Kinh nghiệm phát triển bền vững các KCN của Thái Lan

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 36)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển bền vững các KCN của Thái Lan

Đến năm 2014, Thái Lan có 56 KCN, trong đó 11 KCN do IEAT trực tiếp đầu tư (The Induatrial Estate Authority of Thailand - BQL các KCN Thái Lan), một khu do IEAT liên doanh với tư nhân đầu tư, 45 KCN khác do các tập đoàn lớn đầu tư.

Có 2 loại hình KCN phổ biến ở Thái Lan: KCN tổng hợp: tập trung thu hút các nhà máy công nghiệp sản xuất hàng tiêu thụ nội địa hoặc/và hàng xuất khẩu. KCX: dành cho những nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu.

1.2.1.1. Những bài học kinh nghiệm về KCN của Thái Lan

Kinh nghiệm 1: Thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về KCN

Thống nhất quản lý nhà nước đối với các KCN. Các KCN của Thái Lan hoạt động theo luật KCN, có tổ chức quản lý nhà nước về KCN là tổ chức IEAT.

IEAT được thành lập năm 1972, được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước thống nhất và phát triển KCN Thái Lan, ngoài ra IEAT còn có chức năng kinh doanh.

IEAT được chính phủ Thái Lan giao cho chức năng như các bộ, ngành khác để có đủ quyền hạn quản lý nhà nước về KCN chẳng hạn như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cấp Giấy phép đầu tư

Quy định ngành nghề và giao dự án được cấp phép vào KCN.

Quản lý các nhà đầu tư vào KCN từ sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, dịch vụ, đến sử dụng đất, vệ sinh, y tế, môi trường, thực hiện chính sách lao động…

Quy định giá mua bán và cho thuê động sản, bất động sản

Phát hành các loại tín phiếu và ngân phiếu nhằm mục đích phục vụ đầu tư.

Trong IEAT có trung tâm dịch vụ hoàn chỉnh, trung tâm này có nhiệm vụ cung cấp thông tin về các cơ hội đầu tư và các khu đất đang sẵn sàng chờ đầu tư của tất cả các vùng công nghiệp trên toàn lãnh thổ Thái Lan.

Các nhà đầu tư có thể nhận được thông tin chi tiết và dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp về tất cả các thủ tục đầu tư, xây dựng, chính sách ưu đãi, các đặc quyền và mọi khía cạnh của ngành công nghiệp liên quan.

1.2.1.2. Kinh nghiệm 2: Phải hoàn thiện hạ tầng cơ sở trước khi cho thuê đất đầu tư

Tất cả các KCN Thái Lan đều có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh bao gồm: nguồn cấp nước, nguồn điện, điện thoại, đường, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống chống ngập úng… Vấn đề đặt ra là Thái Lan đã thực hiện cơ chế có tính chất luật đó là: KCN có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh mới được kinh doanh bán hoặc cho thuê.

Đây là bài học kinh nghiệm sâu sắc không chỉ các nhà quản lý ở tỉnh Thái Nguyên mà các nhà quản lý KCN cả nước ta cần chiêm nghiệm.

1.2.1.3. Kinh nghiệm 3: xây dựng các cao ốc xí nghiệp

Tại Thái Lan hình thành Công ty kinh doanh phát triển nhà máy (TFD- The Thai Factory development public company limited). TFD được thành lập năm 1977 do công ty tài chính công nghiệp Thái Lan làm chủ. TFD chuyên về xây dựng các nhà máy tiêu chuẩn (standard factories) cho ngành công nghiệp và bán lại cho các nhà đầu tư vào cáo KCN Thái Lan với chính sách hỗ trợ về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tài chính hấp dẫn. TFD đã tham gia tại hầu hết các KCN ở Thái Lan. Gần dây TFD giới thiệu dự án cao ốc nhà máy (flatted factories). Cao ốc này có đầy đủ các dịch vụ, tiện ích có thể chứa và phục vụ cùng lúc nhiều nhà máy. Mỗi cao ốc có khoảng 9 tầng, mỗi tầng có 70 khoang, mỗi khoang có diện tích từ 60m2

đến 3.000m2, có thể chịu tải ở mức 10kN/m2

và có thể phục vụ cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập tiện đến thuê và sử dụng ngay.

Loại cao ốc nhà máy này phù hợp với các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành nghề gia công may mặc, lắp ráp, dịch vụ, nghiên cứu và phát triển … nói chung là những ngành công nghiệp thuộc nhẹ và sạch, ít gây ô nhiễm và tiếng ồn, có thể bố trí gần khu dân cư.

Có thể nói đây cũng là mô hình mà Việt Nam chúng ta cần học tập, đặc biệt là tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện quỹ đất CN ít, giá cho thuê đất cao. Nếu xây cao ốc xí nghiệp sẽ giúp Thành phố vừa tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giá cho thuê đất có thể cạnh tranh do chi phí giá thành hạ, vừa tạo điều kiện buộc các chủ đầu tư KCN phải thu hút những dự án đầu tư thuộc diện “xanh- sạch, có hàm lượng chất xám và công nghệ cao”

1.2.1.4. Kinh nghiệm 4: Xây dựng KCN gồm 3 khu vực có Khu sản xuất, thương mại - dịch vụ và dân cư

Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế xã hội đất nước, trong tương lai, Thái Lan sẽ xây dựng KCN theo mô hình gồm cả khu thương mại và khu dân cư. Đây là mô hình được rút tỉa kinh nghiệm từ sự thành công của khu công nghiệp Leam Chabang. KCN này được chia làm 3 khu vực: Khu công nghiệp (bao gồm KCN tổng hợp hoặc KCX); Khu thương mại và Khu dân cư.

KCN tổng hợp: Tập trung những nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hầu hết các KCN có KCX nằm trong có kho ngoại quan để tạo giao lưu hàng hóa với bên ngoài.

Khu thương mại: Khu vực này dành cho các hoạt động dịch vụ và thương mại như: Ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm, các dịch vụ cung ứng thường xuyên và các hoạt động hỗ trợ khác để phục vụ cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN.

Khu dân cư: Khu vực này dành cho mục đích sinh hoạt, ăn ở của công nhân và các nhà quản lý doanh nghiệp trong KCN.

Đây cũng là bài học cần được rút ra vận dụng cho việc quy hoạch phát triển các KCN ở VN nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)