Phong trào thi đua trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1961 đến 1975 (Trang 26 - 34)

Được xác định là một trong hai chân của nền kinh tế, sự phát triển của nông nghiệp đảm bảo việc cung cấp lương thực cho nhân dân, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy, cung cấp nông sản để xuất khẩu đổi lấy máy móc. Trong một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp như nước ta thì nông nghiệp thực sự đóng vai trò đặc biệt quan

trọng. “Nông suy thì bách nghệ bại”, từ xưa, nhân dân ta đã nhận thức rõ điều đó. Trong

điều kiện đất nước có chiến tranh, nông nghiệp càng có tầm quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi có được từ điều kiện tự nhiên và con người, kinh tế nông nghiệp nước ta gặp không ít khó khăn, trở ngại. Người nông dân Bắc Bộ vốn cần cù, chịu thương, chịu khó. Song, sau ngày hòa bình lập lại, điều kiện vật chất - kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hết sức khó khăn. Trong bối cảnh như vậy, đòi hỏi không chỉ ở các cấp lãnh đạo sự nhận thức đúng, quyết tâm cao, chủ trương và sự chỉ đạo thiết thực mà còn là sự trưởng thành của người nông dân về tinh thần ham học hỏi, quyết tâm dám

nghĩ dám làm. Sự đồng thuận của ý Đảng, lòng dân là hết sức cần thiết để thổi bùng ngọn lửa thi đua yêu nước.

Thực tiễn của phong trào thi đua yêu nước trong nông nghiệp qua quá trình thực hiện mục tiêu, nội dung thi đua chung và riêng cũng như các cuộc vận động mà Ban Bí thư và Bộ Chính trị đề ra cho thấy hiệu quả thiết thực mà nó mang lại.

Thực túc thì binh cường!

Chiến sĩ ở trước mặt trận thi đua giết giặc lập công thì đồng bào ở hậu

phương phải thi đua tăng gia sản xuất.

Ruộng rẫy là chiến trường, Cuốc cày là vũ khí,

Nhà nông là chiến sĩ,

Hậu phương thi đua với tiền phương [40, tr.178-179].

Lời nhắn nhủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Thư gửi nông dân thi đua canh tác

từ năm 1951 như vẫn còn thúc giục. Đầu năm 1961, một loạt công cụ cày bừa, máy tuốt lúa, xe kéo tay, cày cải tiến 51, cào cỏ Nghệ An, quạt hòm, xe quệt đã được các hợp tác xã nông nghiệp đưa vào sử dụng. Tập quán không sử dụng phân, trồng chay ở một số tỉnh miền núi Việt Bắc, Tây Bắc được thay đổi. Đồng bào các dân tộc đã tận dụng nguồn phân chuồng, phân xanh, phân bắc bón ruộng, đưa năng suất lên cao hơn hẳn các năm trước, xóa dần tập quán du canh, du cư, canh tác lạc hậu. Đa số hệ thống thủy lợi nội đồng đã được cải tạo hoặc làm mới. Các trạm bơm tưới tiêu hợp tác xã hoặc liên hợp tác xã tiếp tục được hoàn thiện. Một số tỉnh ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc thuộc hệ thống thủy nông Bắc - Hưng - Hải, hệ thống thủy nông đập Bái Thượng (Thanh Hóa), hệ thống thủy nông Nậm Rốm - Điện Biên đã chủ động được tưới tiêu, hạn chế được một phần cảnh

chiêm khê, mùa thối”. Để tiếp tục xây dựng hợp tác xã cấp thấp và vận động xây dựng

hợp tác xã cấp cao, các cấp Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã tổ chức

học tập chủ trương, đường lối của Đảng trong nông nghiệp, nông thôn. Nội dung: cải tạo

quan hệ sản xuất, cải tiến kỹ thuật, giáo dục tư tưởng và ba nguyên tắc: tự nguyện, cùng

có lợi và quản lý dân chủ thực sự được quán triệt.

Phát huy thắng lợi của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, đặc biệt hưởng ứng phong trào “bốn tốt” (đoàn kết tốt, sản xuất tốt, quản lý tốt, chấp hành chính sách tốt),

những người nông dân từng một lòng theo Đảng làm cách mạng dân tộc dân chủ, nay không ngần ngại, họ tự nguyện chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới. Được sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, nông dân ở các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tây, Nghệ An đã dấy lên phong trào làm ruộng cao sản 7 tấn, 10 tấn trên một hécta trên/ năm. Ba huyện Đông Quan, Quỳnh Côi, Tiền Hải và 86 xã trong toàn tỉnh Thái Bình đạt năng suất, chỉ tiêu cấp trên giao [5, tr.67].

Tháng 7 năm 1961, giữa lúc phong trào thi đua yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, xây dựng hợp tác xã nông nghiệp phát triển mạnh mẽ khắp miền Bắc, Hội nghị Ban Chấp

hành Trung ương lần thứ V (khóa III) bàn về phương hướng và nhiệm vụ phát triển nông

nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã thẳng thắn đánh giá những hạn chế trong

quá trình xây dựng cơ cấu nông nghiệp. Hội nghị xác định nhiệm vụ và phương hướng chung phát triển nông nghiệp trong thời gian 1961-1965 là:

Tích cực củng cố Hợp tác xã nông nghiệp và nông trường quốc doanh làm cơ sở vững chắc để phát triển nông nghiệp. Kết hợp hoàn thiện quan hệ sản xuất mới với việc phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp; kết hợp chặt chẽ việc phát triển hợp tác hóa với thủy lợi hóa và cải tiến công cụ, cải tiến kỹ thuật, tiến tới một bước cơ giới hóa, nhằm hướng mở rộng diện tích bằng tăng năng năng suất, theo phương châm toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc, giải quyết tốt vấn đề lương thực là trọng tâm, đồng thời, hết sức coi trọng cây công nghiệp, đẩy mạnh chăn nuôi, mở mang thêm nghề rừng, nghề cá, nghề phụ; sử dụng tốt lao động tập thể là chính, đồng thời tận dụng sức lao động gia đình của xã viên. Phát huy thuận lợi của của điều kiện nhiệt đới, kết hợp chặt chẽ việc phát triển nông nghiệp ở miền xuôi và miền núi, cải thiện đời sống nông dân, phấn đấu sau năm năm đưa mức sống của xã viên lên ngang với mức sống của trung nông lớp trên, thay đổi bộ mặt nông thôn, làm cho nông nghiệp trở thành cơ sở vững chắc để phát triển công nghiệp [6, tr. 68 - 69].

Đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn mới của Đảng, Nhà nước đã được giai cấp nông dân, tập thể các nông trường, trạm, trại sản xuất quốc doanh và quân đội sôi nổi học tập thực hiện. Tính đến tháng 10 năm 1961, trên 9000 hợp tác xã (trong tổng số 41.400 hợp tác xã cấp thấp) đã lên cấp cao quy mô liên thôn. Trong những vụ đầu, năm đầu, hầu hết các hợp tác xã bậc cao ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đã phát

huy được sức mạnh vật chất, tinh thần, tập trung cải tạo các hệ thống thủy lợi nội đồng; mở mang bờ vùng bờ thửa, chủ động được tưới tiêu, củng cố đê điều, phòng chống lũ lụt. Hơn một nửa số hợp tác xã bậc cao trong năm 1962 đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu sản lượng, mức thu nhập của các hộ xã viên đủ ăn và tương đối ổn định. Hơn 40 nông trường quốc doanh và quân đội phân bố trên những địa bàn trọng yếu biên giới, ven biển như các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Vĩnh Linh bước đầu kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng, góp phần xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh [4, tr. 69- 70].

Cuộc vận động xây dựng hợp tác xã tốt do Trung ương Đảng và Chính phủ phát

động vào cuối năm 1961 đã được các tỉnh, thành trên toàn miền Bắc hưởng ứng. Hàng ngàn hợp tác xã hăng hái đăng ký trở thành hợp tác xã tốt. Các hợp tác xã Thái Bạ (Sơn Tây - Hà Tây), Yên Trường (Thanh Hóa), Thống Nhất (Hà Đông), Đức Cảnh (Thái Bình), Tống Vân Trân (Hải Phòng)…đã trở thành những điển hình của cuộc vận động

xây dựng hợp tác xã tốt. Đặc biệt Hợp tác xã Đại Phong (Quảng Bình) đã trở thành ngọn

cờ đầu trong phong trào xây dựng hợp tác xã tốt toàn miền Bắc.

Hợp tác xã Đại Phong thuộc xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, thành lập năm 1960. Do biết tổ chức làm ăn, có tinh thần tương thân tương ái, cần kiệm xây dựng hợp tác xã, đến cuối năm 1960, Đại Phong đã tiến lên hợp tác xã bậc cao với quy mô liên thôn. Nắm vững phương châm lấy sản xuất nông nghiệp làm chính, hợp tác xã Đại Phong tích cực cải tiến kỹ thuật, công cụ, xem kỹ thuật là khâu then chốt quyết định để tăng năng suất lao động.

Năm 1961, hợp tác xã Đại Phong đã mở rộng quy mô hợp tác xã. Về thủy lợi, bình quân đầu người đạt 25m3, phân bón đạt 12 tấn/ha, so với năm 1960 tăng 5 tấn; công cụ cải tiến tăng, chăn nuôi đạt và vượt chỉ tiêu. Hợp tác xã đã phát động 28 đội sản xuất, với 800 hộ xã viên bỏ ra hàng ngàn ngày công nạo vét 6 km đường sông chính và hàng chục km đường mương phụ, sữa chữa và đóng mới hơn 100 thuyền vận chuyển, 60 xe bò, xe cút kít, hàng trăm cày bừa cải tiến các loại. Đặc biệt, đoàn thanh niên, lực lượng xung kích của hợp tác xã, còn tranh thủ nhặt sắt, gỗ đóng được 11 xe bò thuyền, 6 toa xe goòng; bắc một số đoạn đường ray từ bến bãi về kho và các sân phơi. Bằng khai hoang, phục hóa, hợp tác xã liên tục tăng diện tích gieo trồng (2 sào 10 thước lên 7 sào 9 thước/

người); liên tục tăng ngày công lao động (100 ngày công/ năm lên 240 ngày công/ năm). Ngoài ra hợp tác xã còn kinh doanh 19 ngành nghề khác nhau, khuyến kích các hộ xã viên phát triển nghề phụ. Sau hơn 2 năm (tính đến tháng 1 năm 1962) thi đua lao động sản xuất xây dựng hợp tác xã tốt, Đại Phong đã tiến những bước tiến dài, khai hoang phục hóa được gần 300 mẫu, đào đắp được 4 vạn mét khối thủy lợi và hàng chục công trình phúc lợi công cộng khác. Đời sống của các hộ xã viên không ngừng được cải thiện, từ thu nhập 200 kg lương thực/ năm lên 800 kg lương thực người/ năm) [5, tr.71]. Nhìn chung, trên các mặt công tác văn hóa - xã hội hợp tác xã đã đạt nhiều thành tích xuất sắc. Quá trình đưa bà con nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể từng bước được thực thi. Ba nguyên

tắc xây dựng hợp tác xã là: tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ được quán triệt. Hợp tác

xã Đại Phong còn là điển hình của sự vận dụng sáng tạo nguyên tắc phân phối xã hội chủ nghĩa (làm theo năng lực, hưởng theo lao động), tránh được chủ nghĩa bình quân, đồng thời chú trọng đoàn kết tương trợ và các chính sách xã hội khác.

Thành tích của hợp tác xã Đại Phong tỏ rõ sức mạnh to lớn của nông dân tập thể nước ta, tỏ rõ tính hơn hẳn của con đường làm ăn tập thể so với cá thể. Nó cũng đồng thời cho thấy rằng dựa vào quan hệ sản xuất mới, nông dân ta có đủ khả năng vượt mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III), tiến lên phát triển nông nghiệp toàn diện và mạnh mẽ, làm cơ sở vững chắc để phát triển công nghiệp. Trên thực tế, phong trào Đại Phong đã thổi một luồng gió mới vào nông thôn nước ta, động viên đông đảo nông dân nâng cao nhiệt tình cách mạng,

hăng hái thi đua cải tiến quản lý (quản lý sản xuất, quản lý lao động, quản lý tài vụ), cải

tiến kỹ thuật (cải tiến kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, làm phân bón, cải tiến và sáng chế công

cụ sản xuất), củng cố và phát triển hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Cũng chính vì thế mà phong trào thi đua với Đại Phong trở thành phong trào sôi nổi trên mặt trận sản xuất nông nghiệp.

Sau khi hợp tác xã Đại Phong ra đời, hàng ngàn hợp tác xã nông nghiệp, nông trường, trạm trại của 24 tỉnh, thành đã phát động phong trào thi đua với Đại Phong. Trong năm 1961 đã có hơn 1 vạn hợp tác xã nông nghiệp khắp nơi trên miền Bắc tham

Hiện thực hóa năm mục tiêu của cuộc vận động thi đua với Đại Phong là: cải tiến

kỹ thuật, năng suất lao động, tăng vụ và vỡ hoang, phát triển nhiều ngành - nghề, cải tiến

công tác quản lý, tăng cường công tác chính trị - tư tưởng, các khẩu hiệu: Phá xiềng ba

sào, tích cực cải tiến kỹ thuật, thực hiện trên 200 ngày công trong năm, quyết tâm tiến

kịp và vượt hợp tác xã Đại Phong…đã trở thành hành động ở khắp nơi.

Năm 1961, thành tích nổi bật của nông nghiệp là hàng triệu nông dân xã viên phấn

đấu “phá xiềng ba sào” bằng cách tăng vụ, khai hoang, mở rộng diện tích gieo trồng.

Diện tích khai hoang lên tới 87.000 héc ta. Diện tích tăng vụ đạt hơn 30.000 héc ta, vụ

thu đang trở thành một vụ chính. Thực hiện khẩu hiệu “bốn mùa trồng trọt, quanh năm

thu hoạch”, nhiều hợp tác xã đạt chỉ số sử dụng ruộng đất khá cao, như hợp tác xã Ninh

Tập (Hưng Yên) đạt 2,9 vụ, hợp tác xã Thống Nhất (Lạng Sơn) đạt 2,2 vụ [49, tr.14].

Phong trào thi đua làm thủy lợi cũng như phong trào làm phân bón đều phát triển

mạnh. Trong năm 1961, nông dân đã đào và đắp được 161 triệu thước khối đất, đưa diện tích tưới nước tăng 6,7% so với năm 1960. Tỉnh Hưng Yên dẫn đầu phong trào làm thủy lợi, bình quân mỗi người đào và đắp 24 thước khối. Tỉnh Vĩnh Phúc năm 1961 đã có 5.633 kiện tướng làm phân. Hàng nghìn tổ sản xuất chuyên chế biến phân đã được thành lập. Hợp tác xã Tân Khang dẫn đầu phong trào làm phân bón, đã bón 42 tạ phân các loại cho một héc ta [49, tr.14]. Cơ sở gây bèo hoa dâu được phát triển thêm ở các tỉnh miền đồng bằng.

Phong trào thi đua cải tiến nông cụ đặc biệt thu hút sự quan tâm của các hợp tác xã nông

nghiệp. Một số tỉnh đã căn bản thanh toán cày chìa vôi. Nhiều hợp tác xã đã thay thế hết các nông cụ cũ bằng nông cụ cải tiến và nửa cơ giới. Hợp tác xã Đồng Tâm (Phú Thọ) đã dùng 100% cày bừa cải tiến và dùng toàn bộ xe bò, xe cút kít trong việc vận chuyển. Một số hợp tác xã đã thí nghiệm dùng cày 2 bánh, 2 lưỡi [49, tr.15]. Không những giảm thiểu lao động nặng

nhọc, phong trào thi đua cải tiến nông cụ còn góp phần tích cực vào quá trình tăng năng suất.

Phong trào chăn nuôi được đẩy mạnh, tổng số gia súc cuối năm 1961 lên tới 3.700.000 con. Diện tích nuôi cá lên tới 96.700 héc ta, tăng 61% so với năm 1960. Ở hợp tác xã Hòa- Loan (Vĩnh phúc) mỗi hộ nuôi 4 con lợn, trong năm 1961, đã bán cho nhà nước 50 tấn thịt [ 49, tr. 15].

Phong trào trồng cây gây rừng phát triển rộng rãi chưa từng có. Năm 1961, toàn miền Bắc trồng được 138 triệu cây, dẫn đầu phong trào trồng cây là hợp tác xã Lạc Trung đã trồng 92.935 cây các loại [49, tr. 15].

Qua phong trào thi đua với Đại Phong, công tác quản lý hợp tác xã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Nhiều hợp tác xã đã đề ra phương hướng sản xuất phù hợp với đường lối phát triển nông nghiệp của Đảng, phù hợp với tình hình cụ thể của hợp tác xã. Đã có 81% hợp tác xã lập được kế hoạch sản xuất một vụ, 48,11% hợp tác xã đã có kế hoạch sản xuất cả năm. Nhiều hợp tác xã đã vạch được kế hoạch lao động, lập nhiều tổ, đội sản xuất chuyên môn, hình thành bước đầu sự phân công lao động mới trong nông nghiệp. Đã có 54,1% hợp tác xã ở miền đồng bằng và 15% hợp tác xã ở miền núi thực hiện chế độ 3 khoán [12, tr. 21].

Cuộc vận động “cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, phát triển sản xuất hướng tới

xây dựng đội sản xuất tiên tiến, hợp tác xã tiên tiến” [3, tr.158], tiến tới xây dựng các đội

lao động xã hội chủ nghĩa trở thành mục tiêu hướng đến của các hợp tác xã nông nghiệp.

Phong trào thi đua tập thể phát triển trên cơ sở quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã được

xây dựng ở miền Bắc nước ta và trên cơ sở của lực lượng sản xuất mới, có sức sống rất mạnh mẽ. Những nơi tổ chức được phong trào thi đua tập thể giữa các tổ, đội, giữa các hợp tác xã, đều gây được khí thế thi đua sôi nổi, thực hiện được nhiều biện pháp kỹ thuật,

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1961 đến 1975 (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)