Phong trào thi đua trong quân độ

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1961 đến 1975 (Trang 45 - 52)

Vận dụng những quy luật và nguyên lý chung về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân ở cả hai miền, căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi miền, ở miền Bắc, lực lượng vũ trang nhân dân được xây dựng, phát triển trên cơ sở hạ tầng mới, công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 -1960) đã xác định: Quân đội nhân dân là lực lượng trụ cột của Nhà nước để bảo vệ độc lập của Tổ quốc, bảo vệ công cuộc lao động hòa bình của nhân dân miền Bắc, đồng thời là hậu thuẫn vững chắc của cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.

Trong thực tế, công cuộc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ở miền Bắc phải đáp ứng ba nhiệm vụ: bảo vệ miền Bắc, chống chiến tranh phá hoại và đề phòng đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh; xây dựng lực lượng vũ trang và đưa lực lượng đó và miền Nam chiến đấu theo sự phát triển của chiến tranh, thực hiện nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia.

Cùng với các phong trào thi đua của các ngành kinh tế- xã hội, từ tháng 8 năm

1960, Bộ quốc phòng đã phát động phong trào thi đua “Ba Nhất” (Nhiều nhất, đều nhất,

giỏi nhất) trong các lực lượng vũ trang nhân dân. Nội dung của thi đua “Ba nhất” là:

- Phát huy bản chất và truyền thống tốt đẹp của quân đội nhân dân, nâng cao nhiệt tình yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ra sức rèn luyện học tập, tiến lên làm chủ khoa học và kỹ thuật quân sự hiện đại, làm cho quân đội ta vừa có sức mạnh vô địch về tư tưởng và chính trị, vừa có uy lực mạnh mẽ về vật chất, kỹ thuật.

- Luôn đề cao cảnh giác, anh dũng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, bảo vệ hải phận, không phận và đất đai của nước ta, sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi âm mưu của địch khiêu khích, phá hoại sự nghiệp lao động kiến thiết hòa bình của nhân dân ở miền Bắc.

- Tích cực thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, tự cải thiện đời sống, giúp đỡ nhân dân, tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa.

Thi đua “Ba Nhất” là tiếng kèn thúc giục cán bộ và chiến sĩ chúng ta vì lợi ích của

công cuộc xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, tiến lên

chiếm lĩnh những đỉnh cao mới của khoa học, kỹ thuật”. Đúng như phát biểu đồng chí

Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tại buổi lễ phát động, thi đua “Ba Nhất” đã làm dấy lên một khí thế thi đua sôi nổi chưa từng có.

Phong trào thi đua “Ba Nhất” được đại đội 2 pháo binh đoàn Vinh Quang (Sư đoàn

304) dẫn đầu thực hiện đạt nhiều thành tích xuất sắc và nhanh chóng lan tỏa thành một cao trào thi đua trong các lực lượng vũ trang nhân dân.

Các lực lượng vũ trang và bán vũ trang trong phong trào Ba Nhất đã lập được nhiều

thành tựu to lớn về mọi mặt. Tiêu biểu trong phong trào là các đơn vị “Ba Nhất” của các binh

chủng, quân chủng trong lực lượng bộ đội và dân quân tự vệ như: Đại đội bộ binh Lê Hồng

Phong (Quân khu IV) ba năm liền giữ vững ngọn cờ “Đại đội khá nhất” lá cờ đầu phong trào

Ba Nhất của quân khu IV năm 1961. (Đại đội 1 (Quân khu hữu ngạn) giỏi về huấn luyện kỹ thuật bộ binh, Đại đội 2 công binh (Quân khu tả ngạn) giỏi về kỹ thuật ứng dụng trong diễn tập chiến đấu, lập thành tích cao nhất trong Đại hội kiểm tra kỹ thuật chuyên ngành toàn quân về khoa học làm cầu quân sự; Đại đội 2 (Bộ Tư lệnh thông tin) nêu cao khẩu hiệu:

Vượt núi, băng sông giữ vững mạch máu giao thông an toàn, thông suốt”, ngày đêm bám

trụ mạng lưới thông tin, không để xảy ra sự cố kỹ thuật, trở thành lá cờ đầu của binh chủng

trong hai năm liền. Đại đội 16 ĐKZ (Quân khu tả ngạn) ba năm liên tục giữ cờ “Đại đội khá

nhất”, ba năm kiểm tra khoa học kỹ thuật và bắn đạn thật đạt nhất quân khu…

Ngày 12 tháng 6 năm 1961, tiếp sau phong trào thi đua “Ba Nhất”, Quân ủy Trung

ương tiếp tục mở cuộc vận động “Xây dựng quân đội tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững

chắc lên chính quy hiện đại” trong toàn quân. Nội dung cuộc vận động bao gồm các mặt:

rèn luyện ý chí chiến đấu, nâng cao lập trường giai cấp, cải tiến kỹ thuật; chấp hành điều lệnh, điều lệ, rèn luyện tác phong, lao động sản xuất và tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí; phòng gian, giữ bí mật. Những nội dung thi đua này nhằm động viên mọi nhân tố tích cực, mọi lực lượng thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội III (9/1960) của Đảng về nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, tạo nên khí thế cách mạng mới trong xây dựng

và trong chiến đấu. Đó cũng là nội dung phấn đấu để đưa phong trào “Ba Nhất” tiến lên

một cách toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể khẳng định phong trào thi đua “Ba Nhất” trong quân đội, công an nhân

dân, dân quân tự vệ đã thu được nhiều thành tích to lớn. Trên cơ sở không ngừng nâng cao nhiệt tình yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, quân đội ta đang tích cực tiến lên làm chủ khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại, làm cho quân đội vừa có một sức mạnh vô địch về chính trị, tư tưởng, vừa có một uy lực mạnh mẽ về vật chất, kỹ thuật. Việc rèn luyện kỷ luật quân đội cách mạng, nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ, điều lệnh và chế độ có nhiều tiến bộ rõ rệt. Quân đội, công an nhân dân, vũ trang và dân quân tự vệ luôn luôn nâng cao cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi âm mưu khiêu khích, phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, tích cực bảo vệ trật tự, an ninh, bảo vệ thành quả lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, ngoài ra, còn tích cực tham gia xây dựng và phát triển văn hóa, củng cố hậu phương. Không khí thi đua sôi nổi để giành cờ Ba nhất trong quân đội đặc biệt như được tiếp lửa bởi phong trào thi đua “Ba sẵn sàng” trong thanh niên từ năm 1964.

Chuẩn bị cho cuộc đối đầu lịch sử mới, từ Hà Nội, phong trào “Ba sẵn sàng” nhanh chóng lan rộng đến các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An… Chỉ trong vòng một tháng đã có 1.500.000 đoàn viên và thanh niên đăng ký thực hiện

“Ba sẵn sàng”. Hàng ngàn thanh niên theo tiếng gọi “Ba sẵn sàng” đã hăng hái đăng

ký tình nguyện tòng quân lên đường giết giặc.

Từ trận đầu máy bay Mỹ đánh phá một số điểm ở Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ

An, Quảng Bình… ngày 5-8-1964, với tinh thần “có lệnh là đi, giặc đến là đánh, đã đánh

là phải thắng” thanh niên trong các đơn vị pháo cao xạ và dân quân tự vệ ở các địa phương đã thể hiện rõ ý chí và khả năng chiến đấu, đã chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, hạ máy bay, bắt sống giặc lái. Hải quân nhân dân Việt Nam, lần đầu xuất kích với 3 tàu phóng lôi đã đánh đuổi tàu Ma-đốc của Mỹ xâm phạm vùng biển nước ta. Ngày 5-8-1964, Hải quân nhân dân Việt Nam lại cùng các đơn vị phòng không và nhân dân các địa phương khu vực sông Gianh, Cửa Hội, Lạch Trường, Hòn Gai… đánh thắng không quân Mỹ một trận oanh liệt mở đầu trang sử vẻ vang của binh chủng.

Nhiều chiến sĩ trẻ lần đầu đối mặt với máy bay Mỹ đã tỏ ra ngoan cường dũng cảm, kiên cường bám trận địa, boong tàu, bị thương cũng không chịu rời trận địa. Ngày

18-11-1964, tại miền Tây Quảng Bình, người chính trị viên trẻ tuổi Nguyễn Viết Xuân sau khi chỉ huy đại đội pháo cao xạ của mình phối hợp chiến đấu trong đội hình của tiểu đoàn bắn hạ một máy bay của Mỹ, đã bị thương nặng, chân giập nát. Không do dự, anh đề nghị cứu thương chặt đứt chân cho khỏi vướng và yêu cầu không để các chiến sĩ biết. Anh đứng tựa vào thành công sự tiếp tục chỉ huy bộ đội chiến đấu. Thấy máy bay Mỹ vẫn liều lĩnh lao xuống cắt bom, Nguyễn Viết Xuân cố nén đau, dồn sức hô to:

- Các đồng chí! Máy bay Mỹ không có gì đáng sợ, học tập Nguyễn Văn Trỗi, các đồng chí hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn!

Nhằm thẳng quân thù, bắn” đã trở thành khẩu hiệu chiến đấu của toàn quân, toàn dân

và thanh niên Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trên các trận địa bắn máy bay Mỹ, trong các chiến hào đối mặt kẻ thù, ở đâu cũng vang lên tiếng hô đầy dũng

khí: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!”.

Càng trong gian khổ, ác liệt, phẩm chất anh hùng của tuổi trẻ “Ba sẵn sàng” càng bộc lộ rõ nét. Nhiều địa danh, tên tuổi đã trở thành tấm gương cho lớp lớp thanh niên trong và ngoài quân đội noi theo.

Cùng với phong trào thi đua lao động sản xuất để thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, quân đội và các lực lượng vũ trang nhân dân đang phấn khởi tiến lên chính quy và hiện đại, rèn luyện tinh thần cách mạng, nâng cao giác ngộ XHCN, trình độ chiến thuật và kỹ thuật, luôn luôn sãn sàng chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự trị an, kiên quyết đập tan mọi hành động phá hoại của đế quốc Mỹ và tay sai của chúng. Công tác huấn luyện được chuyển hướng theo yêu cầu thực tế phù hợp với hai nhiệm vụ chiến lược quân sự là bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam. Kết quả, tổng số quân chi viện cho chiến trường miền Nam năm 1961 tăng gấp 3 lần năm 1960. Từ năm 1961 đến năm 1963, miền Bắc đã chuyển vào miền Nam 4 vạn cán bộ chiến sĩ, trong đó có 2.000 cán bộ trung - cao cấp và cán bộ kỹ thuật. Từ năm 1964, các đơn vị cơ động cấp trung đoàn đã được đưa vào miền Nam chiến đấu . Sự tăng cường chi viện sức người, sức của cho miền Nam thời kỳ này đã góp phần cổ vũ, động viên đồng bào miền Nam, tiến lên đánh bại

chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

Từ phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong giai đoạn (1961-1965) chúng ta có thể khẳng định rằng: trên cơ sở quán triệt phương châm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền

Bắc là “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” cũng như phương châm phát triển sản xuất

nhiều, nhanh, tốt, rẻ”, trên lĩnh vực nông nghiệp, nông dân miền Bắc đã tích cực tham gia

phong trào “bốn tốt”, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua với Đại Phong, thông qua thực

hiện cuộc vận động “cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất” để xây dựng đội

sản xuất tiên tiến, hợp tác xã tiên tiến, tiến tới xây dựng các đội lao động xã hội chủ nghĩa;

trên lĩnh vực công nghiệp, công nhân hưởng ứng cuộc vận động phát huy sáng kiến, hợp lý

hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh phong trào “tiên tiến” thành một phong trào quần

chúng sôi nổi, trên cơ sở phát triển tổ đội lao động tiên tiến mà phấn đấu trở thành tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua với Duyên Hải trong công nghiệp, và thi đua với hợp tác xã Thành Công trong thủ công nghiệp; ngành giáo dục thi đua

cải tiến phương pháp giảng dạy, thực hiện nội dung thi đua của ngành là “giảng dạy tốt, học

tập tốt” nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, thực hiện phương

châm kết hợp học tập với lao động sản xuất, tiếng trống Bắc Lý tiếp tục ngân vang; trong quân đội, đẩy mạnh phong trào rèn luyện và cải tiến kỹ thuật, dưới hình thức phong trào thi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đua “Ba nhất”, nhằm thực hiện cuộc vận động xây dựng quân đội tiến nhanh, tiến mạnh tiến

vững chắc lên chính quy và hiện đại. Đặc biệt, từ khi chỉ thị số 77-CT/TW của Ban Bí thư ra

đời ngày 18 tháng 4 năm 1964, phát động cao trào thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai, ra

sức xây dựng và bảo vệ miền Bắc, tích cực ủng hộ cách mạng giải phóng miền Nam”, quân

dân miền Bắc đã hưởng ứng mạnh mẽ lời kêu gọi thiêng thiêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”. Như trào dâng, thác đổ, tất cả cùng

hướng về biển lớn, miền Bắc sục sôi khí thế và rộn rã những chiến công với cuộc vận động

cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp”, và cuộc vận động “Ba

xây, ba chống” trong công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân. Bức tranh sinh động muôn

màu của phong trào thi đua yêu nước một lần nữa được tô thắm bởi tinh thần thi đua “Ba sẵn

sàng” trong thanh niên, và “Ba đảm đang” của phụ nữ. Cả miền Bắc như cùng chung một

suy nghĩ, một tiếng nói và quyết tâm hành động. Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua lần thứ ba (5-2962) với 288.144 chiến sĩ thi đua và lao động tiên tiến (so với 41.130 chiến sĩ thi đua và lao động tiên tiến tại Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua lần thứ hai, 7 – 1958) [15, tr.6]; 3.000 chiến sĩ thi đua và 42.275 xã viên tiên tiến trong ngành nông nghiệp, 579 chiến sĩ thi đua và 28.951 lao động tiên tiến ngành thủ công nghiệp; 8.158 chiến sĩ Ba nhất và 20.579 chiến sĩ

giỏi về kỹ thuật trong quân đội,…[49, tr.6]. Giữa năm 1963, có hơn 6.000 tổ và đội ghi tên thi đua để giành lấy danh hiệu vẻ vang là tổ và đội lao động xã hội chủ nghĩa, 389 tổ và đội đã được công nhận (trong đó có 1.400 chị em phụ nữ, 1.400 công nhân đàn ông, và 3.800 là thanh niên) ( so với có hơn 1 vạn tổ và đội lao động tiên tiến, 563 tổ và đội ghi tên thi đua để giành danh hiệu lao động xã hội chủ nghĩa tháng 2 năm 1958) [49, tr.99-101]. Đến năm 1964, có 1.170 tổ - đội được công nhận là tổ - đội lao động xã hội chủ nghĩa; 8.900 tổ đội được ghi tên và 16.500 tổ đội được đề nghị ghi tên phấn đấu trở thành tổ - đội lao động xã hội chủ nghĩa [49, tr.387-388]. Những thay đổi căn bản có đạt được từ phong trào thi đua

yêu nước đã đưa “miền Bắc trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng việt Nam trong

cả nước, với chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh” [48,

tr.15].

Vì đồng bào miền Nam nơi đầu sóng ngọn gió, nhân dân miền Bắc đã không tiếc máu xương. Miền Bắc đã tăng năng suất lao động hàng phút, hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng. Chính các phong trào thi đua yêu nước đã chuyển tải toàn bộ sức mạnh tinh thần của nhân dân miền Bắc thành một lực lượng vật chất vĩ đại chưa từng thấy. Khí thế sục sôi cách mạng, tinh thần thi đua không ngừng nghỉ của quân, dân miền Bắc được phản ánh qua thực tiễn phong trào thi đua yêu nước mang chiều hướng của triều dâng, thác đổ, không gì ngăn cản nổi. Phong trào thi đua yêu nước trên thực tế đã giúp nhân dân miền Bắc nhận ra sức mạnh và tiềm năng vô tận của chính mình trong cuộc chiến cam go quyết liệt của dân tộc. Phong trào thi đua yêu nước từ 1961-1965 ở miền Bắc chính là bức tranh hùng vĩ được tạo nên bởi muôn triệu ý chí, muôn triệu tấm lòng, bức tranh ấy không ở đâu ta có thể bắt gặp.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1961 đến 1975 (Trang 45 - 52)