Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 46)

5. Bố cục của luận văn

2.1.Câu hỏi nghiên cứu

- Các KCN tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua hoạt động ra sao? - Vấn đề Quy hoạch KCN có nằm trong định hướng phát triển KT - XH? - Phát triển KCN mang lại hiểu quả như thế nào đối với quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái và đối với các KCN đóng trên địa bàn đó?

- Vấn đề là cần tập trung phát triển như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường cho tỉnh Thái Nguyên mà không làm ảnh hưởng đến vấn đề môi trường?

- Các giải pháp để phát triển bền vững các KCN tỉnh Thái Nguyên cần phải thay đổi ra sao để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng khách quan tới kết quả phân tích, mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu. Tỉnh Thái Nguyên hiện nay có 6 khu công nghiệp với tổng diện tích: 1.420ha bao gồm:

- Khu Công nghiệp Sông Công I: Với quy mô và diện tích là 195 ha, với tính chất và chức năng thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất dụng cụ y tế, phụ tùng, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng... Vị trí, địa điểm: tại Xã Tân Quang, thị xã Sông Công.

- Khu công nghiệp Sông Công II: Với quy mô và diện tích là 250 ha, với tính chất và chức năng thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất dụng cụ y

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tế, phụ tùng, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng... Vị trí, địa điểm: tại Xã Bá xuyên thị xã Sông Công.

- Khu công nghiệp Điềm Thụy: Với quy mô và diện tích là 350 ha, với tính chất và chức năng thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất dụng cụ y tế, phụ tùng, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng... Vị trí, địa điểm: tại Xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình

- Khu công nghiệp Nam Phổ Yên: Với quy mô và diện tích là 120 ha,

với tính chất và chức năng thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất dụng cụ y tế, phụ tùng, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng... Vị trí, địa điểm: tại Phổ Yên .

- Khu công nghiệp Quyết Thắng: Với quy mô và diện tích là 105 ha,

với tính chất và chức năng thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất dụng cụ y tế, phụ tùng, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng... Vị trí, địa điểm: tại Xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên .

- Khu công nghiệp Yên Bình I: Với quy mô và diện tích là 400 ha, với

tính chất và chức năng thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất dụng điện tử, thuộc tổ hợp công nghệ cao SamSung Thái Nguyên, dự án cụm cảng hàng không nối dài dự án cung cấp dịch vụ logistic và sản xuất hàng tiêu dùng... Vị trí, địa điểm: tại Phổ Yên.

Được phê duyệt tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các Khu Công nghiệp ở Việt nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Khu công nghiệp Yên Bình của tỉnh được Chính phủ phê duyệt bổ sung vào danh mục KCN Việt nam (Điều chỉnh thay KCN tây Phổ Yên giai đoạn 2015-2010 diện tích 200ha) với quy mô diện tích là 1.420ha, tính chất và chức năng thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất kim loại, máy Đi-ê-zen, phụ tùng, chế biến nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc, điện tử... Hiện có 120dự án được cấp phép đầu tư vào các KCN, lũy kế đến nay có 52/120 dự án đi vào hoạt động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là chủ yếu

- Thông tin từ các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công nghiệp; của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở Công thương Thái Nguyên, Ban quản lý các Khu Công nghiệp của tỉnh, các của UBND Thị xã Sông Công. UBND huyện Phổ Yên;

- Tài liệu cơ sở lý luận về phát triển bền vững, phát triển bền vững khu công nghiệp; Tài liệu về tình hình kinh tế - xã hội Tỉnh Thái Nguyên trong một số năm gần đây.

- Các văn bản, quy định liên quan Khu Công nghiệp của Chính phủ và của Tỉnh.

- Cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào Khu Công nghiệp của tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Hải Dương, ....

- Kết quả nghiên cứu của một số đề tài có liên quan (tài liệu tham khảo): Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 - UBND tỉnh Thái Nguyên.

Định hướng PTBV ở Việt nam và PTBV ngành công nghiệp. Báo cáo tổng thể quy hoạch các khu công nghiệp tập trung tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên.

* Phương pháp chuyên gia

Dự kiến phỏng vấn trực tiếp 5 nhà quản lý và hoạch định chính sách của thị xã và của tỉnh. Thông qua phương pháp này sẽ giải quyết phân tích vấn đề dựa trên các đánh giá, nhận xét hay các ý kiến của các chuyên gia.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả cập nhật và tính toán tổng hợp thông qua hệ thống các bảng biểu.... Đề tài sử dụng công cụ Microsoft Excel 2003 và một số chương trình ứng dụng khác để tính toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp đồ thị

Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị tư các bảng số liệu cung cấp thông tin để người sử du ̣ng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin....

2.2.4.2. Phương pháp phân tích SWOT

Sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh giá thực trạng phát triển bền vững các Khu Công nghiệp, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công trong thời gian tới. Lý thuyết về mô hình SWOT như sau:

Ma trận SWOT O (Opportunities) T (Threats)

S Strengths

Có thế mạnh, có cơ hội: Chiến lược phát triển, phát huy lợi thế, tận dụng cơ hội

Có thế mạnh, nhiều thách thức: Khai thác thế mạnh, giảm thiểu rủi do, vượt qua thách thức

W Weaknesses

Không thế mạnh, có cơ hội: Khắc phục điểm yếu bằng cách huy động nguồn lực bên ngoài

để tận dụng cơ hội

Không có thế mạnh, không có cơ hội: Thận trọng, tránh nóng vội trong phát triển, đề phòng chủ quan duy ý chí

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu về phát triển bền vững khu công nghiệp Sông Công

2.3.1. Các chỉ tiêu về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng bình quân: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc là thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định.

- Các chỉ tiêu về số dự án và số vốn đầu tư đăng ký như: doanh thu, nộp ngân sách, giải quyết lao động…

- Tỷ lệ lao động trong Khu Công nghiệp trong tổng số lao động

- Doanh thu và tỷ trọng đóng góp của công nghiệp vào cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng của khu công nghiệp.

- Giá trị xuất khẩu và tỷ trọng đóng góp của khu công nghiệp vào xuất khẩu của thị xã.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.2. Các chỉ tiêu về xã hội

- Số lượng lao động có việc làm do Khu công nghiệp tạo ra và tỷ trọng tăng trưởng số việc làm mới của thị xã Sông Công.

- Thu nhập của người lao động trong Khu công nghiệp và tỷ lệ so sánh với mức thu nhập chung của người dân thị xã Sông Công.

- Số lượng các dịch vụ phục vụ người lao động trong KCN của người dân phát triển tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân quanh KCN

2.3.3. Các chỉ tiêu về môi trường

- Số lượng và tỷ lệ các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp có công nghệ tiên tiến, trung bình, cũ

- Số lượng các doanh nghiệp và tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 14.000 (hệ thống quản lý chất lượng môi trường), ISO 14.020 (nhãn sinh thái) và áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn.

- Số lượng các khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp xử lý chất thải và công nghệ tái chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mức độ áp dụng tiêu chuẩn môi trường ở các khu vực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên và tiềm năng

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Dọc theo quốc lộ số 3, đi khoảng 80 km từ Hà Nội sẽ đến Thái Nguyên, một trong những trung tâm chính trị kinh tế quan trọng thuộc vùng trung du, miền núi phía Bắc. Nằm giáp Bắc Kạn ở phía Bắc, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung du, miền núi phía Bắc với Đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu đó được thực hiện qua một hệ thống đường giao thông thuận tiện (gồm các quốc lộ 3, 1B, 37, 279, tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều và các tuyến đường sông) hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc - Nam, thấp dần về phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hoá mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài ra còn có vòng cung Ngân Sơn, Bắc Sơn là những dãy núi cao chắn gió mùa Đông Bắc cho tỉnh.

Mặc dù là tỉnh trung du, miền núi, nhưng địa hình Thái Nguyên không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác. Đây là một điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong canh tác nông - lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1.1.3. Khí hậu

Với địa hình thấp dần từ núi cao xuống núi thấp, rồi xuống trung du, đồng bằng theo hướng Bắc - Nam làm cho khí hậu Thái Nguyên chia thành 3 vùng rõ rệt trong mùa đông: vùng lạnh, vùng lạnh vừa, vùng ấm và 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.500 đến 1.750 giờ và phân bố tương đối đều cho các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình hàng năm ở Thái Nguyên khá lớn, khoảng 2.000 - 2.500 mm nên tổng lượng nước mưa tự nhiên dự tính lên tới 6, 4 tỷ m3/năm.

3.1.1.4. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của Thái Nguyên là 3.541 km2. Do ảnh hưởng của địa hình, đất đai ở Thái Nguyên được chia làm 3 loại chính, trong đó, đất núi chiếm diện tích lớn nhất (48, 4%), độ cao trên 200 m, tạo điều kiện cho phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, cây đặc sản…, đất đồi chiếm 31, 4%, độ cao từ 150 - 200 m, phù hợp với cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm và đất ruộng chiếm 12, 4%. Thái Nguyên còn có một diện tích lớn đất chưa sử dụng, phần lớn là đất trống đồi trọc (do diện tích rừng tự nhiên đã bị khai thác trước kia) nên đây có thể được coi như một tiềm năng phát triển lâm nghiệp, tăng độ che phủ rừng ở Thái Nguyên.

3.1.1.5. Tài nguyên rừng

Hiện nay, Thái Nguyên có 206.999 ha đất lâm nghiệp, trong đó 146.639 ha đất có rừng, chiếm 41, 4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, diện tích đất rừng tự nhiên là 102.190 ha, rừng trồng 44, 449 ha. Bên cạnh đó, diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh chiếm 17%, trong đó đất rừng phòng hộ 64.553, 6 ha, rừng đặc dụng 32.216, 4 ha, rừng sản xuất: 110.299, 6 ha vừa có tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp, vừa là nhiệm vụ để Thái Nguyên nhanh chóng tiến hành các biện pháp để phủ xanh đất trống đồi trọc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản

Nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, Thái Nguyên còn có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, hiện có khoảng 34 loại hình khoáng sản phân bố tập trung ở các vùng lớn như Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Trại Cau (Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai)…Khoáng sản ở Thái Nguyên có thể chia ra làm 4 nhóm: Nhóm nguyên liệu cháy, bao gồm: Than mỡ (trên 15 triệu tấn), than đá (trên 90 triệu tấn); Nhóm khoáng sản kim loại, bao gồm kim loại đen (sắt có 47 mỏ và điểm quặng; titan có 18 mỏ và điểm quặng), kim loại màu (thiếc, vonfram, chì, kẽm, vàng, đồng, …); Nhóm khoáng sản phi kim loại, bao gồm pyrits, barit, phốtphorit…Tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn; Nhóm khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm đá xây dựng, đất sét, đá sỏi… với trữ lượng lớn, khoảng 84, 6 triệu tấn. Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản trong đó gồm nhiều loại có ý nghĩa trong cả nước như sắt, than (đặc biệt là than mỡ) đã tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Đây là thế mạnh đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của cả nước.

3.1.1.7. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế

Nằm ở trung tâm Việt Bắc, Thái Nguyên có một vị trí đặc biệt quan trọng, là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh Đông Bắc với Đồng Bằng sông Hồng và các tỉnh phía Nam. Xét về mặt kinh tế, Thái Nguyên có một vị trí quan trọng trong vùng cũng như cả nước

- Đối với các tỉnh trung du và miền núi như Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ thì Thái Nguyên là nơi cung cấp các sản phẩm thép, nhiên liệu than, một số mặt hàng tiêu dùng thông thường. Trong tương lai Thái Nguyên vẫn sẽ là nơi cung cấp cho các tỉnh trung du miền núi Đông Bắc những sản phẩm công nghiệp như than, thép, gang, động cơ diezen, vật liệu xây dựng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đối với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, Thái Nguyên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm như than (50%), thép cán (60%), chè (78%). Ngoài ra, nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nhẹ khác của Thái Nguyên cũng được tiêu thụ rộng rãi tại vùng này.

3.1.1.8. Tiềm năng du lịch

Thái Nguyên có rất nhiều phong cảnh đẹp, các hồ nước, lớp phủ thực vật, động vật quý hiếm, cảnh quan thiên nhiên…(tiêu biểu là hồ Núi Cốc), cùng với hàng loạt di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, nghệ thuật, lễ hội, truyền thống văn hoá đặc sắc của các dân tộc…là những lợi thế của Thái Nguyên trong việc phát triển các dịch vụ du lịch, cả du lịch sinh thái và du lịch nhân văn.

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và triển vọng đến năm 2020

Xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững các khu công nghiệp tỉnh thái nguyên (Trang 46)