Phong trào thi đua trong giáo dục

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1961 đến 1975 (Trang 41 - 45)

Phong trào thi đua yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, hướng về miền Nam ruột thịt không chỉ phát triển sôi động trên các mặt trận công nghiệp, nông nghiệp - hai ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, mà còn được dấy lên mạnh mẽ trong ngành giáo dục.

Dù khó khăn đến đâu, cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt học tốt. Trên nền tảng

giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và

trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật” [44. tr.403].

Thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng, gần 100 trường phổ thông cấp II, III, đại học và trung học chuyên nghiệp của gần 20 tỉnh, thành đã tổ chức nhiều đợt học tập cho giáo

viên và học sinh quán triệt nhiệm vụ và bàn biện pháp thực hiện phương châm “lý luận

gắn liền với thực tiễn”, “giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”. Các nhà trường đã tổ

chức giao ước thi đua “dạy tốt, học tốt” phấn đấu trở thành trường tiên tiến, kiểu mẫu của

ngành Giáo dục. Sau 3 năm (1959-1961) thực hiện, ngành Giáo dục đã chọn 10 trường điển hình toàn diện. Trong số đó, nổi trội nhất là trường phổ thông cấp II Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Trường phổ thông cấp II Bắc Lý thành lập từ năm 1954 tại khu căn cứ du kích miền Bắc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Năm 1957, trường dời về thôn Tú Uyên, xã Chung Lý và được xây dựng theo quy mô của trường cấp II ở nông thôn. Cũng như nhiều trường khác ở các vùng nông thôn miền Bắc, từ giữa năm 1958 về trước, trường cấp II Bắc Lý chủ yếu lấy đình, chùa làm lớp học, vừa chật hẹp, vừa không phù hợp với việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Hiểu rõ khó khăn của thầy trò Bắc Lý, Đảng ủy và Ủy ban nhân dân xã Trung Lý đã phát động nhân dân toàn xã đóng góp công, của xây dựng trường lớp cho con em mình, hiến những mảnh vườn, thửa ruộng thuận tiện để thầy trò sử dụng trong học tập, thực nghiệm. Đáp lại sự quan tâm của lãnh đạo và nhân dân địa phương, thầy trò trường Bắc Lý một mặt vừa ra sức dạy tốt, học tốt, học kết hợp với lao động sản xuất, mặt khác, tranh thủ thời gian trưa, tối dạy văn hóa cho bà con xã viên.

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trường Bắc Lý luôn luôn giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp: yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu lao động, yêu chủ nghĩa xã hội, nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh xây dựng trường sở. Được sự giúp đỡ đắc lực của nhân dân địa phương, thầy trò trường Bắc Lý đã xây dựng được một mẫu vườn trường, sáu ao thả cá, hàng chục hố phân xanh, một xưởng trường với ba môn dạy nghề rèn, mộc, nguội, một thư viện với 1000 đầu sách… Đó là cơ sở đầu

tiên để Bắc Lý phát triển đi lên. Thầy trò nhà trường thường xuyên nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy và học. Kết quả năm học 1959-1960, 100% học sinh được lên lớp; tỷ lệ khá, giỏi đạt tới 85%. Đặc biệt, trong kỳ thi hết cấp II năm học 1961, trường Bắc Lý đạt tỷ lệ điểm cao nhất [5, tr. 75]. Với thành tích nói trên, trường phổ thông cấp II Bắc Lý trở thành ngọn cờ đầu, trường dẫn đầu phong trào thi đua của toàn ngành Giáo dục. Năm học 1960-1961, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 – 1960), trường Bắc Lý luôn luôn nắm vững mục tiêu phấn đấu là đào tạo con người toàn diện, với phương châm kết hợp học tập với lao động sản xuất, học đi đôi với hành, gắn

nhà trường với xã hội, thực hiện khẩu hiệu: “tất cả vì chủ nghĩa xã hội, tất cả vì học sinh

thân yêu” đã đạt được nhiều thành tích tốt đẹp. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,

trường Bắc Lý đã xây dựng khối đoàn kết giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, nâng cao ý thức làm chủ, bồi dưỡng cho học sinh tư tưởng, tình cảm yêu lao động, yêu quê hương.

Trường Bắc Lý đã nêu gương sáng về “dạy thật tốt, học thật tốt”.

Phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” trong ngành Giáo dục đã đạt được nhiều

thành tích trong việc xây dựng nhà trường xã hội chủ nghĩa, phát triển các lớp bổ túc văn hóa, vỡ lòng, mẫu giáo. Thực hiện phương châm kết hợp học với hành, kết hợp học tập với lao động sản xuất, sinh viên, học sinh và cán bộ các trường Đại học, trường trung học chuyên nghiệp đã tích cực phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và phục vụ sản xuất ở cơ sở.

Hưởng ứng phong trào thi đua “haitốt” của Bộ Giáo dục, hàng trăm trường lớp từ

mẫu giáo đến đại học trong khắp các tỉnh, thành hăng hái phấn đấu “học tập Bắc

Lý”,“Tiến kịp và vượt Bắc Lý” theo ba tiêu chí:

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện phương châm kết hợp học tập với lao động sản xuất, học đi đôi với hành, gắn liền nhà trường với xã hội.

- Nêu cao tinh thần đoàn kết, tinh thần phục vụ vô điều kiện sự nghiệp giáo dục của Đảng và Chính phủ.

- Phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, đồng thời dựa vào nhân dân xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường ngày càng phong phú.

Phong trào bắt đầu được nhân lên ở các tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng. Trường phổ thông cấp II Ân Thi (Hưng Yên) trồng cấy thí điểm hai mẫu lúa, gieo trồng

hai trăm loại cây ở vườn trường. Trường phổ thông cấp II Bích Sơn (Hà Bắc) làm 10 tấn phân xanh, trồng 3.400 gốc sắn, 400 cây ăn quả. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát

động phong trào “Tiến mạnh theo Bắc Lý”…Nhiều trường Bắc Lý “mới” đã xuất hiện,

phong trào “Học tập Bắc Lý, tiến kịp và vượt Bắc Lý” lan rộng khắp miền Bắc.

Tiếng trống Bắc Lý ngân vang khắp vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ, xa hơn nữa đến các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu…và các vùng khu IV. Những

khẩu hiệu “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xã hội” xuất hiện ở các trường, sở, thư viện, thu hút hàng vạn học sinh, sinh viên vượt

mọi khó khăn ra sức miệt mài học tập, nghiên cứu. Năm học 1962-1963, số học sinh tốt nghiệp cao hơn năm học 1961-1962 là 6,5%. Hằng năm khoảng 5000 sinh viên đại học và 13.000 học sinh trung học chuyên nghiệp vẫn đạt và vượt mức kế hoạch nhà nước đề ra [5, tr. 76]. Đến năm 1965, miền Bắc đã có 65 vạn công nhân và lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó 2.615 người có trình độ đại học và trên đại học, 11.603 người có trình độ trung cấp. Hầu hết các xã ở đồng bằng, trung du và phần lớn các xã miền núi đã có trường phổ thông cấp I, II, huyện có trường phổ thông cấp III. Năm 1965 so với năm 1960, số trường phổ thông các cấp tăng từ 7066 lên 10.294 trường, số học sinh phổ thông các cấp tăng từ 1.899.600 lên 1.934.900 em; ngành Đại học và trung học chuyên nghiệp phát triển mạnh. Nếu như năm 1960 có 9 trường Đại học với 8.100 sinh viên, đến năm 1965 đã có 18 trường Đại học và Cao đẳng với 34.000 sinh viên. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và công nhân lành nghề không ngừng lớn mạnh. Đến năm 1965, có khoảng 28.700 cán bộ có trình độ đại học, 12 vạn 3.500 cán bộ kỹ thuật trung cấp và trên 30 vạn công nhân kỹ thuật. Phong trào bổ túc văn hóa phát triển mạnh, hàng chục vạn người đã thoát nạn mù chữ. Toàn miền Bắc có hơn 4,5 triệu người đi học trên tổng số 16 triệu dân. Một số dân tộc ít người đã có chữ viết riêng. Sinh viên các trường đại học cao đẳng phần lớn là con em nhân dân lao động.

Với những thành tựu đạt được, ngành giáo dục ở miền Bắc không chỉ đảm bảo việc hoàn thành nhiệm vụ trước mắt là từng bước nâng cao trình độ dân trí, giáo dục đạo đức, lối sống, giác ngộ lý tưởng cách mạng cho các tầng lớp nhân dân mà còn đào tạo được đội ngũ trí thức có đức, có tài, góp phần cùng toàn dân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ xây dựng

chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cung cấp cho lực lượng vũ trang những chiến sĩ có tri thức văn hóa, khoa học.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1961 đến 1975 (Trang 41 - 45)