Tồn tại và nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây doc (Trang 54 - 57)

Một là : Doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích

Tình trạng doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích dẫn đến trả nợ không đúng thời hạn từ đó làm phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu luôn là bài toán khó trong cho vay đối với bất cứ ngân hàng nào. Bởi lẽ ngân hàng cũng đi vay, huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư để cho vay, ngân hàng vừa đóng vai trò người cho vay, vừa đóng vai trò người đi vay. Do vậy nếu hoạt động cho vay mà không đem lại lợi nhuận do khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích như trong phương án kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề xuất thì ngân hàng sẽ không có thu nhập để trả lãi người gửi tiền. Thậm chí ngân hàng có thể mất vốn cho vay và gia tăng nguy cơ mất khả năng thanh khoản của ngân hàng. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho riêng ngân hàng mà cho cả người cho vay và toàn bộ nền kinh tế.

Nguyên nhân: Thông tin về khách hàng bất cân xứng

Một khó khăn đối với các ngân hàng là luôn thiếu thông tin sạch về khách hàng hoặc thông tin luôn trong tình trạng không cân xứng, không cập nhật. Hiện tại tại ngân hàng thông tin về khách hàng là do các phòng khách hàng chức năng và Trung tâm thông tin tín dụng CIC cấp, tuy nhiên những thông tin này thường chưa đầy đủ và không được cập nhật thường xuyên. Vì vậy quá trình thẩm định của cán bộ tín dụng rất mất thời gian và thiếu hiệu quả, có khi là không chính xác.

Nguồn thông tin bên ngoài thường có nhiều " sạn" và chưa có quy chế cụ thể nào cho phép mua thông tin bên ngoài và các ban ngành hỗ trợ cung cấp thông tin. Những hạn chế này dễ gây ra rủi ro trực tiếp đối với ngân hàng và gây khó khăn cho quá trình quản trị rủi ro.

Bên cạnh đó còn phải xét đến yếu tố hành vi khách hàng bởi lẽ nguyên nhân này mang nhiều yếu tố khách quan, bản thân ngân hàng thường rất khó quản lý. Việc một khách hàng được đánh giá là tốt của ngày hôm nay không có điều gì đảm bảo trong tương lai sẽ luôn tốt. Chính vì vậy ngân hàng vẫn cần làm tốt công tác quản lý sau cho vay, nếu

phát hiện bất kỳ dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp kinh doanh có vấn đề đều phải tận thu vốn gốc để bảo toàn số tiền cho vay.

Hai là :Thực tế chi nhánh ngân hàng chưa hình thành phòng quản lý và xử lý rủi ro tín dụng riêng biệt :

Tuy đã điều chỉnh cơ cấu chính sách tín dụng cũng như phân định nhiệm vụ, trách nhiệm của các phòng ban song vẫn chưa hình thành phòng quản lý và xử lý rủi ro tín dụng riêng biệt, các cán bộ thẩm định dự án sau đó lại làm nhiệm vụ giám sát khoản vay gây nên sự không khách quan và đe doạ tính an toàn của khoản nợ. Trên thực tế phải có sự tách biệt giữa cán bộ thẩm định, cán bộ cho vay và cán bộ quản lý rủi ro tín dụng để đảm bảo tính khách quan của từng dự án cho vay.

Nguyên nhân: Cơ cấu tổ chức hoạt động chưa đồng bộ

Do làm việc cũng như tổ chức nên hiện nay bản thân ngân hàng vẫn chưa hình thành phòng quản lý và xử lý rủi ro tín dụng riêng biệt. Các phòng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vẫn phải làm mọi nhiệm vụ từ tiếp thị, thẩm định, cho vay và quản lý. Điều này trong một chừng mực nhất định là cần thiết bởi lẽ khi theo dõi một khách hàng từ khi bắt đầu cho vay, thực hiện cho vay và quản lý sau cho vay cần một quá trình tìm hiểu, theo dõi để nắm được tình hình sử dụng đồng vốn của khách hàng. Tuy nhiên nhược điểm của cách làm trên là việc cán bộ tín dụng không khách quan trong cho vay cũng như cung cấp thông tin nếu phát hiện khoản cho vay có vấn đề từ đó sẽ gây ra rủi ro tín dụng và tổn thất cho ngân hàng. Bởi lẽ điều này một phần phản ánh năng lực, trình độ của cán bộ tín dụng khi tiến hành thẩm định cho vay và theo dõi các khoản vay. Việc hình thành phòng quản lý và xử lý rủi ro tín dụng riêng sẽ phần nào giải quyết được vấn đề còn tồn tại trên từ đó giảm thiểu nguy cơ gây rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Hiện nay Vietinbank chi nhánh Hà Tây cũng đã thực hiện thẩm định chéo giữa các phòng ban do đó nâng cao năng lực đánh giá chất lượng từng khoản vay.

Ba là : Chưa đánh giá đúng giá trị tài sản đảm bảo:

Tài sản đảm bảo là giá trị vật chất đảm bảo cho khả năng thanh toán của khách hàng tuy nhiên công tác đánh giá tài sản đảm bảo vẫn chưa phản ánh đúng giá trị của tài sản đó. Nếu không đánh giá đúng giá trị tài sản đảm bảo đặc biệt khi có rủi ro tín dụng xảy ra thì ngân hàng phải chịu thiệt hại đầu tiên trong công tác thu hồi nợ vay. Bởi lẽ khi có rủi ro xảy ra, khách hàng không thể trả nợ vay thì ngân hàng buộc phải thu hồi tài sản

đảm bảo, song lúc này giá trị của tài sản đảm bảo không bảo đảm ngang bằng hoặc gần bằng giá trị khoản cho vay bị thiệt hại của ngân hàng. Khi đó ngân hàng có nguy cơ không thu hồi đủ vốn gốc và lãi, giảm lợi nhuận và uy tín của ngân hàng trong cho vay.

Nguyên nhân : Công tác thực hiện tài sản đảm bảo chưa tốt:

Do đặc điểm thị trường bất động sản Việt Nam bất ổn định do vậy gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định.Bên cạnh đó thị trường bất động sản ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển cũng như chưa phản ánh đúng giá trị bất động sản theo quy luật cung - cầu từ đó gây nên hiện tượng thiếu sự ổn định và đa dạng do đó gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định. Mặc dù đã có yêu cầu phải có bảo hiểm tài sản nhưng đó không thể coi là bùa hộ mệnh đối với giá trị của khoản tín dụng. Đôi khi cán bộ tín dụng hay bỏ sót một số khâu trong quá trình thẩm định, gây ra rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thu hồi nợ. Hơn nữa việc quản lý tài sản đối với ngân hàng rất khó khăn, do không có kho riêng để bảo quản nên thường xảy ra tình trạng sụt giảm giá trị của tài sản mà ngân hàng không thể kiểm soát được do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.

Tóm tắt chương II:

Trong chương II chúng ta đã thấy được tình hình hoạt động tín dụng cụ thể là tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ quá hạn, hệ số rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, đưa ra những dấu hiệu nhận biết sớm các khoản tín dụng có vấn đề làm tiền đề… tại ngân hàng thương mại cổ phần CT Việt Nam – chi nhánh Hà Tây trong thời gian từ năm 2007 đến 2009. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Tây cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình, trong đó cần phải nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng, tận dụng tối đa nguồn vốn huy động của ngân hàng. Hiện tại, hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn an toàn, khả năng xảy ra rủi ro thấp nhưng không thể chủ quan trong công tác quản trị rủi ro của mình. Phải đảm bảo được bốn mục tiêu: An toàn - Hiệu quả - Hiện đại - Tăng trưởng bền vững và hoàn thành tốt các mục tiêu đặt ra nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

CHƯƠNG III:

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCPCT- CHI NHÁNH HÀ TÂY

3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI.

Phương châm hoạt động : “An toàn - Hiệu quả - Hiện đại - Tăng trưởng bền vững.”

- Đẩy mạnh và tập trung hoàn thiện căn bản hệ thống quản lý rủi ro theo thông lệ là cơ sở tập trung chỉ đạo nâng cao toàn diện chất lượng các mặt hoạt động kinh doanh.

- Đẩy mạnh tăng trưởng toàn diện trên nền tảng bền vững, tập trung đầu tư đồng bộ tạo sự bứt phá phát triển dịch vụ, lấy công nghệ là cốt lõi tạo đà phát triển hoạt động dịch vụ, tăng trưởng cả về quy mô, chất lượng, đa dạng sản phẩm và tiện ích.

- Thực hiện tiết kiệm, đẩy lùi lãng phí nâng cao hiệu quả kinh doanh và dồn lực trích dự phòng rủi ro, chỉ đạo phân loại nợ xấu trung thực, chính xác, tập trung quyết liệt xử lý cơ bản nợ xấu thương mại.

- Hoạt động tuân thủ pháp luật, tiếp cận áp dụng thông lệ chuẩn mực trong phân tích đánh giá hoạt động đáp ứng an toàn hệ thống theo quy định.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây doc (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)