TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC Ở MIỀN BẮC TỪ NĂM 1961 ĐẾN 1975
Mỗi một giai đoạn cách mạng, không thể thiếu các phong trào thi đua ái quốc. Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta gắn liền với sự hình thành và
phát triển các phong trào thi đua. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cách
mạng khó khăn, cần thiết phải tổ chức phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa, với tinh thần
“tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, cùng đồng bào miền Nam, nhân dân miền Bắc đã chấp nhận mọi hy sinh, kiên trì chiến đấu. Các phong trào thi đua yêu nước của quân dân miền Bắc là hiện thực sinh động của khát vọng hòa bình, thống nhất, được ấp ủ và trở thành hành động cách mạng. Các phong trào thi đua yêu nước đó giữ vai trò quyết định trong việc khơi dậy và phát huy cao độ truyền thống yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần hy sinh cao cả, và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của hậu phương miền Bắc, góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc, bảo tồn, phục hưng và phát triển đất nước.
Theo như đánh giá của Lênin: “Trong lĩnh vực chính trị, thi đua dễ thực hiện hơn
rất nhiều so với trong lĩnh vực kinh tế, song muốn cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi, thì
chính thi đua trong lĩnh vực kinh tế là quan trọng” [35, tr.232]. Trong sự nghiệp đổi mới
toàn diện đất nước, phát triển kinh tế được Đảng xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thi đua trên lĩnh vực kinh tế đóng vai trò tối quan trọng. Với ý nghĩa như vậy, việc đúc rút những kinh nghiệm từ lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước của Đảng trong giai đoạn cách mạng hào hùng mà dân tộc ta đã trải qua, nhất là trên miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là hết sức cần thiết.
Một là, xuất phát từ nhiệm vụ và mục tiêu của từng giai đoạn cách mạng để xác
định mục đích và nội dung thi đua cho phù hợp.
Thi đua là hoạt động tích cực, sáng tạo, là quá trình phấn đấu vươn lên để giành lấy cái hay, cái tốt đẹp hơn trước. Thi đua mà không có mục đích cụ thể thì sẽ gây lãng
phí sức lực, thời gian và tiền của, dẫn đến giảm nhiệt tình, không gây được phong trào. Vì vậy, muốn thi đua yêu nước thực sự trở thành phong trào cách mạng của quần chúng và đạt hiệu quả mong muốn, trước hết thi đua phải có mục đích nhất định. Việc xác định mục đích thi đua cần phải đảm bảo tính khoa học, toàn diện và cụ thể.
Thực tế cho thấy, mục đích của thi đua là cao cả nhưng không phải là cái gì cao xa, khó hiểu, khó làm. Vì trong mọi việc đều có thi đua nên khi xác định mục đích thi đua, phải hiểu rõ và lấy đó làm căn cứ để phát động phong trào. Xác định mục đích thi đua phải xuất phát và gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cũng như khả năng thực tế của từng thời kỳ. Hơn nữa, vì thi đua yêu nước là toàn dân, toàn diện nên mục đích của thi đua nhất thiết phải đảm bảo sự phù hợp, bao gồm mục đích thi đua cho cả nước, cho từng miền, cho từng ngành, từng giới, từng lứa tuổi. Vấn đề có ý nghĩa mấu chốt nhất trong khi xác định mục đích thi đua là ở chỗ mục đích thi đua phải thiết thực, phản ánh tập trung quyền lợi của nhân dân và đảm bảo sự phù hợp với khát vọng của mọi tầng lớp nhân dân. Mối quan hệ giữa các mục đích: chung và riêng, trước mắt và lâu dài cần phải được giải quyết hài hòa, đồng bộ. Mục đích của thi đua không chỉ là kim chỉ nam có ý nghĩa định hướng cho toàn bộ quá trình vận động, tổ chức, thực hiện thi đua, mà còn là cơ sở để xác định nội dung thi đua cụ thể, đảm bảo thi đua có phương hướng đúng và vững.
Mục đích rõ ràng, nội dung cụ thể, thiết thực là điều kiện đảm bảo cho thi đua yêu nước đạt hiệu quả. Song phong trào thi đua chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó được xã hội hóa, tức khi nó trở thành phong trào xã hội rộng lớn của rất nhiều tầng lớp nhân dân, không có sự phân biệt về tuổi tác, giới tính, tôn giáo. Có khi chỉ từ một chủ trương, một chính sách đúng, hợp lòng dân, được truyền đạt đầy đủ đến với dân cũng đã có khả năng khơi dậy một phong trào lớn. Kinh nghiệm cho thấy, nếu sáng kiến của nhân dân ở một địa phương, một cơ sở mà phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng chung, được tổng kết, phổ biến kịp thời sẽ có khả năng làm dấy lên phong trào thi đua sâu rộng. Thi đua chỉ trở thành phong trào xã hội rộng khắp khi được nhân dân đồng tình hưởng ứng, tự giác tham gia. Và phong trào thi đua chỉ có hiệu quả khi đã tạo dựng được động lực mà động lực đó chính là việc đáp ứng những nhu cầu bức xúc, những lợi ích thiết thân, chính đáng của nhân dân trong mối quan hệ hài hòa giữa các lợi ích, thống nhất giữa quyền lợi và nghĩa
vụ, gắn liền với việc không ngừng nâng cao nhận thức chính trị, mặt bằng dân trí và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy mục đích của thi đua không có ý nghĩa nếu nó chỉ tồn tại trên văn bản. Thi đua sẽ không đi đến đâu và sẽ trở nên vô nghĩa nếu bản thân chủ thể thực hiện nó không thấu hiểu mình đang làm gì, và làm vì lý do gì. Động lực lớn lao mà thi đua có được thực chất nằm ở chính sự tường minh trong mục đích thi đua mà người làm công tác tuyên truyền phải thực sự đạt được. Cho nên “điều cần thiết nhất, là phải giải thích kỹ càng cho mọi người dân hiểu rõ rằng: Thi đua ái quốc là ích lợi cho mình, ích lợi cho gia đình mình và ích lợi cho làng, cho nước, cho dân tộc thế nào”. Công tác tuyên truyền, giáo dục cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó, nội dung và phương pháp giáo dục cần phải được đổi mới với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, có khả năng đánh thức từ trong mỗi con tim, khối óc người dân Việt Nam, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, làm cháy lên ngọn lửa nhiệt tình yêu nước và khát khao cống hiến vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Khâu có ý nghĩa quan trọng tiếp theo sau khi xác định mục đích, nội dung thi đua thi đua đã được xác định chính là việc đề ra chương trình, kế hoạch thực hiện. Đây được xem là điều kiện đảm bảo cho sự thành công của bất kỳ một cuộc thi đua nào. Vì thế, các cấp lãnh đạo hơn ai hết phải nhận thức sâu sắc vai trò có ý nghĩa quyết định của việc lập chương trình, kế hoạch thi đua cũng như yêu cầu nhất thiết phải có của các kế hoạch thi đua là tính khoa học. Tuy nhiên, vạch chương trình, kế hoạch thi đua không phải là việc làm dành riêng cho những nhà lãnh đạo. Chương trình, kế hoạch thi đua phải được quần chúng tham gia xây dựng, bàn bạc dân chủ, đóng góp ý kiến. Nội dung của kế hoạch phải thiết thực, rõ ràng, đúng mực. Khi đặt kế hoạch phải tuyệt đối bám sát yêu cầu, nhiệm vụ, mục đích thi đua. Tính vừa sức trong các kế hoạch là điều cần tính đến. Cần
tránh tình trạng “đặt kế hoạch thi đua không sát với hoàn cảnh, không sát với địa
phương. Nơi thì đặt kế hoạch to quá rồi làm không nổi. Nơi thì ban đầu làm quấ ồ ạt, đến nỗi ít lâu thì đuối sức đi, không tiếp tục thi đua được. Nơi thì mỗi một đoàn thể, mỗi một ngành đều có một kế hoạch riêng mà các kế hoạch thì không ăn khớp với
nhau”dẫn đến “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Nhân dân thì bù đầu không đủ sức
Hai là, thi đua phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trên cơ sở lấy lòng
yêu nước làm gốc.
Yêu nước - đó là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta và Thi đua – là cách
thức để truyền thống yêu nước được giữ vững và phát triển không ngừng. Thi đua là hướng tinh thần yêu nước thực hành vào công việc yêu nước và yêu nước không phải là điều trừu tượng nằm trong khối óc, trái tim con người mà phải thể hiện một cách cụ thể bằng hoạt động thi đua hăng hái, tích cực trong lao động sản xuất, công tác, chiến đấu, phục vụ đắc lực cho Tổ Quốc, nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, thi đua không phải là một hoạt động tùy hứng, tùy tiện, mang tính hình thức của tập thể, các tổ chức, cơ quan, đơn vị, các tầng lớp xã hội, mà phải hướng vào làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước. Thi đua yêu nước không chỉ để khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi người dân, dù đó là vấn đề rất quan trọng, mà điều quan trọng hơn là phải biến tinh thần yêu nước ấy thành sức mạnh vật chất hiện hữu thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng. “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền
thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [40, tr.171]. Đó là truyền thống
quý báu, là động lực tinh thần to lớn của dân tộc Việt Nam trong quá trình tồn tại và phát triển. Truyền thống quý báu, động lực tinh thần to lớn ấy, theo Hồ Chí Minh cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ nhận thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín trong rương, trong hòm. Yêu nước đòi hỏi phải thi đua và là động lực của thi đua; thi đua thể hiện tinh thần yêu nước và làm cho
tinh thần yêu nước không phải cất ở “trong rương, trong hòm” mà được phát huy trong
thực tiễn hành động của con người, thực hành vào công việc yêu nước. Không thể có phong trào thi đua thật sự nếu phong trào đó không xuất phát và được nuôi dưỡng bởi tinh thần yêu nước; tinh thần yêu nước cũng không thể được khơi dậy và phát huy cao nhất trong thực tiễn nếu không có thi đua đúng đắn. Bản chất mối quan hệ giữa thi đua và yêu nước đặt ra yêu cầu khi tổ chức phong trào thi đua nhất thiết phải dựa trên và nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước. Dù có thể cần phải tính đến các yếu tố khác, các động lực khác, kể cả động lực lợi ích vật chất trong tổ chức phong trào thi đua, nhưng động lực
chính trị - tinh thần, tinh thần yêu nước phải luôn là động lực cơ bản, giữ vai trò chi phối và quyết định. Không hướng vào thực hiện các công việc yêu nước thì phong trào thi đua không rõ phương hướng, không thiết thực, cụ thể, mất đi ý nghĩa và sức sống của phong trào. Bản chất của thi đua yêu nước đòi hỏi mọi người đều phải ra sức thi đua, nêu cao tinh thần yêu nước để làm tốt hơn các công việc yêu nước, không ngoại trừ một ai.
Thi đua yêu nước không phải là cái gì chung chung trừu tượng mà là công việc rất cụ thể, thiết thực, là thực hiện tốt hơn những công việc hàng ngày. Công việc hàng ngày
“chính là nền tảng của thi đua”. Để sống, tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành
lao động sản xuất, phải làm những công việc hàng ngày. Nhưng theo bản tính của chính con người cũng như quy luật vận động của sản xuất, để tạo ra ngày càng nhiều của cải vật
chất và tinh thần cho xã hội với sản lượng, chất lượng ngày càng cao, thì mọi việc đều
phải thi đua. Xã hội càng phát triển, nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người không ngừng tăng lên, do đó con người phải không ngừng lao động, sáng tạo ra chúng với mong muốn ngày càng tốt hơn, đẹp hơn, nhiều hơn. Và thi đua tồn tại như một lẽ tất nhiên trong cuộc sống. Có công việc hàng ngày là có thi đua. Vì công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua nên bất kỳ công việc gì ích nước, lợi nhà là đều có thể và cần phải thi đua. Thi đua ở mọi công việc, mọi lĩnh vực, thi đua cả trong đời sống riêng tư của mỗi người, từ việc ăn, mặc, ở, học tập, tu dưỡng đến quan hệ với cha mẹ, gia đình, đồng chí, bạn bè, với nhân dân nước mình và nhân dân các nước. Tính kiên trì, bền bỉ, sự thường xuyên liên tục góp phần mang lại hiệu quả và tác dụng thực sự của phong trào thi đua.
Thực tiễn phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong những năm tháng của kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1961-1975) cho thấy, nếu địa phương, đơn vị nào coi thi đua là công việc mang tính chất thời vụ, thì ở đó phong trào thi đua yêu nước không có sức sống cũng như khả năng lan tỏa. Tình trạng ăn sổi, chạy theo thành tích không chỉ làm cho thi đua yêu nước mất đi ý nghĩa cao đẹp vốn có của nó, mà thậm chí còn làm triệt tiêu động lực sản xuất, công tác của từng cá nhân, đơn vị. Chủ tịch Hồ Chí Minh
từng nói: “Những ngày kỷ niệm là những đợt để lấy đà và để kiểm thảo, chứ không phải
qua những ngày ấy rồi lại nghỉ thi đua” [40, tr.270]. Vậy để thi đua khởi sắc, mang sinh
toàn quân, toàn dân thì cần phải quan tâm thực hiện tốt hơn các công việc hàng ngày. Cũng chính từ đó mà xây dựng, tổ chức, phát động các phong trào thi đua. Thoát ly các công việc hàng ngày, xem nhẹ, bỏ qua các việc “nhỏ” thì phong trào thi đua sẽ không thiết thực, thiếu sức sống. Tuy nhiên, thi đua không chỉ là hoạt động tích cực và sáng tạo trong công việc hàng ngày, trong lao động sản xuất vật chất, mà còn là hoạt động tư tưởng và tinh thần, là biểu hiện của lòng yêu nước, của tình cảm đối với, quê hương, đất nước. Nói một cách khác, thi đua không chỉ là lao động tạo nên sự gia tăng về sản lượng và chất lượng trong việc làm của con người để thêm nhiều của cải vật chất, làm giàu cho đất nước, mà còn là tấm lòng, trái tim và khối óc đối với đất nước, phấn đấu cho đất nước được độc lập, tự do, thống nhất và phát triển, tăng tiến cả về kinh tế và văn hóa, xã hội, mạnh về quốc phòng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nhiệt tình yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội sẽ là nguồn sức mạnh vô tận đưa phong trào thi đua tiến lên giành thắng lợi.
Đại thi hào Vichto Huygo đã từng nhấn mạnh: cuộc sống là một hành trình mà tư tưởng là người dẫn đường, nếu không có người dẫn đường tất cả đều phải dừng lại. Trong mọi công việc bình thường hàng ngày, để hoàn thành được cần có mục đích, có lý tưởng, có tình cảm, nhiệt thành. Trong thi đua, tất cả những thứ ấy nhất thiết cần phải có. Thi đua dưới chế độ xã hội chủ nghĩa cần được hướng đạo bởi lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Vì thế, trong công tác lãnh đạo, tổ chức thi đua phải có sự nhận thức sâu sắc quan
điểm có tính nguyên tắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua là: “Thi đua lấy yêu nước
làm gốc” [40, tr.307]. Nhiệm vụ của những người làm công tác thi đua là phải nhận thức