Ở MIỀN BẮC
Cùng với quá trình đưa lực lượng quân viễn chinh Mỹ và quân chư hầu vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam, đế quốc Mỹ còn dùng không quân, hải quân tăng cường đánh phá miền Bắc trên quy mô lớn với cường độ ngày càng ác liệt nhằm ngăn cản sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam. Hành động mở rộng chiến tranh xâm lược ra cả hai miền với những bước phiêu lưu quân sự cực kỳ nguy hiểm của đế quốc Mỹ đã đặt dân tộc ra trước một thách thức mới.
Nhờ nhận thức sâu sắc chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội không thể tách rời nhau, đặc biệt từ kinh nghiệm thực tiễn 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc 1954 - 1965 là: không có hậu phương lớn miền Bắc được tạo ra trong kết quả lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội thì không có
thắng lợi trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, Đảng ta trước sau vẫn
thực hiện quyết tâm bất cứ tình hình như thế nào, miền Bắc cũng phải được củng cố, phải tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Bình tĩnh, tự tin bước vào cuộc đọ sức quyết liệt với máy bay, tàu chiến Mỹ, quân và dân miền Bắc tiếp tục đánh trả có hiệu quả các cuộc tiến công bằng không quân và hải quân của Mỹ, đồng thời không ngừng lao động sản xuất chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam. Cao trào toàn dân chống Mỹ, cứu nước sục sôi trên cả nước.
Trong muôn vàn khó khăn của quá trình chuyển từ thời bình sang thời chiến, nhân dân miền Bắc lắng nghe tiếng gọi từ miền Nam. Trong tim mỗi người dân miền Bắc vẫn đau đáu nỗi niềm muốn chia ngọt sẻ bùi cùng đồng bào miền Nam. Trong giấc mơ của người dân miền Bắc có niềm vui được đoàn viên khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Tất cả tình cảm dạt dào khi nghĩ đến miền Nam đang trào dâng, cháy bỏng nơi tâm tư mỗi người dân miền Bắc. Tình cảm lớn lao ấy khiến họ phải hành động, phải hiến
dâng. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, tinh thần “Thi đua mỗi người làm
việc bằng hai” đã trở thành mệnh lệnh thiêng liêng thôi thúc ý chí và hành động của mỗi
người dân miền Bắc. Thi đua yêu nước không còn được hiểu là nhiệm vụ, mà trở thành nhu cầu được dâng hiến nơi mỗi người dân. Cả miền Bắc là một pháo đài đánh Mỹ, toàn
dân đánh Mỹ với lẽ sống “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Thực hiện khẩu hiệu:
“Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” [47, tr.27-28], từ năm 1964, nhất là sau Hội nghị Trung ương lần thứ 11, toàn miền Bắc dấy lên phong trào thi
đua sôi nổi. Phong trào thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai” do Chủ tịch Hồ Chí Minh
phát động tại Hội nghị chính trị đặc biệt đã phát triển mạnh mẽ trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta được phát huy cao độ cả trong sản xuất và chiến đấu được biểu hiện vô cùng sinh động, muôn màu, muôn vẻ, bừng bừng khí phách Việt Nam. Chính thế mà phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn ác liệt của cuộc chiến tranh, từ 1965-1975, có được một tầm vóc mới.
2.2.1. Phong trào thi đua trong nông nghiệp
Những yêu cầu đặt ra cho sản xuất nông nghiệp về cơ bản vẫn không thay đổi so với thời kỳ trước. Tuy nhiên, trong điều kiện có chiến tranh phá hoại, yêu cầu củng cố và phát triển nền nông nghiệp hợp tác hóa cần phải được xúc tiến với tinh thần khẩn trương.
Với phương hướng tập trung đẩy mạnh hai ngành sản xuất chính là trồng trọt, chăn nuôi, nhằm giải quyết vấn đề lương thực và thực phẩm tại chỗ cho cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, từ năm 1965, Nhà nước chỉ đạo các địa phương thực hiện kế hoạch phân bố lại lực lượng lao động, dành số vốn thích đáng để phát triển sản xuất,
chăn nuôi. Cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã triển khai từ những năm trước tiếp
tục được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp khoa học và kỹ thuật mới nhằm thâm canh tăng năng suất trên toàn bộ diện tích gieo trồng cũng như việc phát động mạnh mẽ phong trào làm thủy lợi, phong trào làm phân xanh, phong trào cải tiến nông cụ, công cụ vận chuyển…đã trở nên phổ biến ở nhiều vùng nông thôn đồng bằng, trung du.
Mặc dù ruộng đồng, làng mạc bị bom đạn Mỹ đánh phá liên tục, thiên tai thường xuyên uy hiếp, một bộ phận lớn lao động chủ chốt đã gia nhập lực lượng vũ trang, dân công hỏa tuyến, nhưng khắp nơi trên miền Bắc, người nông dân vẫn không hề nao núng quyết tâm, kiên trì bám ruộng đồng để tiếp tục sản xuất. Ở nhiều vùng trọng điểm đánh phá của địch, mọi sinh hoạt của người dân diễn ra dưới tầng sâu của hệ thống hầm hào, địa đạo, các hợp tác xã nông nghiệp thành lập các tổ, đội xung kích bám ruộng đồng. Khắp miền Bắc, trên các cánh đồng Khu IV, Khu III và vùng Trung du, Tây Bắc, Việt Bắc, các hầm trú cố định và di động mọc lên. Dưới lớp khoác áo rơm chống mảnh bom đạn địch, người nông dân miền Bắc vẫn tay cấy, tay cày. Những người phụ nữ Ba đảm đang trên khắp miền Bắc vẫn lao động kiên trì, dù phải cấy đi cấy lại 3 - 4 lần trên một thửa ruộng, chị em vẫn dũng cảm quyết tâm không nản chí. Chính vì thế mà trong bom đạn ác liệt những người nữ nông dân kiên cường đã giành được năng suất cao hơn cả những năm trước chiến tranh. Bom đạn địch tàn phá đồng ruộng, đê đập, cơ sở vật chất của hợp tác xã, thiên tai nặng nề liên tiếp gây thêm nhiều khó khăn. Nhưng đội ngũ phụ nữ nông dân với tinh thần dũng cảm cần cù, sáng tạo vẫn bám sát đồng ruộng để sản xuất.
Trên cả miền Bắc, những người phụ nữ “Ba đảm đang” đã nổ lực phấn đấu không ngừng
để gánh vác trách nhiệm trong tình thế mới.
Dưới bom đạn ác liệt của chiến tranh phá hoại, hàng triệu phụ nữ sôi nổi thi đua đảm đang thay thế nam giới làm chủ đồng ruộng, đảm bảo ba mục tiêu phát triển nông nghiệp toàn diện. Trên tinh thần hạt gạo chia ba, một phần cho mình, còn hai phần cho chủ nghĩa xã hội và cho tiền tuyến, nữ nông dân miền Bắc đã hăng hái thi đua lao động
sản xuất với tinh thần “đồng ruộng là chiến trường”. Thực hiện thâm canh tăng năng suất
đạt 5 tấn thóc một héc ta, nữ thanh niên và trung niên ra sức học tập áp dụng thành thạo kỹ thuật mới: xử lý giống, nhân lai và ghép giống mới; làm bèo hoa dâu, bón phân đạm, thẳng gốc lúa và cấy thẳng hàng vuông góc, sử dụng cào cỏ cải tiến…Chị em hăng hái học cày bừa, nhiều hợp tác xã, nữ thanh niên tham gia lái máy cày, máy bừa, máy gặt đập, máy xay xát lúa…Ở huyện Nghi Lộc (Nghệ An) có trên 187 nghìn héc ta trồng lúa và trên 63 nghìn héc ta trồng màu, chị em chẳng những đảm bảo gieo trồng hết diện tích mà còn thu hoạch nhanh hơn, năng suất cao hơn trước. Ở Hà Tây, để cải tạo đồng chiêm trũng, lực lượng lao động được huy động để đào đắp gần 700 hồ, đập mất hàng chục triệu ngày công trong đó có tới 80% là của chị em phụ nữ. Chị em không những đóng góp bằng sức lao động cần cù mà cả bằng kiến thức và kỹ thuật. Phụ nữ các dân tộc vùng thấp cũng như vùng cao đã mạnh dạn thay đổi nếp sống và cách làm ăn cũ, thực hiện định canh định cư, mạnh dạn áp dụng kỹ thuật sản xuất mới. Chị em vùng cao xưa chỉ đốt rừng làm rẫy
nay đã xuống núi học cày học bừa, học cấy lúa nước. Trong phong trào Ba đảm đang đã xuất
hiện nhiều tấm gương nữ nông dân mới dám nghĩ, dám làm, góp phần cải tạo và xây dựng nông thôn mới. Tiêu biểu là 11 nữ anh hùng lao động trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi. 675 đội sản xuất nông nghiệp và 165 đội thủy lợi đa số là nữ đã được tặng dang
hiệu “tổ lao động xã hội chủ nghĩa”
Tháng 8 năm 1965, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị Về cuộc vận động cải
tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp toàn
diện, mạnh mẽ, vững chắc ở miền núi. Đầu tháng 1 năm 1967, khi nói chuyện với bà con
nông dân tỉnh Thái Bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Các hợp tác xã nông nghiệp là
đội quân hậu cần của quân đội chiến đấu ngoài mặt trận. Các xã viên hợp tác xã là chiến
sĩ sản xuất, cần phải cố gắng như các chiến sĩ ngoài mặt trận” [44, tr.195]. Sự quan tâm
của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn động viên to lớn, thôi thúc giai cấp nông dân tập thể miền Bắc vượt lên khó khăn, tăng cường đoàn kết, ra sức sản xuất, củng cố hợp tác xã và đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Các phong trào
thi đua “Hai giỏi” (chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi), “Phấn đấu đạt ba mục tiêu trong nông
nghiệp”(năm tấn thóc, hai vụ lúa, hai con lợn trên một hécta đất canh tác) phát triển sôi
cấp nông dân tập thể phát huy những mặt mạnh, tận dụng những điều kiện thuận lợi, khắc phục mọi khó khăn do bom đạn Mỹ gây nên, vừa sản xuất, vừa chiến đấu và phục vụ chiến đấu, làm tròn nhiệm vụ xây dựng hậu phương chiến lược và chi viện chiến trường.
Chính những năm tháng dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, các phong trào làm thủy lợi, cải tạo ruộng đồng, đắp bờ vùng, bờ thửa, phong trào làm bèo hoa dâu, đưa các giống lúa mới vào gieo trồng được giai cấp nông dân tập thể miền Bắc hưởng ứng mạnh mẽ. Nhiều biện pháp kỹ thuật mới được áp dụng. Hàng chục nghìn cán bộ, công nhân viên kỹ thuật được đào tạo tăng cường cho mặt trận nông nghiệp và nông thôn. Thanh
niên nông thôn với “tay cày, tay súng” đã cùng với giai cấp nông dân tập thể phấn đấu
quyết liệt, giành thắng lợi vẻ vang. Chính trong những năm tháng đế quốc Mỹ đánh phá ác liệt nhất đồng ruộng miền Bắc đã đạt được mục tiêu 5 tấn thóc 1 hécta. Từ những
phong trào: làm thủy lợi, bèo hoa dâu, cấy theo lối mới, đến các phong trào: phá giờ cao
điểm, đường cày đảm đang, trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, tuổi trẻ “Ba sẵn sàng” đã
tiến lên xây dựng “cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ” với nhiều biện pháp tổng hợp, nhằm góp phần
thực hiện mục tiêu của Đảng.
“Cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ” là một phương thức hoạt động sáng tạo của thanh
niên nông thôn trên đồng ruộng. Đến năm 1967 đã có 85% cơ sở Đoàn ở nông thôn đảm nhận xây dựng cánh đồng 5-10 tấn thắng Mỹ. Đó là những cánh đồng đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp kỹ thuật, từ việc cải tạo đồng ruộng, áp dụng biện pháp tưới tiêu theo khoa học, đến việc cấy dày vừa phải. Thông qua hoạt động trên cánh đồng 5-10 tấn thắng Mỹ, đoàn viên và thanh niên được rèn luyện về kỹ năng lao động, góp phần hình thành một đội ngũ những người làm nghề nông mới.
Vũ Thắng (Kiến Xương - Thái Bình) là một hợp tác xã nông nghiệp nằm ở “rốn nước” chưa mưa đã bị úng ngập, độ pH trên đồng ruộng có cánh đồng lên tới 7,8. Người dân Vũ Thắng có thói quen chỉ cần cắm cây mạ xuống rồi phó mặc đồng ruộng cho trời đất, bỏ làng kéo nhau lên rừng kiếm sống, 3 tháng sau mới trở về, được ăn thì thu hoạch, mất mùa lại kéo nhau đi. Trước tình hình như vậy, nhiều cán bộ Đoàn thanh niên đã tìm đường đến hợp tác xã Hồng Thái, một điển hình làm thủy lợi của tỉnh Hải Hưng (nay là Hải Dương và Hưng Yên) để học hỏi kinh nghiệm. Đoàn viên và thanh niên Vũ Thắng đã thật sự trở thành lực lượng đi đầu trong cải tạo đồng ruộng quê hương. Thông qua việc tổ
chức nhiều đêm “Hội hoa đăng” thắp đèn chai trên đồng để làm thủy lợi, đoàn viên và
thanh niên Vũ Thắng là những người đi đầu áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, từ việc ngâm ủ giống, đến cấy lối mới, tưới tiêu hợp lý…góp phần đưa Vũ Thắng trở thành hợp tác xã đạt được mục tiêu 5 tấn thóc/ha/năm đầu tiên trên miền Bắc và giữ vững là lá cờ đầu trong thâm canh tăng năng suất cây lúa trong nhiều năm, không ngừng đưa năng suất lên ngày một cao, 7-8 tấn rồi 9,7 tấn… ha/năm.
Thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ trong thâm canh tăng năng suất cây trồng đòi hỏi đồng ruộng phải có độ đồng đều nhất định. Trước hết về khâu làm đất, thanh niên hợp tác xã Thọ Bình (Hưng Yên) và thanh niên ở nhiều địa phương khác đã tổ chức nhiều chiến dịch “kê” ruộng bằng biện pháp san lấp gò cao, thùng đấu, đặc biệt lấy bùn ao đổ lên mặt ruộng. Có những thửa ruộng đã được “kê” lên tới 10 centimét, đảm bảo cho việc tưới tiêu và áp dụng các biện pháp khoa học khác được thuận lợi.
Phân bón cũng là một biện pháp được đoàn viên và thanh niên coi trọng trong quá trình phấn đấu thâm canh tăng năng suất cây trồng. Nhiều cơ sở Đoàn thường xuyên tổ chức các chiến dịch làm phân bón, vừa tận dụng các nguồn phân, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong việc ủ phân và chế biến phân, kể cả việc ủ phân tại ruộng. Coi bèo hoa dâu là nhà máy phân đạm tự nhiên, nhiều cơ sở Đoàn đã có nhiều biện pháp đồng bộ trong việc nhân, ủ bèo, phấn đấu đạt từ 1 đến 2,5 diện tích bèo trên một đơn vị diện tích gieo cấy. Đáng chú ý là việc nhân thả bèo hoa dâu mùa hè, thật sự là một nỗ lực đáng kể của đoàn viên và thanh niên trong việc tận dụng nguồn phân tự nhiên. Nhiều đoàn viên và thanh niên đã ngày đêm lăn lộn chăm chút từng cánh bèo, lúc đưa vào bóng râm lúc thả ra ruộng đảm bảo cây bèo phát triển ngay cả khi thời tiết nóng nực. Không chỉ ở vùng có kinh nghiệm nuôi thả bèo như Thái Bình, Nam Hà… mà ngay cả những tỉnh chưa có truyền thống sử dụng bèo hoa dâu trong thâm canh cây lúa như Nghệ An đoàn viên và thanh niên cũng kiên trì nuôi thả được bèo hoa dâu trong mùa hè. Nhiều ruộng bèo được đoàn viên và thanh niên mất nhiều công sức gây dựng được đã bị bom Mỹ quật nát. Đoàn viên và thanh niên hợp tác xã Đông Phương Hồng và ở nhiều nơi khác đã phải kiên trì nhặt từng cánh bèo hoa dâu do bom Mỹ quật nát đem rửa sạch tiếp tục ươm thả, đảm bảo diện tích cấy lúa được phủ kín bèo. Nhiều nơi đoàn viên và thanh niên còn tận dụng những hố bom để ươm thả bèo hoa dâu trước khi đưa ra đại trà làm cho diện
tích bèo hoa dâu tăng lên đáng kể, tạo ra một nguồn phân đạm tự nhiên đảm bảo tăng năng suất cây trồng. Khai thác nguồn phân tự nhiên, thanh niên Ninh Bình, còn có sáng kiến trồng điền thanh mô, một biện pháp tận dụng diện tích gieo trồng một loại cây phân xanh có hiệu quả cao, đảm bảo khi lúa được thu hoạch, cây điền thanh cũng phát triển có thể vùi ngay xuống ruộng làm phân bón.
Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, nhiều cơ sở Đoàn thanh niên ở nông thôn vẫn tổ chức đoàn viên và thanh niên đi đầu trong việc thâm canh tăng năng suất cây trồng, coi đó vừa là nghĩa vụ của người ở hậu phương đối với tiền tuyến, vừa để góp phần xây dựng