Khi các hoạt động kinh doanh của khách hàng xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo có nguy cơ phát sinh rủi ro do bất cứ một nguyên nhân nào, để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra, trước hết, ngân hàng phải thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát bắt buộc. Về nguyên tắc, tất cả các khoản vay có dấu hiệu rủi ro sau khi rà soát bị xếp xuống hạng đều phải được đặt trong tình trạng theo dõi đặc biệt.
Trong tất cả các trường hợp nếu khoản vay bị xuống hạng, ngân hàng phải xem xét và lựa chọn các biện pháp phòng ngừa.
Quản lý giám sát khoản vay: Thực hiện ngay việc giám sát và thu thập các báo cáo tài chính mới nhất của khách hàng cũng như các thông tin về tình hình tài chính và các thông tin cần thiết có liên quan của khách hàng để có thể giám sát khoản vay một cách chặt chẽ tình hình người vay có dấu hiệu tiến triển tốt hơn không.
Nếu thấy xu thế bất lợi của khách hàng, ngân hàng phải yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính thường kỳ hơn nữa và phải kiểm tra chi tiết các báo cáo đó để giám sát chặt tình hình; ngay cả khi dấu hiệu bất lợi chưa rõ rang thì vẫn phải cần nghiên cứu và phân tích.
Khi xác định rõ xu thế bất lợi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, ngân hàng phải khẩn cấp xác định tính nghiêm ngặt của nó, phải xem xét đánh giá nguyên nhân của sự bất ổn này là tạm thời hay do tài chính yếu kém; do thị trường hay do sự yếu kém của công tác quản lý.
Rà soát và xem xét lại tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng: Trong trường hợp khoản vay bị đánh giá xuống hạng, ngân hàng phải rà soát và đánh giá lại tài sản đảm bảo của khách hàng, việc đánh giá lại tài sản đảm bảo của khách hàng phải đảm bảo tính thực tế và thận trọng. Ngân hàng cần xem xét, đánh giá: liệu tài sản trong điều kiện kinh doanh bình thường thì bán như thế nào và bán trong điều kiện kinh doanh không bình thường thì như thế nào?
Hoàn thiện hồ sơ pháp lý: Ngân hàng cần rà soát lại ngay hồ sơ pháp lý khoản vay, trong trường hợp hồ sơ pháp lý chưa chặt chẽ hoặc cần phải bổ sung, ngân hàng cần phải bổ sung đầy đủ nhất.
Tăng cường hoạt động huy động huy động vốn
Đối với ngân hàng, khách hàng là đối tượng quan trọng trong chiến lược huy động vốn, họ đến với ngân hàng để gửi tiền và mở tài khoản với nhiều mục đích khác nhau; vì vậy có thể chia làm hai loại: Khách hàng thường xuyên và khách hàng không thường xuyên. Từ đó ngân hàng có đối sách thích hợp.Phải tăng cường huy động vốn trên thị trường nhằm mở rộng khả năng cho vay cũng như hạn chế rủi ro thanh khoản của ngân hàng. + Huy động tiền gửi:
Các biện pháp để tăng lượng tiền gửi trong ngân hàng: - Có chính sách ưu dãi về lãi suất.
- Tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho khách hàng.
- Ngân hàng phải thường xuyên theo dõi những biến động trên tài khoản tiền gửi để rút ra những quy luật vận động của đồng vốn và giúp khách hàng sử dụng tốt số dư trên tài khoản tiền gửi ở ngân hàng.
+ Huy động tiết kiệm
Khi nền kinh tế tăng trưởng lớp dân cư có nguồn thu nhập dưới hình thưs tiền tệ ngày càng tăng. Loại thu nhập này được phân tán ở các hộ dân cư trong toàn xã hội. Theo đánh giá của ngân hàng nhà nước và WB thì đây là nguồn vốn nhàn rỗi nhất, không những bằng nội tệ mà còn bằng cả ngoại tệ. Vì vậy, ngân hàng cần có các biện pháp như:
-Đa dạng hoá các loại hình tiền gửi với nhiều kỳ hạn khác nhau mang tính linh hoạt. Kèm theo những loại tiền gửinày là những hình thức khuyến khích hấp dẫn đối với khách hàng.
- Mở rộng các điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm.
Ngoài ra ngân hàng có thể bố trí khoa học giờ làm việc để giao dịch với các khách hàng một cách thuận lợi nhất. Huy đọng vốn thông qua việc tham gia thị trường chứng khoán, vay thị trường liên ngân hàng