Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây doc (Trang 42 - 52)

số yêu cầu khác khi cấp tín dụng cho khách hàng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho khách hang vay vốn và giảm thiểu thấp nhất rủi ro cho ngân hàng.

2.3.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương-chi nhánh Hà Tây. nhánh Hà Tây.

Về cơ cấu tín dụng

a ) Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế :

Bảng 4 : Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế 2007-2009

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền +/- số tiền với năm 2007 +/- % so với năm 2007 Số tiền +/- số tiền với năm 2008 +/- % so với năm 2008

Dư nợ cho vay 535 100 660 125 23,36 818 158 23,9

4

- Quốc doanh 107,314 20,05 147,984 40,67 37,89 198,04

4

50,06 33,8 3 -Ngoài quốc doanh 427,686 79,95 512,106 84,42 19,73 619,95

6

107,8 5

21,0 6

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank chi nhánh Hà Tây

Theo bảng số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh tăng lần lượt qua các năm từ năm 2007 đến năm 2009 lần lượt là 37,89% và 33,83%. Tuy nhiên số vốn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vẫn chiếm chủ yếu, chiếm hơn 50% tổng doanh số cho vay cụ thể là: 79,95% (năm 2007) ;77,59% (năm 2008) và 75,77% (năm 2009) số tiền cho vay vẫn tăng. Mặc dù mới chuyển từ ngân hàng thương mại Nhà nước sang ngân hàng TMCP nhưng NHTMCPCT- Chi nhánh Hà Tây đã có nhiều chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên

bên cạnh đó ngân hàng Công thương chi nhánh Hà Tây vẫn luôn là kênh cho vay vốn hiệu quả đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Đặc biệt trong sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Tây luôn coi cho vay vốn để hỗ trợ sản xuất đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả, đảm bảo trả nợ đúng kỳ hạn, sử dụng đồng vốn đúng mục đích và gia tăng lợi nhuận là thúc đẩy nền kinh tế chung của xã hội và nền kinh tế của thành phố và quận Hà Đông nói riêng. Do vậy dư nợ đối với các doanh nghiệp này ngày càng tăng và chiếm đa số trong tổng dư nợ cho vay. Ví dụ: Công ty cổ phần Phúc Anh với số vốn vay 112,5 triệu đồng, công ty cổ phần kim khí Thái Hà: 29 tỷ đồng, Công ty cổ phần bơm châu Âu: 500 triệu đồng...

Việc dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh vẫn tăng từ 107,314 tỷ đồng (năm 2007) lên 198,044 tỷ đồng (năm 2009) cho thấy chính sách tín dụng của ngân hàng Công thương chi nhánh Hà Tây là có hiệu quả và đem lại lợi ích kinh tế cũng như nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay.

Bảng 5 : Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn

Đơn vị : tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền + so với 2007 (%)

Số tiền +So với 2008(%)

Dư nợ cho vay 535 660 23,36 818 23,94

-Dư nợ ngắn hạn 498 602 20,88 750 24,58

-Dư nợ trung dài hạn 37 58 56,75 68 17,24

(Nguồn: phòng Tổng hợp – Tiếp thị, Vietinbank Hà Tây

Theo số liệu phân tích ở bảng trên cho thấy dư nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng chi nhánh Hà Tây chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ cho vay. Biểu hiện ở tỷ lệ dư nợ ngắn hạn năm 2008 tăng 20,88% so với năm 2007; năm 2009 tăng 24,58% so với năm 2008 tương đương với số tiền là 148 tỷ đồng. Với cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn: giảm dư nợ trung, dài hạn, tăng cho vay ngắn hạn sẽ nhằm giảm thiểu rủi ro bởi lẽ việc điều chỉnh cơ cấu khoản vay theo thời hạn thế nào đòi hỏi ngân hàng phải có chính sách phân bổ nguồn vốn, quản lý thu hồi nợ tương ứng để có thể hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Chất lượng tín dụng

a, Phân loại nợ

Bảng 6:Tình hình phân loại nợ 2007-2009

Đơn vi: tỷ đồng

Nhóm nợ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Nhóm 1 505,5 94,49% 630 95,45% 770 94,13% Nhóm 2 11 2,05% 14 2,12% 19 2,32% Nhóm 3 13,3 2,49% 10,5 1,59% 15,6 1,9% Nhóm 4 5,2 0,99% - 4,2 0,51% Nhóm 5 - 5,5 0,83% 9,2 1,14% Tổng 535 660 818

Hiện nay Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Hà Tây thực hiện phân loại nợ theo điều 7 quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN. Từ bảng số liệu trên cho thấy ngân hàng Công thương chi nhánh Hà Tây có tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn khá cao, chất lượng tín dụng của Ngân hàng Công thương chi nhánh Hà Tây ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên qua bảng số liệu trên ta thấy nợ xấu của ngân hàng từ năm 2007 3,48% xuống 2,42% năm 2008 và đến năm 2009 tăng lên là 3,55%. Bên cạnh việc ngân hàng triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm kiểm soát và giảm thiểu nợ xấu như : đánh giá khách hàng và phân loại nợ ngày một chính xác hơn; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng tới từng khoản vay, từng khách hàng, hạn chế cho vay những khách hàng có nợ xấu, tích cực đôn đốc thu hồi nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, cơ cấu lại các khoản nợ, xử lý rủi ro,… thì các yếu tố khách quan cũng tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng của chi nhánh Hà Tây (lạm phát năm 2007, khủng hoảng kinh tế)

Bên cạnh đó bằng việc xác định rõ nguyên nhân phát sinh nợ xấu của khách hàng, ngân hàng Công thương chi nhánh Hà Tây đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ kịp thời đối với các doanh nghiệp có triển vọng phát triển tốt và có thiện chí trả nợ góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và trả được nợ cho ngân hàng.

Tuy nhiên một điều cần chú ý là tỷ lệ nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) tăng lên từ tỷ lệ 2,05% (năm 2007) lên 2,12% (năm 2008), tăng từ 11 tỷ đồng lên 14 tỷ đồng tương ứng 3 tỷ đồng, đến năm 2009 tỷ lệ nợ nhóm 2 là 19 tỷ đồng tăng 5 tỷ đồng so với năm 2008 là một dấu hiệu cần quan tâm. Mặc dù ngân hàng Công thương chi nhánh Hà Tây đã thực hiện phân loại khách hàng ngay khi bắt đầu có quan hệ để có những chính sách định hướng quan hệ tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhưng với dấu hiệu nợ cần chú ý tăng lên như trên thì ngân hàng vẫn cần chú ý thẩm định năng lực tài chính của từng nhóm khách hàng vay.

b- Đánh giá chất lượng tín dụng

 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động Dư nợ cho vay

trên nguồn vốn huy động Nguồn vốn huy động

Bảng 7: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động năm 2007- 2009

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dư nợ cho vay 535 660 818

Nguồn vốn huy động 654 860 1022,054

Tỷ lệDNCV/NVHĐ(%) 81,80 76,74 80,03

Xét tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Tây cho thấy còn khá cao, nguồn tiền cho vay so với nguồn vốn huy động còn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này sẽ làm tăng mức độ rủi ro thanh khoản cho ngân hàng chính vì vậy ngân hàng cần điều chỉnh lại cơ cấu cho vay để vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động vừa đảm bảo duy trì mức độ an toàn cho ngân hàng. Cần duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động thấp và đều đặn qua các năm từ đó sẽ đảm bảo mức độ thanh khoản cho ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = --- *100% Tổng dư nợ cho vay

Bảng 8 : Tỷ lệ nợ quá hạn 2007-2009

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dư nợ quá hạn 29,5 32 48

Tổng dư nợ cho vay 535 660 818

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 5,5 4,84 5,87

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng Công thương chi nhánh Hà Tây trong các năm khá cao , năm 2008 giảm 0,66% so với năm 2007; năm 2009 tăng 1,03% so với năm 2008. Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh tăng cao trong năm 2009 là do nền kinh tế chịu ảnh hưởng của cuộc khủng kinh tế thế giới, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn- có nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ và phá sản dẫn tới không có khả năng trả nợ. Mặt khác, việc gặp khó khăn trong tiêu thụ đầu ra của sản phẩm làm cho doanh thu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng dẫn tới suy giảm nguồn tiền dùng để trả nợ.

So sánh với tỷ lệ nợ quá hạn cho phép thì tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh trong hai năm 2007 và 2009 là cao vượt 0,5% ; 0,87% tỷ lệ cho phép điều này cho thấy hiệu quả trong công tác cho vay và quản lý nguồn vốn vay của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Tâylà chưa tốt. Việc quản lý tốt nguồn vốn vay sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với ngân hàng, từ đó đảm bảo duy trì hoạt động của ngân hàng và lợi nhuận thu được.

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay

Nợ xấu là các khoản vay thuộc nhóm 3,4,5

Bảng 9: Tỷ lệ nợ xấu năm 2007- 2009

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nợ xấu 18,5 16 29

Dư nợ cho vay 535 660 818

Tỷ lệ nợ xấu (%) 3,45 2,42 3,54

Ta thấy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng CT – chi nhánh Hà Tây qua các năm đều tăng; năm 2009 tăng 1,12% so với năm 2008 nguyên nhân là chịu sự ảnh hưởng của sự khủng khoảng kinh tế thế giới làm giảm nguồn trả nợ của khách hàng. Ngân hàng cần có những

biện pháp cụ thể nhằm giảm tye lệ noẹ xấu auống mức thấp nhất, nếu để tỷ lệ này quá cao sẽ làm cho thu nhập của ngân hàng giảm, rủi ro lớn.

Hệ số rủi ro tín dụng

Bảng 10: Hệ số rủi ro tín dụng của chi nhánh

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dư nợ cho vay 535 660 818

Tổng tài sản có 1.290,957 1.324,071 1.446,103

Hệ số rủi ro tín dụng (%) 41,44 49,85 56,56

Theo bảng trên ta thấy tỷ trọng của khoản mục cho vay tín dụng trong tài sản có ngày càng tăng, năm 2008 tăng 8,41% so với năm 2007, năm 2009 tăng 6,71% so với năm 2008 chứng tỏ ngân hàng ngày càng làm ăn có hiệu quả- bằng chứng là lợi nhuận của ngân hàng tăng lên rõ rệt nhưng cũng đồng thời phản ánh rủi ro tín dụng cũng rất cao.

Vòng quay vốn tín dụng

Bảng 11: Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh từ năm 2007- 2009 Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Doanh số thu nợ 532 635 745

Dư nợ bình quân 531 597,5 739

Vòng quay vốn tín dụng 1,00 1,062 1,008

Dựa vào bảng số liệu trên thì vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh có 2 xu hướng: - Xu hướng tăng từ năm 2007 đến năm 2008 ( 0.062 vòng ) chứng tỏ tình hình quản

lý vốn tín dụng tốt và chất lượng tín dụng ngày càng cao. Có xu hướng trên là vì năm 2007 lạm phát đã xảy xa đối với nền kinh tế Việt Nam, hệ thống các ngân hàng thương mại là một trong các kênh chủ yếu giúp chính phủ kiềm chế lạm phát. - Xu hướng giảm từ năm 2008 đến năm 2009 (0,054 vòng) chứng tỏ chất lượng tín dụng đang giảm. Sở dĩ như vậy, là trong hai năm này khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng tới Việt Nam trực tiếp là các doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất, các món vay một là xin gia hạn nếu không không còn khả năng trả nợ.

Bảng 12: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Trích lập DPRR trong năm DPRR/ Tổng dư nợ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ

2007 14,750 2,76% 5,5%

2008 29,000 4,39% 4,84%

2009 39,520 4,83% 5.87%

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số tiền trích lập DPRR ngày càng tăng từ 14,750 tỷ đồng năm 2007 lên 39,520 tỷ đồng năm 2009, từ 2,76% tổng dư nợ lên 4,83% tổng dư nợ. Do tăng dư nợ tín dụng qua các năm nên cần dự phòng rủi ro tín dụng cao để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Qua các chỉ tiêu đánh giá trên trong thời gian qua hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCPCT- chi nhánh Hà Tây đã đạt được những kết quả đáng kể. Cụ thể:

Cơ cấu tổ chức tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng

Hiện nay tại ngân hàng Công thương chi nhánh Hà Tây công tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng vẫn chưa được tách bạch. Đối với các khoản vay trung dài hạn, với số tiền lớn thì tiến hành thẩm định chéo giữa các phòng ban. Đối với các khoản vay còn lại thì cán bộ tín dụng vừa tiếp thị, vừa phê duyệt vừa giám sát, quản lý khoản vay cho nên vấn đề minh bạch và khách quan trong các khoản vay còn nhiều hạn chế. Với mô hình tổ chức như vậy làm cho công tác quản lý rủi ro tín dụng chưa được kiểm soát chặt chẽ và chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Việc thẩm định chéo giữa các phòng ban đã cho thấy nỗ lực trong của ngân hàng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng tuy nhiên các phòng ban vẫn trực thuộc chi nhánh. Do vậy nếu công tác thẩm định chéo được thực hiện nghiêm túc với mục tiêu chung là phát hiện rủi ro tín dụng để ngăn chặn kịp thời thì đây cũng là biện pháp chủ động, tích cực cảnh báo rủi ro của ngân hàng. Nhưng nếu công tác thẩm định thực hiện chưa tốt, các phòng ban vẫn chưa mạnh dạn chỉ ra khuyết điểm, hạn chế của nhau thì đây vẫn chưa là biện pháp tốt nhất để quản lý rủi ro.

Đánh giá chất lượng khoản vay và các quy định nhằm hạn chế rủi ro tín dụng

Hiện nay ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Tây thực hiện phân loại nợ theo quy định tại khoản 2 điều 7 - QĐ 493/2005/QĐ - NHNN. Việc phân loại nợ theo điều 7 QĐ 493 đòi hỏi phải có sự chuyển biến trong nhận thức của

toàn hệ thống về quản lý rủi ro tín dụng, tức là phải hình thành quan điểm đánh giá toàn diện khách hàng theo cả các tiêu thức định tính và định lượng cũng như tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế.Thực hiện phân loại nợ theo điều 7 ngân hàng Công thương chi nhánh Hà Tây đã nỗ lực rất lớn trong việc xây dựng một chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá toàn diện khách hàng, qua đó hướng dẫn đào tạo cán bộ tín dụng phải hiểu biết rộng, nắm chắc các thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô và có khả năng phân tích ngành nghề, xu hướng phát triển của từng ngành..

Việc đánh giá khoản vay hiện nay tại Vietinbank Hà Tây càng chính xác hơn do các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính được đánh giá chặt chẽ, logic và phù hợp hơn. Hạn chế tình trạng cho khách hàng vay đáo nợ hay vay từ ngân hàng này để trả nợ cho ngân

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây doc (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)