộ nói nhiều lắm... và sau đó đưa cho mình tờ kết quả... đúng là mình đã chuẩn bị tinh thần rồi nhưng vẫn thực sự bị choáng, sốc... may mà có cán bộ đã nói trước cho không thì không biết kết quả sẽ như thế nào.

Lo lắng, sợ hãi là cảm xúc mà trong cuộc sống của mỗi người đều trải nghiệm. Lo sợ thường đi kèm với sự thiếu tin tưởng và những linh cảm xấu. Sự thể nghiệm cảm xúc này cực kỳ có hại cho con người, đôi khi người ta "lo sợ cho đến lúc chết”. Đối với người nhiễm HIV/AIDS, nếu không có cảm giác lo sợ mới là điều không bình thường. Họ dường như là những người có nhiều lo sợ nhất trong cuộc sống. Người nhiễm sợ sự đau đớn mà căn bệnh đem lại. Khi HIV chuyển sang giai đoạn AIDS thì người nhiễm thường có những bệnh nhiễm trùng cơ hội. Chính những nhiễm trùng cơ hội này gây cho người bệnh sự đau đớn “quằn quại” và cũng chính những bệnh này dẫn người bệnh đến tử vong.

Thực tế cho thấy, đối tượng nhiễm HIV đang trong trạng thái khủng hoảng về tâm lý, họ rất cần có sự giúp đỡ để chấn an tinh thần, giúp họ lấy lại

bình tĩnh, giảm bớt căng thẳng để có những hành động đúng, hạn chế được những hành động tiêu cực. Chúng tôi đã tiến hành thảo luận nhóm với nội dung:

Vai trò của NVCTXH giúp đỡ đối tượng trong tình trạng bị sốc và sợ hãi.

Kết quả thực hiện thảo luận nhóm về vai trò của NVCTXH giúp đỡ đối tượng trong tình trạng bị sốc và sợ hãi thì các cán bộ (NVCTXH) tại trung

tâm đều cho rằng:

+ Trong trường hợp bị đe doạ, giúp đối tượng chuyển đến môi trường an toàn hơn.

+ Chấn an đối tượng, động viên họ thấy được sự có mặt của nhân viên xã hội nhằm để giúp đỡ họ.

Nữ, 32 tuổi, cán bộ trung tâm " Tôi hiểu những cảm xúc bây giờ của chị, rất khó có thể chấp nhận một điều khủng khiếp như vậy. Nhưng xin chị hãy bình tĩnh và nghe tôi nói: Thứ nhất: Kết quả này chúng tôi đã rât cẩn thận và thận trọng, nhưng nếu chị muốn, chúng tôi có thể xét nghiệm lại cho chị. Thứ hai, chúng tôi chỉ muốn chị hiểu rằng HIV không phải là đáng sợ như mọi người nghĩ mà chúng ta hoàn toàn có thể kéo dài cuộc sông hơn nếu chị có chế độ chăm sóc, điều trị theo đúng hướng dẫn của chúng tôi. Chị yên tâm, chúng tôi ở đây là để giúp chị"

Để cho đối tượng cảm thấy rằng không phải vì họ mắc bệnh là tất cả mọi người đều xa lánh, ghét bỏ họ mà vẫn còn có người luôn ở cạnh và giúp đỡ họ khi cần thiết.

+ Nói chuyện với đối tượng

Đây là cách thể hiện tốt nhất với đối tượng. Họ sẽ có cảm giác an toàn và giảm được căng thẳng khi có người ở bên chia sẻ tâm sự những cảm xúc của họ. Điều quan trọng nhất trong lúc này là cán bộ phải thể hiện cho họ thấy sự chân thành qua ngôn ngữ và cử chỉ giao tiếp. Họ phải được cảm thấy là

đang được chia sẻ, lắng nghe một cách đồng cảm chứ không phải là sự cố gắng nói chuyện, lắng nghe một cách giả tạo hay là vì sự thương hại.

'' Nên nói chuyện với đối tượng để họ nhận thấy sự chân thành, cảm thông và chia sẻ của chúng ta đối với họ, nhưng cái nói chuyện của chúng ta không phải là nói cho xong mà phải chân thành, thấu cảm với họ. Có như vậy, họ mới tin và nghe mình được" (Nữ, Cán bộ trung tâm).

Để làm giảm nhẹ các cảm xúc tiêu cực của người bị nhiễm, tư vấn HIV đòi hỏi phải có một giai đoạn chuẩn bị tinh thần cho người bệnh. Đó là giai đoạn tư vấn trước và sau xét nghiệm máu. Một người bình thường mà có nhu cầu thử máu để kiểm tra HIV thì thường có hành vi hoặc hoạt động trong những điều kiện có nguy cơ lây nhiễm cao. Vì vậy, khi đối tượng muốn thử máu còn đang ở trong tình trạng tỉnh táo, các hoạt động tư vấn phải được tiến hành. Giai đoạn trước thử máu rất cần được tư vấn để kiểm tra hiểu biết của họ về các con đường lây nhiễm HIV hoặc truyền thụ tri thức về HIV và cách phòng chống đổ bệnh. Ngoài ra, cần dự phòng cho họ một số cảm xúc có thể xuất hiện nằm ngoài sự kiểm soát của họ.

+ Tiếp cận gần gũi đối với đối tượng nếu thấy thích hợp

Trong trường hợp những người bị nhiễm HIV thì trong thời gian đầu họ thường sẽ cần một khoảng thời gian ngắn một mình để suy ngẫm. Người cán bộ ở đây phải hết sức nhạy cảm, lựa chọn thời gian hợp lý để tiếp cận thể hiện sự đồng cảm gần gũi với họ. Trong các trường hợp người nhiễm gặp HIV gặp sự sốc, choáng khi nhận kết quả HIV dương tính, cán bộ/NVCTXH trả xét nghiệm máu có thể dùng kỹ năng truyền thông không lời như ngồi gần nhìn họ một cách chăm chú, lắng nghe, cầm tay thậm chí ôm vai họ. Điều này giúp người nhiễm bình tĩnh trở lại.

Nam, 42 tuổi cán bộ của trung tâm cho rằng: Khi mà đối tượng biết mình đã nhiễm HIV họ thường có tâm lý căng thẳng, sốc và sợ hãi. Đây cũng

là điều dễ hiểu. Tuy nhiên khi mà chúng tôi tiếp xúc với đối tượng trong tình trạng này thường thì phải rất khéo léo và tế nhị. Với tôi, tôi thường để cho họ có khoảng lặng để họ tự suy nghĩ. Sau đó tôi nói với họ về những trường hợp vẫn đang điều trị tại trung tâm và chấn an họ để họ tin rằng chúng tôi ở đây là để giúp đỡ họ. Nhưng cũng có trường hợp chúng tôi cũng cần có những biện pháp cứng rắn hơn.

+ Hướng dẫn họ trực tiếp làm những việc cụ thể và trả lời các câu hỏi của nhân viên xã hội

Trong quá trình tiếp cận, nói chuyện và để chấn an đối tượng thì cán bộ/NVCTXH luôn phải sẵn sàng cung cấp thông tin qua việc trả lời hàng trăm câu hỏi của đối tượng (đó cũng là nguyên nhân chính gây ra sự căng thẳng, mất thăng bằng về tâm lý của đối tượng). Các câu hỏi đó sẽ tập trung vào những kiến thức về HIV/AIDS và sự lo lắng của họ về thái độ của gia đình, cộng đồng nếu mọi người biết họ bị nhiễm HIV/AIDS. Vì vậy, điều hết sức quan trọng là người cán bộ phải có một kiến thức tổng hợp chuyên sâu về căn bệnh này từ đó giải đáp được những thắc mắc và sẽ trấn an được đối tượng. Hướng họ đi theo những suy nghĩ tích cực thay bằng những hành động tiêu cực có thể xẩy ra.

Nữ, 32 tuổi đang được chăm sóc tại trung tâm nói : Tôi bị lây nhiễm HIV qua chồng, chồng tôi là người làm nghề tự do, buôn bán. Khi biết điều này, tôi thực sự sợ hãi, chết...(cười)...là hết. May mà có anh Tuấn...đã giúp đỡ tôi trong lúc đó. Lúc đó, tôi đi kiểm tra một mình, và bây giờ ở lại trung tâm luôn. Công việc của tôi và những người như tôi ở đây cũng không vất vả lắm, qua những công việc đó chúng tôi cũng cảm thấy có ích cho mình và xã hội hơn.... (chị tiếp lời) Nhớ những ngày đầu tôi rất hoang mang, lo sợ... không biết rồi mình sẽ ra sao đây, phải mất một thời gian được sự giúp đỡ

của anh chị cán bộ nói chuyện với tôi, chỉ cho phải làm nhiều việc lắm, rồi cũng đỡ sợ hơn rồi đi làm cùng mọi người... (cúi mặt...khóc...)

Tóm lại, thông qua những buổi thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu với cán bộ của trung tâm, chúng tôi thấy rằng:

Vai trò của nhân viên CTXH rất quan trọng. Khi đối tượng đang trong trạng thái bị sốc và sợ hãi thì nhân viên CTXH cần tiếp cận gần gũi tạo niềm tin và cho đối tượng cảm thấy mình đang được chia sẻ. Điều quan trọng là NVCTXH cần làm cho họ bình tĩnh, hướng dẫn họ và trả lời những câu hỏi của họ. Hơn thế nữa, NVCTXH cần hướng họ vào những suy nghĩ tích cực. Trong quá trình trấn an đối tượng thì cán bộ/ NVCTXH cần phải lồng ghép cả việc cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề. Chính vì vậy, người cán bộ/ NVCTXH phải có kiến thức chuyên sâu và tổng hợp về HIV/AIDS.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ tâm lý cho đối tượng nhiễm HIV AIDS tại trung tâm khám chữa bệnh sở lao động thương binh xã hội tỉnh thái bình (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)