9. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2 Vai trò của NVCTXH trong tham vấn giúp đỡ đối tượng khi họ phủ nhận
nhận tình huống
Thực tế cho thấy, khi đối tượng phải xét nghiệm lần thứ 3 thì họ cũng đã đặt mình vào tình trạng xấu nhất”, tuy nhiên, trước khi cán bộ thông báo cho đối tượng kết quả xét nghiệm họ vẫn có một hi vọng nhỏ nhoi về kết quả sẽ khác so với dự kiến của họ. Vì vậy, khi cán bộ thông báo kết quả cho đối tượng thì thông thường đối tượng sẽ phủ nhận kết quả đó.
Phủ nhận tình huống hay là phủ nhận kết quả chính là việc đối tượng không chấp nhận hay có phản ứng lại với kết quả mà cán bộ thông báo cho họ. Đây như là một phản ứng tự nhiên của bản năng sống. Con người thường khó chấp nhận cái khó khăn, đau khổ, và nếu trong tình trạng đó thì con người thường phủ nhận, không chấp nhận tình huống đó đang xảy ra với bản thân. Chính vì vậy, NVCTXH cần hiểu đây là phản ứng bình thường của đối tượng và có thái độ đúng mực đối với đối tượng.
Vai trò của NVCTXH trong khi đối tượng phủ nhận tình huống cụ thể như sau:
+ Cứ để đối tượng phủ nhận mặc dù không đồng tình với họ
NVCTXH cần bình tĩnh trước tình huống và phản ứng này của đối tượng, vì đây là phản ứng tự nhiên, phản ứng đối với kết quả xét nghiệm chứ không phải là phản ứng đối với cán bộ. Như lời của một cán bộ:
Nam, 52 tuổi, cán bộ trung tâm cho biết: Điều quan trọng ở đây là chúng ta sẽ phải biết chấp nhận đối tượng. Họ sẽ đưa ra hàng trăm lý do nhằm phủ nhận lại việc họ nhiễm HIV như trường hợp mà tôi thường gặp: làm sao mà có thể như thế được, xét nghiệm sai rồi, cho tôi xét nghiệm lại đi...Trong trường hợp này chúng ta phải nhận thức được trạng thái cảm xúc của họ. Chúng ta sẽ tạm chấp nhận những quan điểm của họ để sau này sẽ dần dần phân tích để đối tượng của chúng ta tự hiểu ra vấn đề. Nếu gạt phăng ngay ý kiến của họ thì đối tượng sẽ cảm thấy không được tôn trọng và sẽ càng cảm thấy chán chường, tức giận hơn và sẽ rất dễ dẫn đến những hành động tiêu cực.
Nữ, 27 tuổi, đang điều trị tại trung tâm: Khi biết kết quả, mình sốc lắm chứ, mình cứ đòi cán bộ phải cho xét nghiệm lại, chắc là nhầm thôi, mình làm sao mà có thể bị H được...Thực tế thì mình cũng chắc mẩm rằng...nhiễm thật rồi... chết thật rồi...
+ Nhắc lại các chi tiết cụ thể của vấn đề một cách nhẹ nhàng và thận trọng. Đối tượng đang trong trạng thái cảm xúc bị khủng hoảng nặng nề do đó rất không cần thiết phải cứ nhận mạnh hay xoáy vào vấn đề nhiễm HIV của đối tượng. NVCTXH nên đề cập đến vấn đề đó một cách nhẹ nhàng, tế nhị và phải thể hiện được sự đồng cảm để đối tượng nhận ra được vấn đề của họ.
Nữ, 35 tuổi, cán bộ trung tâm: ...Chị à, thực ra nếu ai trong tình huống như chị thì cũng sẽ có những phản ứng giống chị thôi... phản ứng đó chúng
tôi có thể hiểu được, điều quan trọng bây giờ là chị cần thực sự bình tĩnh, còn rất nhiều công việc cần chúng ta cùng nhau tìm cách giải quyết và chị yên tâm...chúng tôi luôn bên cạnh chị, chúng tôi ở đây là để giúp chị.
+ Nhắc lại nhiều lần những thông tin cụ thể
Đó chính là những điểm mấu chốt, tích cực của vấn đề như là HIV không dễ lây qua các con đường giao tiếp bình thường; Người nhiễm HIV sẽ vẫn còn sống và sinh hoạt bình thường trong một khoảng thời gian dài nữa; Sự kỳ thị phân biệt đối xử người nhiễm HIV ở cộng đồng đã được giảm đi đáng kể.
Nam, 39 tuổi, cán bộ trung tâm: "Nếu anh muốn được xét nghiệm lại, chúng tôi sẽ vui lòng tạo điều kiện để anh thấy thoải mái. Tuy nhiên dù kết quả thế nào thì anh hãy bình tĩnh và chấp nhận nó. Nếu anh đã không may bị nhiễm H, chúng tôi nghĩ chúng ta cần trao đổi với nhau để tìm ra cách hỗ trợ cho anh, để sống chung với H và anh biết đấy, rất nhiều người như anh vẫn đang cống hiến cho gia đình và xã hội khi họ thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn"
Nam, 27 tuổi, đối tượng nhiễm H, đang điều trị tại trung tâm: Khi nghe kết quả, em không thể tin nổi nữa, thật sự tất cả đã kết thúc với em rồi...thế là hết.... Lúc đó may mà có anh cán bộ ở trung tâm, anh ấy ngồi nhìn em, nắm tay em và nói: Em à, thực sự anh có thể hiểu được cảm giác của em lúc này, em muốn khóc cứ khóc đi... nhưng em nghe này... không phải như em nghĩ đâu, mọi thứ vẫn còn đang ở phía trước cần em nhiều lắm... em còn làm việc trong thời gian dài nữa... em hãy bình tĩnh lại... . Cuộc sống này còn cần em đấy...em cũng thấy yên tâm hơn được phần nào.
Nữ, 42 tuổi, cán bộ trung tâm: Chị làm ở đây cũng hơn 20 năm rồi và cũng đã chứng kiến, làm việc với nhiều đối tượng, nhiều đối tượng cũng đáng thương lắm. Khi thông báo kết quả cho họ, họ sốc, cứ bắt là cho kiểm tra lại.
Sau khi giữ bình tĩnh được cho họ thì chị cũng cung cấp cho họ một số thông tin cần thiết và những việc cần làm ngay trước mắt. Điều đặc biệt là cần giữ cho họ bình tĩnh và cho họ biết những thông tin tích cực về H.
+ Không nên hứa những điều không thực tế, điều không có thể
Không nên trấn an họ bằng cách đưa ra những lời hứa hoặc hy vọng huyễn hoặc như “có thể ở đâu đó đã có được thuốc chữa được hoàn toàn bệnh HIV.”
Nam, 52 tuổi, cán bộ trung tâm: Điều nguy hiểm nhất là hứa suông với người bệnh. Bởi vì mình gieo vào đầu họ những cái hi vọng không thể có, mà thực ra thì họ biết là không như vậy nhưng họ cố tình không hiểu và cứ hi vọng viển vông. Mình mà hứa viển vông nữa thì thật nguy hiểm. Điều quan trọng ở đây là cho họ biết, nhiễm H còn có thể sống và lao động, cống hiến trong một thời gian nữa, và rất nhiều người nhiễm H như họ vẫn sống và lao động.
+ Nên tỏ sự đồng cảm
Đây là một kỹ năng cần được sử dụng trong suốt quá trình làm việc với đối tượng. Điều lưu ý là cán bộ/ NVCTXH phải thể hiện được sự đồng cảm, thấu hiểu thực sự trong quá trình làm việc với họ chứ không phải là sự thương hại dành cho đối tượng.
Nam, 41 tuổi, cán bộ trung tâm "Tôi biết rằng lúc này anh đang rơi vào trạng thái rất sốc khi biết mình nhiễm H. Tôi thực sự rất thông cảm với anh, chúng tôi đã xét nghiệm nhiều lần và cẩn trọng trước khi thông báo kết quả với anh. Tôi sẽ chia sẻ với anh một số kiến thức về HIV. Và anh hãy yên tâm rằng, chúng ta có thể sống chung với H và cuộc sống của anh vẫn diễn ra tốt nếu anh tin tưởng và làm theo hướng dẫn của chúng tôi.
Đối tượng nhiễm HIV/AIDS đang phải trải qua những trạng thái và xúc cảm tiêu cực vì vậy, rất cần có sự đồng cảm, chia sẻ của mọi người. Những
người bị nhiễm HIV là một phần của cuộc sống loài người, chấp nhận “sống chung với HIV”... Có như vậy, người nhiễm HIV mới thấy được sự cảm
thông từ mọi người và vươn lên để sống tích cực hơn " Tôi tin rằng, anh sẽ vượt qua được khủng hoảng này, có rất nhiều người đã đang sống chung với H, họ đã vượt qua được và họ vẫn đang cống hiến cho xã hội và gia đình" (Nam, 41 tuổi, cán bộ trung tâm ).
Đối tượng phủ nhận tình huống có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến là nguyên nhân lo sợ. Sự lo sợ thể hiện ở việc người bị nhiễm lo bị mất việc làm và sợ bị đồng nghiệp, người thân ghét bỏ. Thực tế hiện nay, khi đi xin việc thì người xin việc đều phải kiểm tra sức khoẻ. Mà người nhiễm HIV nếu bị phát hiện ra thì mất việc làm là điều khó tránh khỏi. (Dù điều này không được pháp luật cho phép). Nguy cơ không có việc làm tạo nên sự lo sợ ở người nhiễm, vì họ sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải trang trải cho cuộc sống và bệnh tật. Đặc biệt khi người nhiễm là lao động chính trong gia đình:
“Em chỉ xin chị giúp đỡ đừng nói cho ai biết, nhất là cơ quan. Người ta sẽ cho em nghỉ việc ngay, em mà không đi làm thì không ai nuôi con em”
Có người nhiễm sợ lộ bệnh của mình cho người khác biết sẽ ảnh hưởng đến những người thân yêu, sợ hạnh phúc gia đình tan vỡ.
" Chị đừng nói cho ai biết nhé, chỉ có chị và em biết thôi, nếu ai đó mà biết được thì con em không được đi học đâu, con em không có bạn chơi đâu, khổ thân cháu, cháu còn nhỏ mà"
Như vậy, có thể hiểu rằng, ở giai đoạn này, vai trò của NVCTXH là rất quan trọng. Bằng kiến thức và kĩ năng của mình, cán bộ/NVCTXH giúp đối tượng nhận thức, hiểu rõ vấn đề đang gặp phải, chấp nhận nó và đương đầu với nó, đặc biệt chế ngự nó để sống tích cực và có ý nghĩa hơn.