Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 48)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2.Phương pháp thu thập thông tin

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là chủ yếu

- Thông tin từ các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công nghiệp; của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở Công thương Thái Nguyên, Ban quản lý các Khu Công nghiệp của tỉnh, các của UBND Thị xã Sông Công. UBND huyện Phổ Yên;

- Tài liệu cơ sở lý luận về phát triển bền vững, phát triển bền vững khu công nghiệp; Tài liệu về tình hình kinh tế - xã hội Tỉnh Thái Nguyên trong một số năm gần đây.

- Các văn bản, quy định liên quan Khu Công nghiệp của Chính phủ và của Tỉnh.

- Cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào Khu Công nghiệp của tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Hải Dương, ....

- Kết quả nghiên cứu của một số đề tài có liên quan (tài liệu tham khảo): Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 - UBND tỉnh Thái Nguyên.

Định hướng PTBV ở Việt nam và PTBV ngành công nghiệp. Báo cáo tổng thể quy hoạch các khu công nghiệp tập trung tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên.

* Phương pháp chuyên gia

Dự kiến phỏng vấn trực tiếp 5 nhà quản lý và hoạch định chính sách của thị xã và của tỉnh. Thông qua phương pháp này sẽ giải quyết phân tích vấn đề dựa trên các đánh giá, nhận xét hay các ý kiến của các chuyên gia.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả cập nhật và tính toán tổng hợp thông qua hệ thống các bảng biểu.... Đề tài sử dụng công cụ Microsoft Excel 2003 và một số chương trình ứng dụng khác để tính toán.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp đồ thị

Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị tư các bảng số liệu cung cấp thông tin để người sử du ̣ng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin....

2.2.4.2. Phương pháp phân tích SWOT

Sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh giá thực trạng phát triển bền vững các Khu Công nghiệp, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công trong thời gian tới. Lý thuyết về mô hình SWOT như sau:

Ma trận SWOT O (Opportunities) T (Threats)

S Strengths

Có thế mạnh, có cơ hội: Chiến lược phát triển, phát huy lợi thế, tận dụng cơ hội

Có thế mạnh, nhiều thách thức: Khai thác thế mạnh, giảm thiểu rủi do, vượt qua thách thức

W Weaknesses

Không thế mạnh, có cơ hội: Khắc phục điểm yếu bằng cách huy động nguồn lực bên ngoài

để tận dụng cơ hội

Không có thế mạnh, không có cơ hội: Thận trọng, tránh nóng vội trong phát triển, đề phòng chủ quan duy ý chí

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu về phát triển bền vững khu công nghiệp Sông Công

2.3.1. Các chỉ tiêu về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng bình quân: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc là thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định.

- Các chỉ tiêu về số dự án và số vốn đầu tư đăng ký như: doanh thu, nộp ngân sách, giải quyết lao động…

- Tỷ lệ lao động trong Khu Công nghiệp trong tổng số lao động

- Doanh thu và tỷ trọng đóng góp của công nghiệp vào cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng của khu công nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giá trị xuất khẩu và tỷ trọng đóng góp của khu công nghiệp vào xuất khẩu của thị xã.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.2. Các chỉ tiêu về xã hội

- Số lượng lao động có việc làm do Khu công nghiệp tạo ra và tỷ trọng tăng trưởng số việc làm mới của thị xã Sông Công.

- Thu nhập của người lao động trong Khu công nghiệp và tỷ lệ so sánh với mức thu nhập chung của người dân thị xã Sông Công.

- Số lượng các dịch vụ phục vụ người lao động trong KCN của người dân phát triển tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân quanh KCN

2.3.3. Các chỉ tiêu về môi trường

- Số lượng và tỷ lệ các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp có công nghệ tiên tiến, trung bình, cũ

- Số lượng các doanh nghiệp và tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 14.000 (hệ thống quản lý chất lượng môi trường), ISO 14.020 (nhãn sinh thái) và áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn.

- Số lượng các khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp xử lý chất thải và công nghệ tái chế.

- Mức độ áp dụng tiêu chuẩn môi trường ở các khu vực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên và tiềm năng

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Dọc theo quốc lộ số 3, đi khoảng 80 km từ Hà Nội sẽ đến Thái Nguyên, một trong những trung tâm chính trị kinh tế quan trọng thuộc vùng trung du, miền núi phía Bắc. Nằm giáp Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung du, miền núi phía Bắc với Đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu đó được thực hiện qua một hệ thống đường giao thông thuận tiện (gồm các quốc lộ 3, 1B, 37, 279, tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều và các tuyến đường sông) hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc - Nam, thấp dần về phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hoá mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài ra còn có vòng cung Ngân Sơn, Bắc Sơn là những dãy núi cao chắn gió mùa Đông Bắc cho tỉnh.

Mặc dù là tỉnh trung du, miền núi, nhưng địa hình Thái Nguyên không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác. Đây là một điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong canh tác nông - lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1.1.3. Khí hậu

Với địa hình thấp dần từ núi cao xuống núi thấp, rồi xuống trung du, đồng bằng theo hướng Bắc - Nam làm cho khí hậu Thái Nguyên chia thành 3 vùng rõ rệt trong mùa đông: vùng lạnh, vùng lạnh vừa, vùng ấm và 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.500 đến 1.750 giờ và phân bố tương đối đều cho các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình hàng năm ở Thái Nguyên khá lớn, khoảng 2.000 - 2.500 mm nên tổng lượng nước mưa tự nhiên dự tính lên tới 6, 4 tỷ m3/năm.

3.1.1.4. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của Thái Nguyên là 3.541 km2. Do ảnh hưởng của địa hình, đất đai ở Thái Nguyên được chia làm 3 loại chính, trong đó, đất núi chiếm diện tích lớn nhất (48, 4%), độ cao trên 200 m, tạo điều kiện cho phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, cây đặc sản…, đất đồi chiếm 31, 4%, độ cao từ 150 - 200 m, phù hợp với cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm và đất ruộng chiếm 12, 4%. Thái Nguyên còn có một diện tích lớn đất chưa sử dụng, phần lớn là đất trống đồi trọc (do diện tích rừng tự nhiên đã bị khai thác trước kia) nên đây có thể được coi như một tiềm năng phát triển lâm nghiệp, tăng độ che phủ rừng ở Thái Nguyên.

3.1.1.5. Tài nguyên rừng

Hiện nay, Thái Nguyên có 206.999 ha đất lâm nghiệp, trong đó 146.639 ha đất có rừng, chiếm 41, 4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, diện tích đất rừng tự nhiên là 102.190 ha, rừng trồng 44, 449 ha. Bên cạnh đó, diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh chiếm 17%, trong đó đất rừng phòng hộ 64.553, 6 ha, rừng đặc dụng 32.216, 4 ha, rừng sản xuất: 110.299, 6 ha vừa có tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp, vừa là nhiệm vụ để Thái Nguyên nhanh chóng tiến hành các biện pháp để phủ xanh đất trống đồi trọc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản

Nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, Thái Nguyên còn có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các vùng lớn như Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Trại Cau (Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai)…Khoáng sản ở Thái Nguyên có thể chia ra làm 4 nhóm: Nhóm nguyên liệu cháy, bao gồm: Than mỡ (trên 15 triệu tấn), than đá (trên 90 triệu tấn); Nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm kim loại đen (sắt có 47 mỏ và điểm quặng; titan có 18 mỏ và điểm quặng), kim loại màu (thiếc, vonfram, chì, kẽm, vàng, đồng, …); Nhóm khoáng sản phi kim loại, bao gồm pyrits, barit, phốtphorit…Tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn; Nhóm khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, đất sét, đá sỏi… với trữ lượng lớn, khoảng 84, 6 triệu tấn. Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản trong đó gồm nhiều loại có ý nghĩa trong cả nước như sắt, than (đặc biệt là than mỡ) đã tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Đây là thế mạnh đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của cả nước.

3.1.1.7. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nằm ở trung tâm Việt Bắc, Thái Nguyên có một vị trí đặc biệt quan trọng, là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh Đông Bắc với Đồng Bằng sông Hồng và các tỉnh phía Nam. Xét về mặt kinh tế, Thái Nguyên có một vị trí quan trọng trong vùng cũng như cả nước

- Đối với các tỉnh trung du và miền núi như Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ thì Thái Nguyên là nơi cung cấp các sản phẩm thép, nhiên liệu than, một số mặt hàng tiêu dùng thông thường. Trong tương lai Thái Nguyên vẫn sẽ là nơi cung cấp cho các tỉnh trung du miền núi Đông Bắc những sản phẩm công nghiệp như than, thép, gang, động cơ diezen, vật liệu xây dựng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đối với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, Thái Nguyên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm như than (50%), thép cán (60%), chè (78%). Ngoài ra, nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nhẹ khác của Thái Nguyên cũng được tiêu thụ rộng rãi tại vùng này.

3.1.1.8. Tiềm năng du lịch

Thái Nguyên có rất nhiều phong cảnh đẹp, các hồ nước, lớp phủ thực vật, động vật quý hiếm, cảnh quan thiên nhiên…(tiêu biểu là hồ Núi Cốc), cùng với hàng loạt di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, nghệ thuật, lễ hội, truyền thống văn hoá đặc sắc của các dân tộc…là những lợi thế của Thái Nguyên trong việc phát triển các dịch vụ du lịch, cả du lịch sinh thái và du lịch nhân văn.

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và triển vọng đến năm 2020

Xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thương mại, du lịch), văn hoá, giáo dục, y tế của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hoá lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc; quốc phòng - an ninh vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Với mục tiêu cụ thể như sau:

3.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân

Thời kỳ 2006 - 2010 đạt 12% - 13%/năm, thời kỳ 2011-2015 đạt 12, 0 - 12, 5%/năm và thời kỳ 2016 - 2020 đạt 11 - 12%/năm; trong đó, tăng trưởng bình quân của các ngành trong cả thời kỳ 2006 - 2020: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 5 - 5, 5%/năm, công nghiệp - xây dựng đạt 13, 5% - 14, 5%/năm, dịch vụ đạt 12, 5%/năm.

3.1.2.2. GDP bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người đạt trên 800 USD vào năm 2010, 1.300 - 1.400 USD vào năm 2015 và 2.200 - 2.300 USD vào năm 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1.2.3. Cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản), cụ thể: công nghiệp và xây dựng chiếm 45%, dịch vụ chiếm 38 - 39%, nông nghiệp chiếm 16 - 17% vào năm 2010; tương ứng đạt 46 - 47%, 39 - 40%, 13 - 14% vào năm 2015; đạt 47 - 48%, 42 - 43%, 9 - 10% vào năm 2020.

3.1.2.4. Kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 65 - 66 triệu USD vào năm 2010, đạt trên 132 triệu USD vào năm 2015 và trên 250 triệu USD vào năm 2020; Tốc độ tăng xuất khẩu bình quân trong cả thời kỳ 2006 - 2020 đạt 15 - 16% năm.

3.1.2.5. Thu ngân sách

Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.500 - 1.550 tỷ đồng vào năm 2010, 4.000 - 4.100 tỷ đồng vào năm 2015 và trên 10.000 tỷ đồng vào năm 2020; tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn bình quân trong cả thời kỳ 2006 - 2020 đạt trên 20%/năm.

3.1.2.6. Tốc độ tăng dân số

Tốc độ tăng dân số trong cả thời kỳ 2006 - 2020 đạt 0, 9%/năm; trong đó, tốc độ tăng dân số tự nhiên đạt 0, 8 - 0, 82%/năm và tăng cơ học đạt 0, 08% - 0, 1%/năm.

3.1.2.7. Trước năm 2020

Trước năm 2020, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông cho 95% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn (trong đó 15% học nghề, 15% giáo dục chuyên nghiệp, 70% tốt nghiệp phổ thông và bổ túc) và 85% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực nông thôn; Kiên cố hoá toàn bộ trường, lớp học; Mỗi huyện có ít nhất 03 trường trung học phổ thông.

3.1.2.8. Bảo đảm đủ cơ sở khám, chữa bệnh

Bảo đảm đủ cơ sở khám, chữa bệnh và nhân viên y tế; ưu tiên đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở khám, chữa bệnh ở cả ba tuyến: Tỉnh, huyện, xã; phấn đấu tăng tuổi thọ trung bình lên 72 tuổi vào năm 2010 và trên 75 tuổi vào năm 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1.2.9. Giải quyết việc làm

Giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho ít nhất 15.000 lao động trong thời kỳ 2006 - 2010 và cho 12.000 - 13.000 lao động trong thời kỳ 2011 - 2020; bảo đảm trên 95% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2010; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38 - 40% vào năm 2010 và đạt 68 - 70% vào năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ - TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ) giảm xuống còn dưới 15% vào năm 2010 và còn 2, 5 - 3% vào năm 2020; chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 48)