Giải pháp hoàn chỉnh, hoàn thiện việc thực hiện quy hoạch các

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 89)

5. Bố cục của luận văn

4.3.2. Giải pháp hoàn chỉnh, hoàn thiện việc thực hiện quy hoạch các

vậy, các thông tin về phát triên các KCN mang tính bền vững phải được đến với cộng đồng doanh nghiệp.

+ Nội dung bao gồm: Thông tin về quy hoạch phát triển bên vững các KCN; Chủ trương và chính sách về cơ chế ưu đãi của tỉnh; Xây dựng quy trình nghiên cứu, lựa chọn các nhà đầu tư gọn nhẹ, thuận tiện, nhanh chóng, hướng lựa chọn các nhà đầu tư có tiềm năng. Khai thác tối đa phương tiện thông tin, mở những trang website…

- Tạo vốn để phát triển bền vững các KCN: Do nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng rất lớn theo dự toán, lượng vốn để phát triển các hạng mục hạ tầng ngoài hàng rào cũng cần phải được tính toán. Ngoài ra, cần xây dựng một cơ chế bảo lãnh để tạo điều kiện cho những doanh nghiệp về xây dựng hạ tầng có thể khai thác nguồn vốn tín dụng Ngân hàng.

4.3.2. Giải pháp hoàn chỉnh, hoàn thiện việc thực hiện quy hoạch các KCN trong tỉnh trong tỉnh

Đây là giải pháp có tính tiên quyết, bởi lẽ nó sẽ tác động ảnh hưởng rất lớn đến các giải pháp kế tiếp sau như: xúc tiến đầu tư, xây dựng nối kết hạ tầng cơ sở trong ngoài KCN, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đền bù giải tỏa tạo quỹ đất…

a. Giải pháp ngắn hạn

Do hiện trạng phân bổ đất công nghiệp cho các KCN Tỉnh bị phân tán với quy mô diện tích nhỏ, chỉ dành đất cho sản xuất công nghiệp, chưa tính đất cho phát triển đô thị, thương mại - dịch vụ phục vụ sản xuất, cũng như đất cho dân cư (bao gồm những hộ tái định cư và cho người lao động làm việc trong KCN), cho nên trong thực tế, để quy hoạch hoàn thiện các KCN, đảm bảo tính phát triển, bền vững như trong lý thuyết là vấn đề cực kỳ khó khăn. Vì vậy, giải pháp quy hoạch mà tác giả đề xuất sau đây mang tính hợp lý tương đối có tham khảo quy hoạch dự kiến của BQL các KCN tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trên cơ sở 2.631 ha đất công nghiệp đã được Chính phủ cho phép quy hoạch, bao gồm đất KCN: 1420 ha, đất cho cụm công nghiệp: 1.193 ha (xem phụ lục 2.1), cần tiến hành việc nối kết một số KCN, cụm công nghiệp liền kề có thể nối kết được, từ đó hình thành 4 khu công nghiệp lớn ở 3 huyện: Sông Công, Phổ Yên, Phú Bình (xem bảng 4.4).

- Sông Công: KCN Sông Công I: 195 ha, liền kề khu đô thị thị xã Sông Công.

- Phú bình: KCN Điềm Thụy phú bình rộng 350 ha, nối kết 400 ha đến KCN Yên Bình Phổ Yên.

Đối với các KCN còn lại, tại từng KCN này cần quy hoạch bổ sung thêm khu vực thương mại dịch vụ và khu vực dân cư liền kề nhằm phục vụ cho khu vực sản xuất hiện hữu. Cần nói rõ thêm, tại những khu quy hoạch bổ sung, không nhất thiết phải tập trung tiến hành đền bù giải toả, xây dựng hạ tầng cơ sở ngay, để tiết giảm chi phí đầu tư ban đầu và không gây xáo trộn về giá đất, đời sống cư dân…Nhà nước thực hiện điều chỉnh quy hoạch thông qua thực hiện nghiêm thủ tục hành chánh trong việc cấp các loại chứng nhận, giấy phép về (mua bán nhà đất, xây dựng, đăng ký kinh doanh, đầu tư…) theo đúng quy hoạch đã duyệt, còn việc giá cả thuê -mua, xây dựng hạ tầng, di dời, tái định cư….sẽ do các nhà đầu tư kinh doanh (muốn mua hoặc thuê đất) cùng với người dân (là chủ đất) quyết định.

b. Giải pháp dài hạn

Theo định hướng của tỉnh Thái Nguyên, sẽ phát triển một số KCN chuyên ngành, theo quan điểm tác giả điều này tính khả thi không cao, bởi lẽ trong thực tế nếu việc xúc tiến đầu tư chỉ tập trung thu hút đối tượng chuyên ngành sẽ gặp nhiều khó khăn và kéo dài thời gian “lấp đầy”, sẽ tạo áp lực khó khăn trong việc thu hồi vốn của các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, sẽ dẫn đến việc khó kêu gọi các chủ đầu tư tham gia xây dựng kinh doanh hạ tầng KCN. Vì vậy, có nên chăng vẫn quy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoạch các KCN tổng hợp nhưng trên cơ sở phối hợp nhiều ngành nghề có liên quan hỗ trợ được cho nhau và trên cơ sở đầu tư công nghệ kỹ thuật cao, ít ô nhiễm, ít thâm dụng lao động. Mặt khác, cũng cần quan tâm đến việc quy hoạch cân đối tỷ lệ hợp lý giữa quỹ đất dành cho sản xuất công nghiệp với quỹ đất dành cho khu vực thương mại dịch vụ và dân cư ở từng KCN.

Để có thể thực hiện tốt giải pháp cơ bản này, đòi hỏi BQL các KCN phải chủ động bàn bạc với các sở ngành liên quan để thống nhất trình UBND Tỉnh sớm quyết định và cho triển khai hướng quy hoạch trên.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)