ĐẢNG TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1961 đến 1975 (Trang 25 - 26)

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở “Trong công cuộc xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở miền Bắc cũng như cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, toàn quân, toàn dân ta cùng nhau đẩy mạnh thi đua yêu nước, thì khó khăn gì cũng

khắc phục được, nhiệm vụ gì cũng hoàn thành tốt” [42, tr.271].

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960), Đảng đặt trọng tâm vào lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Ngày 26-1-1961, Nghị quyết Số 07 – NQ/TW của Ban Bí thư nêu rõ:

Bắt đầu từ năm 1961 phải động viên mọi lực lượng tinh thần và vật chất của toàn dân, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước phát triển sâu rộng trong mọi ngành sản xuất và công tác, trong mọi tầng lớp nhân dân, nhằm phát huy mọi khả năng và thuận lợi, khắc phục mọi khó khăn để không ngừng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, quyết tâm thực hiện

vượt mức và toàn diện kế hoạch nhà nước năm 1961 và kế hoạch 5 năm lần thứ

nhất theo phương châm: “nhiều, nhanh, tốt, rẻ” [3, tr.149].

Thực hiện chủ trương này, từ đầu năm 1961, phong trào thi đua yêu nước của quân dân miền Bắc đã có nhiều chuyển biến mới và đã trở thành phong trào có tính chất quần chúng rộng rãi, phát triển mạnh mẽ trong các xí nghiệp, công trường, nông trường, hợp tác xã nông nghiệp, thủ công nghiệp, trong quân đội, trong các trường học, bệnh viện cơ quan hành chính, sự nghiệp. Các phong trào thi đua sôi nổi được dấy lên trên toàn miền Bắc đã lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân hăng hái lao động, học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc. “Phong trào Duyên Hải, Đại Phong, Ba Nhất, Thành Công, Bắc Lý như những mũi dùi

của các đội quân công, nông, binh đang tiến công ồ ạt vào nghèo nàn và lạc hậu, quyết giành lấy thắng lợi hoàn toàn và vĩnh viễn cho chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm cơ sở cho cuộc đấu

tranh thống nhất nước nhà” [12, tr. 61]. Thực tiễn phong phú đó đã chứng tỏ phong trào thi

đua yêu nước là đòn xeo thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ toàn bộ hoạt động kinh tế, văn hóa của nước ta, đảm bảo thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).

Có thể nói, sự phát triển của phong trào thi đua yêu nước trong phạm vi từng ngành dù mang màu sắc riêng, mục tiêu riêng, nhưng tất cả đều nhằm vào việc thực hiện mục tiêu chung của cách mạng cả nước là giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1961 đến 1975 (Trang 25 - 26)