Công nghệ, nguồn nhân lực trong công tác quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây doc (Trang 64 - 66)

- Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và giám sát rủi ro tín dụng. Trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, các số liệu phải phản ánh trung

thực và kịp thời tình trạng chất lượng tín dụng của toàn hệ thống để từ đó Ban lãnh đạo có những chỉ đạo sát sao, phù hợp với sự biến động không ngừng của thị trường.

- Bên cạnh đó ngân hàng cần quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên, thường xuyên bồi dưỡng, chăm lo đến đời sống vật chất,tinh thần của người lao động tạo môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, đoàn kết. Đồng thời tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, theo dõi kịp thời diễn biến về tư tưởng để phát hiện, uốn nắn những dấu hiệu khác để loại trừ việc che giấu sai phạm.

- Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, quy trình, văn bản chỉ đạo mới cho cán bộ tín dụng đặc biệt là các văn bản của Vietinbank hướng dẫn việc xếp hạng khách hàng. Quán triệt sâu sắc đến cán bộ tín dụng về tầm quan trọng của việc sử dụng thông tin và chấm điểm sai lệch đối với 1số chỉ tiêu tài chính, phi tài chính. Tránh trường hợp nâng hạng khách hàng bất hợp lý làm ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống.

3.2.7.Đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong công tác tín dụng

3.2.7.1.Thực hiện tốt công tác thẩm định tín dụng và phân tích rủi ro tín dụng.

Cán bộ tín dụng cần cẩn trọng trong công tác tín dụng, thu thập đầy đủ thông tin khách hàng từ các nguồn tin:

- Đối với khách hàng là cá nhân các cán bộ tín dụng cần có đầy đủ thông tin về địa chỉ nơi ở và nơi công tác, điều kiện kinh tế gia đình, đạo đức cá nhân, khả năng trả nợ khách hàng tìm hiểu qua thông tin khách hàng cung cấp, qua nguồn tin bên ngoài dân cư trong vùng, thường những cá nhân này vay dưới hình thức cam kết trả nợ bằng lương hay các tài sản khác như nhà ở và đất ở, cán bộ tín dụng cần cân nhắc kỹ về mức cho vay dựa trên thu nhập, yêu cầu xác minh thu nhập từ cơ quan nơi làm việc của KH, thẩm định về tài sản thế chấp cho khoản vay thẩm định giá cả tài sản thế chấp tùy theo từng vùng.

- Đối với khách hàng là hộ sản xuất, hộ nông dân các cán bộ tín dụng cần xem xét kỹ các phương án vay vốn, đối tượng vay vốn để sản xuất kinh doanh hay chăn nuôi trồng trọt, thu mua nông sản thời gian mùa vụ để xác định thời điểm cho vay, thời gian thu hồi vốn căn cứ vào đó xác định thời hạn của hợp đồng, phương thức cho vay, lường trước được những rủi ro xảy ra trong sản xuất kinh doanh phân tích kỹ để có kế hoạch cho vay hợp lý.

- Đối với khách hàng là các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất địa bàn huyện tập trung một số doanh nghiệp kinh doanh sản xuất như là: xây dựng, một số nhà máy giấy với quy mô nhỏ, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ… các doanh nghiệp ngành nghề khá đa dang nhưng việc sản xuất kinh doanh ở quy mô nhỏ, không có tính chuyên môn hóa, mẫu mã và chất lượng sản phẩm chưa cao chủ yếu phục vụ trong huyện nên các CBTD cần cân nhắc khi cho vay xem xét tính khả thi của phương án dự án, cần thẩm định kỹ về thị trường tiêu thụ của mặt hàng xác định được nhu cầu vốn cần thiết để cho vay, lợi nhuận mà phương án thu được, xây dựng kế hoạch trả nợ cho khách hàng làm sao để thu hồi vốn được nhanh và hiệu quả.

3.2.7.2.Thực hiện đầy đủ khâu đảm bảo tín dụng theo quy định

 Đối với cho vay không có bảo đảm

Thường là các cá nhân các cán bộ công nhân viên chức vay cam kết trả nợ bằng lương, tín chấp với cam kết dùng thu nhập hàng tháng để trả nợ thì ngân hàng cần yêu cầu khách hàng có giấy tờ xác minh thu nhập, thông tin đầy đủ về khách hàng, nếu là những khách hàng cũ thì những lần vay trước đây khách hàng thực hiện tốt việc trả nợ gốc và lãi.

 Đối với cho vay có bảo đảm

Cho vay có bảo đảm là các giấy tờ chúng minh quyền sử dụng đất, nhà ở và đất ở, các tài sản hình thành từ vốn vay. CBTD phải đi thẩm định kỹ về đất ở, nơi ở đánh giá giá trị tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm cho tài sản thực hiện đầy đủ các giấy tờ, quy trình bảo đảm và cho vay, các loại bảo hiểm nếu tài sản hình thành từ vốn vay như xe ô tô, các loại máy móc được nhà nước hỗ trợ cho vay theo dự án có hỗ trợ lãi suất phải có các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay như hóa đơn mua máy.

 Đối với cho vay có bảo lãnh của bên thứ ba

Thường cho vay với các hộ nông dân được sự bảo lãnh của Hội nông dân, tổ vay vốn bảo lãnh cho cá nhân, các thành viên trong tổ vay vốn nếu như cá nhân các tổ viên không trả được nợ các thành viên trong tổ sẽ chịu trách nhiệm liên đới, tổ đó sẽ mất uy tín không được ngân hàng ưu tiên trong việc cho vay vốn.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây doc (Trang 64 - 66)