Sự dịch chuyển cơ cấu ngành nghề kinh tế trong các KCN

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 80)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Sự dịch chuyển cơ cấu ngành nghề kinh tế trong các KCN

Quá trình phát triển các KCN ở giai đoạn đầu, tiêu chí “lấp đầy KCN” được đặt lên hàng đầu, nhưng các giai đoạn sau đó, tiêu chí sử dụng hiệu quả các nguồn lực (vốn, đất đai, …) được đặt ra do bản thân các nguồn lực là khan hiếm, do đó có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong các KCN giữa các nước trên thế giới và giữa các KCN trong cùng một nước như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dịch chuyển các ngành công nghệ thâm dụng lao động hoặc những ngành gây ô nhiễm từ nước có trình độ phát triển cao hơn sang nước có trình độ phát triển thấp hơn, hoặc từ KCN ở các trung tâm lớn sang KCN ở các địa phương.

Cơ cấu ngành kinh tế trong từng KCN thay đổi theo các giai đoạn phát triển:

Từ thâm dụng lao động sang thâm dụng kỹ thuật

Từ các ngành công nghiệp gây ô nhiễm sang các ngành công nghiệp sạch Từ KCN thu hút tổng hợp mọi ngành nghề sang chuyên ngành để tăng cường sự hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành.

Khi hội nhập kinh tế quốc tế, về nguyên tắc cả lãnh thổ của quốc gia trở thành khu kinh tế mở: thuế nhập khẩu giảm xuống 0% - 5%, các rào cản phi thuế quan dần dần được loại bỏ để phù hợp với cam kết thương mại song phương và đa phương. Như vậy, lợi thế lớn nhất của KCX truyền thống trước đây là thuế XNK khi hoạt động thương mại với nước ngoài bằng 0. Các doanh nghiệp được hưởng thủ tục XNK thuận lợi không còn lợi thế vượt trội so với nội địa, vì vậy việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào KCX trở nên khó khăn. Để giải quyết tình trạng này, nhiều nước đã chuyển đổi công năng của các KCX từ chế biến hàng XK sang thực hiện dịch vụ xuất khẩu (giao nhận, phân phối hàng hóa, môi giới, đóng gói bao bì, …) biến KCX trở thành cầu nối giữa thị trường nội địa và thị trường thế giới.

Việt Nam đã bắt đầu thử nghiệm xu hướng dịch chuyển này tại KCX Tân Thuận (TP.HCM) từ năm 2002 đến nay. Tuy nhiên, việc tác động cho sự dịch chuyển này chưa đạt hiệu quả, đòi hỏi phải có sự nhận thức sâu sắc từ chính quyền các cấp cũng như các Bộ ngành liên quan về sự dịch chuyển này, phải nhận thức sự dịch chuyển này là yêu cầu khách quan của sự phát triển KCX mà các Bộ ngành và chính quyền các cấp có trách nhiệm quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nó.

Bên cạnh đó, có sự cạnh tranh gay gắt trong quá trình phát triển các KCN Cạnh tranh giữa các nước trong quá trình thu hút vốn đầu tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cạnh tranh giữa các KCN trong cùng một quốc gia, giữa địa phương này với địa phương khác, giữa các KCN trong cùng một địa phương

Môi trường đầu tư thuận lợi, cơ chế chính sách thông thoáng, chất lượng phục vụ của mọi hoạt động dịch vụ…sẽ là các nhân tố quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của các KCN.

3.4. Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức và thuận lợi khó khăn đối với sự phát triển bền vững các KCN tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)