NƯỚC Ở MIỀN BẮC (1965 – 1975)
Từ cuối năm 1964 đầu năm 1965, những thắng lợi của quân và dân ta trên chiến
trường miền Nam đã đặt chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ trên bờ vực phá sản.
Với mục đích cứu nguy cho ngụy quyền tay sai, một mặt Mỹ tăng cường chiến tranh xâm lược miền Nam, mặt khác tung lực lượng biệt kích, gián điệp ra phá hoại miền Bắc, âm mưu mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Mỹ đã đẩy cuộc chiến tranh đặc biệt lên mức cao nhất, chuẩn bị để khi tình thế nguy ngập hơn sẽ đưa quân Mỹ vào tham chiến với quy mô lớn.
Tinh thần “mỗi người chúng ta phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào
miền Nam ruột thịt” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra tại Hội nghị chính trị đặc biệt (3-1964)
được nhân dân miền Bắc biến thành sức mạnh hành động. Âm mưu của Mỹ trong việc dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, cho không quân và hải quân đánh phá miền Bắc đã bị quân dân ta giáng những đòn đích đáng. Trong khi đó, những chiến thắng liên tiếp của quân và dân
miền Nam trong các chiến dịch Xuân – Hè 1965 đã đẩy chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
vào tình thế phá sản hoàn toàn. Đế quốc Mỹ liều lĩnh chuyển sang chiến lược “Chiến tranh
cục bộ” ở miền Nam. “Chiến tranh cục bộ” là hình thức cao của chiến tranh thực dân mới,
được tiến hành bằng lực lượng quân viễn chinh Mỹ, quân chư hầu và quân ngụy. Mỹ đã ồ ạt đổ quân Mỹ và một số nước chư hầu trực tiếp tham chiến ở miền Nam, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Chúng coi việc đánh phá miền Bắc là một mục tiêu chiến lược có tầm quan trọng quyết định.
Hành động leo thang chiến tranh với mức độ khác nhau của đế quốc Mỹ ở cả hai miền Nam - Bắc làm cho cục diện cách mạng cả nước ngày càng diễn biến phức tạp, vận mệnh dân tộc đứng trước những thách thức nghiêm trọng. Đảng nhận thức rõ:
Đi đôi với việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam, đế quốc Mỹ sẽ đẩy mạnh chiến tranh phá hoại ở miền Bắc; mở rộng phạm vi đánh phá, ra
sức phá hoại các đường giao thông quan trọng, các cơ sở công nghiệp, các công trình thủy lợi lớn, những vùng đông dân cư, tăng cường bao vây mặt biển hòng làm lung lay quyết tâm của ta, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối
với miền Nam và để khuyến khích bọn phản động ở miền Bắc[47, tr.10].
Ngày 20-7- 1965, trong điều kiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ ngày càng ác liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi nhân dân cả nước, khẳng định quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Đặc biệt với hậu phương miền Bắc, Người nhấn
mạnh: “Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội
và làm tròn nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt, luôn luôn nâng cao cảnh giác, tự lực cánh sinh, tăng cường lực lượng, sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi âm
mưu mới của địch” [42, tr.407]. Để làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng “chống Mỹ, cứu
nước”, tôi kêu gọi: “Đồng bào và chiến sĩ miền Bắc dũng cảm tiến lên, hăng hái thi đua
sản xuất và chiến đấu” [43, tr.470-471].
Từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 3 năm 1965, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp
Hội nghị lần thứ 11(Khóa III), ra Nghị quyết “Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước
mắt”. Phân tích âm mưu và hành động mới của Mỹ, Hội nghị dự kiến địch có thể dốc
toàn lực mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng chính quân Mỹ và chư hầu, đồng thời tăng cường đánh phá miền Bắc thường xuyên, trên phạm vi rộng hơn, gây cho ta nhiều tổn thất lớn hơn, tính chất ác liệt của cuộc chiến tranh vì vậy mà sẽ tăng lên gấp bội. Trên cơ sở dự kiến đó, Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trên cả hai miền Nam- Bắc, đặc biệt chỉ rõ nhiệm vụ của miền Bắc: phải kịp thời chuyển hướng về tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng kinh tế - xã hội và tăng cường lực lượng quốc phòng cho hợp với tình hình mới. trong việc chuyển hướng phải làm cho miền Bắc đủ sức mạnh đáp ứng yêu cầu bảo vệ miền Bắc, chống lại các cuộc ném bom bắn phá, phong tỏa của địch, sẵn sàng đối phó với tình hình địch mở rộng chiến tranh ở bất cứ mức độ nào, chi viện cho cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Phương châm xây dựng và bảo vệ miền Bắc lúc
này là: “vừa xây dựng kinh tế, vừa chiến đấu” [28, tr.110].
Tiếp theo Hội nghị lần thứ 11, cuối tháng 12 năm 1965, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 12 đề ra chủ trương, nhiệm vụ trong giai đoạn mới để
đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta tiến lên, đánh bại chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Đối với miền Bắc, Hội nghị xác định rõ: chiến tranh càng
trở nên quyết liệt ở miền Nam thì nhiệm vụ của miền Bắc đối với miền Nam càng nặng
nề, quan trọng. Miền Bắc phải tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 là
vừa sản xuất, vừa chiến đấu, đánh bại chiến tranh phá hoại của Mỹ, động viên sức người, sức của tăng cường lực lượng mọi mặt cho miền Nam, tích cực chuẩn bị đánh thắng địch nếu chúng mở rộng chiến tranh cục bộ ra cả nước ta.
Trong điều kiện đế quốc Mỹ tăng cường chiến tranh xâm lược ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, quân và dân ta ở miền Bắc đã phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong sản xuất và chiến đấu, phát triển mạnh mẽ phong trào thi đua chống Mỹ, cứu nước và đã giành được những thắng lợi to lớn. Tuy nhiên, phong trào thi đua và công tác chỉ đạo, vận động thi đua còn nhiều khuyết điểm. Chiến tranh càng trở nên quyết liệt ở miền Nam thì nhiệm vụ của miền Bắc đối với miền Nam càng nặng nề, quan trọng. Tinh thần chỉ đạo tại Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3- 1965) và lần thứ 12 (12- 1965) cần được quán triệt trong quá trình chỉ đạo và tổ chức phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn cách mạng mới.
Nhằm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài, từ năm 1965 đến 1975, Đảng và Chính phủ đặc biệt quan tâm công tác lãnh đạo, tổ chức phong trào thi đua yêu nước.
Chỉ thị Về việc tăng cường lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước trước tình hình
và nhiệm vụ mới ra ngày 7 tháng 4 năm 1966 của Ban Bí thư Trung ương Đảng tập trung
vào những vấn đề lớn có tác dụng định hướng và thúc đẩy sự phát triển của thi đua yêu nước trong tình hình cách mạng mới.
Chỉ thị xác định mục đích mà nhân dân miền Bắc cần hướng đến trong phong trào thi đua ở giai đoạn mới này là: đẩy mạnh cách mạng kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, tăng cường việc rèn luyện và xây dựng con người mới, tập thể lao động mới…Từ đó, Chỉ thị nêu lên những vấn đề lớn mà các cấp ủy đảng, Đảng Đoàn và thủ trưởng các ngành cần chú ý trong lãnh đạo thực hiện phong trào thi đua yêu nước. Các biện pháp để nâng cao hiệu quả thiết thực của thi đua được Chỉ thị đặc biệt quan tâm. Thi đua phải có mục tiêu phấn đấu cụ thể và thiết thực,
phải có kế hoạch và biện pháp cải tiến tổ chức sản xuất và tổ chức lao động, cải tiến kỹ thuật và cải tiến quản lý, có sự phân công quy định trách nhiệm rõ ràng trong khi thực hiện và ấn định thời gian đạt được những mục tiêu đã đề ra. Trong tổ chức thi đua cần phải nêu gương những điển hình tiên tiến, thường xuyên tiến hành việc so sánh công khai giữa các cá nhân, tổ, đội, đơn vị. Cần bồi dưỡng và nhân rộng những tấm gương ưu tú xuất hiện trong phong trào thi đua. Việc làm này cần phải được tiến hành thường xuyên kết hợp chặt chẽ với việc sơ kết, tổng kết thi đua và bình bầu thi đua thường kỳ. Tăng cường và thống nhất việc lãnh đạo và tổ chức phong trào thi đua của các cấp…Đây được xem là những biện pháp đảm bảo cho sự thành công của phong trào thi đua yêu nước.
Từ thực tiễn cao trào chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đảng nhận thấy: “báo công, bình công” là một trong những hình thức công tác chính trị và tư tưởng sinh động, thấu suốt được các phương châm công tác tư tưởng, đồng thời là một trong những hình thức tốt để mở rộng sinh hoạt dân chủ ở cơ sở, một kiểu tự phê bình và phê bình có tính chất quần chúng, một trong những hình thức tốt để cải tiến sự lãnh đạo và chỉ đạo, tăng cường tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức quần chúng ở cơ sở, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, chính quyền và quần chúng nhân dân. Vì vậy, ngày 24 tháng 6 năm 1967, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 153-
CT/TW Về vấn đề “báo công, lập công chống Mỹ, cứu nước”. Ngoài những nội dung
như yêu cầu, mục đích của báo công, lập công, Chỉ thị nhấn mạnh: để phát huy đầy đủ tác dụng của báo công lập công, trong tất cả các khâu của quá trình thực hiện đều cần phải có cách làm đúng, bảo đảm mỗi kỳ báo công lập công thực sự là ngày hội của quần chúng. Đặc biệt cần chú ý tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng. Các cấp ủy cần giải quyết tốt mấy vấn đề có tính chất then chốt như xác định: mục đích, yêu cầu và nội
dung cụ thể của mỗi kỳ “Báo công, lập công” để phát huy đúng kết quả.
Chỉ thị số 170 - CT/TW ra ngày 10 tháng 5 năm 1969 của Ban Bí thư Trung ương Đảng trên cơ sở nhận thức rõ những bước tiến quan trọng của phong trào cách mạng cả nước đã đề ra các nội dung công tác mà các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân cần thực hiện tốt nhằm lập nhiều thành tích thiết thực kỷ niệm những ngày lịch sử trọng đại trong năm 1970 và chuẩn bị cho Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ V. Chỉ thị yêu cầu trong quá trình tổng kết và phát động thi đua cần đánh giá đúng đắn những thành tích
của từng địa phương, từng ngành, của từng đoàn thể, phát hiện chính xác những tập thể và cá nhân xuất sắc; lấy gương tốt giáo dục và động viên quần chúng tiếp tục tiến lên làm tròn những nhiệm vụ mới, ra sức nâng cao năng suất lao động, hiệu quả chiến đấu và hiệu suất công tác, làm tốt các cuộc vận động trong nông nghiệp, công nghiệp và các ngành khác; góp phần lựa chọn và bồi dưỡng cán bộ, xây dựng và củng cố tổ chức đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể; tăng cường quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, phục vụ tốt nhất tiền tuyến lớn anh hùng và hoàn thành thắng lợi kế hoạch nhà nước năm 1969 và năm 1970; đồng thời ra sức khắc phục những khuyết điểm và những yếu kém trong phong trào quần chúng, trong các cuộc vận động, trong chỉ đạo của cấp mình, ngành mình, đoàn thể mình cũng như trong chỉ đạo phong trào thi đua yêu nước.
Năm 1971 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, là năm thực hiện rộng rãi Nghị quyết của Bộ Chính trị về nâng cao chất lượng đảng viên, là năm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào giai đoạn quyết liệt, đòi hỏi nhân dân miền Bắc phải dốc sức chi viện cho miền Nam. Yêu cầu cần tổ chức thực hiện thật tốt việc báo công, lập công trong nhân dân, phê bình và tự phê bình trong đảng viên, trong các cấp lãnh đạo của Đảng, chính quyền, trong các ngành, các đoàn thể ở thời điểm cuối năm 1971 là khách quan. Đáp ứng yêu cầu đó, Thông tri ra ngày 2 tháng 12 năm 1971 của Ban Bí thư đề cập đến những yêu cầu cần chú ý để làm tốt việc báo công, lập công và phê bình, tự phê bình.
Ngày 6 tháng 10 năm 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị Về
việc động viên các tầng lớp phụ nữ đẩy mạnh thi đua yêu nước nhân dịp Đại hội phụ nữ
các cấp. Chỉ thị đánh giá những đóng góp xứng đáng của các tầng lớp phụ nữ vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như tác dụng to lớn của
phong trào “Ba đảm đang”. Chỉ thị đề cập đến những vấn đề cần chú trọng nhằm mang
lại chuyển biến tích cực trong công tác vận động phụ nữ.
Chỉ thị số 215- CT/TW ra ngày 21 tháng 1 năm 1975 của Ban Bí thư Về tăng
cường lãnh đạo phong trào thi đua lao động, sản xuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã
hội trong công nhân viên chức có thể nói là một chỉ thị có nhiều dấu ấn, đem lại hiệu ứng
xã hội đáng kể. Nhận rõ ưu, khuyết điểm của phong trào thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 22 của
Trung ương Đảng, đặc biệt là vị trí và ý nghĩa kinh tế, chính trị quan trọng của năm 1975, Chỉ thị có nhiều nội dung mang tính định hướng, trong đó Ban Bí thư xác định: quá trình thi đua yêu nước là quá trình tăng cường quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật, đạt hiệu quả kinh tế tốt, rèn luyện, xây dựng giai cấp công nhân về thái độ lao động mới, nếp sống kỷ luật, trật tự, lành mạnh, củng cố cơ sở đảng, nâng cao chất lượng tổ chức đảng và chất lượng đảng viên. Mục tiêu và nội dung này phải được thể hiện cụ thể đối với từng loại ngành nghề, cơ sở, địa phương, phù hợp với từng loại đối tượng khác nhau như: công nhân sản xuất, cán bộ, nhân viên quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật.
Chỉ thị đồng thời nêu rõ các biện pháp nhằm thực hiện tốt các nội dung nói trên, trong đó chú trọng đến việc làm cần thiết của các cấp ủy đảng, cơ quan quản lý, ủy ban hành chính, công đoàn các cấp, đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh, Các ban công nghiệp, kinh tế- kế hoạch, Khoa học giáo dục, Tổ chức, Tuyên huấn, Kiểm tra của Trung ương Đảng…Chỉ thị nhấn mạnh công tác của từng đảng ủy, chi ủy trong qúa trình giao nhiệm vụ và kiểm tra vai trò nòng cốt của tổ Đảng, vai trò gương mẫu của đảng viên trong sản xuất, trong lãnh đạo quần chúng và trong việc tham gia mọi hoạt động của xí nghiệp, cơ quan. Bên cạnh đó cơ quan quản lý các cấp, các ngành cần làm tròn trách nhiệm trong việc giải quyết kịp thời các yêu cầu của sản xuất như cân đối và giao kế hoạch cụ thể, cung cấp đủ và kịp thời vật tư, quản lý chặt chẽ các định mức, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách lao động, bảo hộ lao động và phúc lợi tập thể, giải quyết tích cực các vấn đề thiết thực về đời sống, thực sự tôn trọng những kiến nghị của công nhân viên chức, có biện pháp giải quyết cụ thể, đề cao kỷ luật lao động và pháp chế xã hội chủ nghĩa…Khen thưởng thích đáng và kịp thời cả về mặt vật chất và tinh thần đối với cá nhân và tập thể có thành tích thi đua, đặc biệt quan tâm khuyến khích những sáng kiến của công