Quan điểm của NHTMCPCT – CN Hà Tây về quản lý rủi ro tín

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây doc (Trang 38 - 42)

Quản lý rủi ro tín dụng là một trong những nội dung quản lý của NHTM bao gồm: nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro, thực thi các biện pháp hạn chế khả năng xảy ra rủi ro và giảm thiểu tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra.”

Rủi ro luôn tồn tại song song với các hoạt động kinh doanh ngân hàng, vì vậy việc hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với ngân hàng. Tín dụng là một nội dung quan trọng, chiếm khoảng 60-80% trong toàn bộ hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các rủi ro tín dụng vì thế có ảnh hưởng rất lớn tới ngân hàng, thông thường các rủi ro tín dụng vào khoảng 90% các rủi ro cơ bản. Quản lý rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề trọng tâm hiện nay, đang được sự quan tâm chú ý đặc biệt của hệ

thống ngân hàng trên toàn thế giới. Khi ngân hàng không kiểm soát được rủi ro tín dụng sẽ gây nên nhiều bất lợi mà chủ yếu là các vấn đề như:

a- Đối với ngân hàng

* Giảm lợi nhuận: Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ khó thu

hồi. Ảnh hưởng trước mắt của nó đến hoạt động ngân hàng là sự ứ đọng vốn dẫn đến làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng. Mặt khác, khi có quá nhiều các khoản nợ khó hoặc không thu hồi được sẽ lại phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ... Các chi phí này còn cao hơn khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất các khoản nợ quá hạn bởi vì thực ra đây chỉ là những khoản thu nhập ảo, thực tế ngân hàng rất khó có khả năng thu hồi đầy đủ được chúng. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động được trong khi một bộ phận tài sản của ngân hàng không thu được lãi cũng như không chuyển được thành tiền để cho người khác vay và thu lãi. Kết quả là lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm sút.

* Giảm khả năng thanh toán: Ngân hàng thường lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra (trả lãi và gốc tiền gửi, cho vay, đầu tư mới...) và dòng tiền vào (tiền nhận gửi, tiền thu nợ gốc và lãi cho vay..) tại các thời điểm trong tương lai. Khi các món vay không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến sự không cân đối giữa hai dòng tiền. Các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn trong khi các khoản tiền vay của khách hàng lại không được hoàn trả đúng hẹn. Nếu ngân hàng không đi vay hoặc bán các tài sản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị suy yếu và hạn chế, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong khâu thanh toán.

* Giảm uy tín: Nếu tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần hay những thông tin về rủi ro tín dụng của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút.

* Phá sản ngân hàng: Nếu doanh nghiệp vay vốn ngân hàng gặp khó khăn trong việc hoàn trả, nhất là những món vay lớn thì có thể dẫn đến khủng hoảng trong hoạt động của chính ngân hàng. Ngân hàng nếu không chuẩn bị kịp thời cho những tình huống như vậy, mà thậm chí dù có cũng không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền quá lớn, sẽ nhanh chóng mất khả năng thanh toán, dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng nếu NHTW không can thiệp kịp thời hoặc không thể can thiệp.

Lãi vay ngân hàng được hạch toán vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Khi để phát sinh nợ quá hạn với lãi suất lớn hơn (=150%) lãi suất trong hạn thì chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Doanh nghiệp đã đang gặp khó khăn trong tình hình tài chính, giờ lại càng thêm khó khăn gấp bội. Nguy cơ không có đủ tiền để trả nợ cho ngân hàng là điều không thể tránh khỏi, dẫn đến việc phát mại tài sản thế chấp, đôi khi dẫn đến tình trạng phá sản cho khách hàng.

c- Đối với nền kinh tế

Khi ngân hàng gặp khó khăn thì việc cung cấp vốn cho doanh nghiệp, nền kinh tế bị ngừng trệ. Do một lượng vốn lớn nằm tồn đọng trong các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, ngân hàng không có đủ vốn để cho vay các dự án có hiệu quả, mở rộng và phát triển sản xuất. Trong khi đó, tiền cho vay của ngân hàng lại hoạt động không có hiệu quả mà ngân hàng lại không thể kiểm soát nổi. Kết quả là sản xuất đình đốn, nền kinh tế không phát triển, xã hội bị rối loạn.

Vì vậy, ngân hàng TMCPCT-chi nhánh Hà Tây hiểu rằng rủi ro tín dụng xảy ra dù ở mức độ nào cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng nói riêng và sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Do vậy, quản lý rủi ro tín dụng không chỉ là trách nhiệm của riêng ngân hàng mà là của toàn nền kinh tế.

2.3.2.Quy trình cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh Hà Tây nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

a-Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn:

CBTD cần hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn và nêu rõ các quy định của Vietinbank mà khách hàng phải đáp ứng về điều kiện vay vốn. Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ của khách hàng đã đầy đủ, CBTD báo cáo trưởng phòng tín dụng và tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo trong quy định.

b-Thẩm định các điều kiện vay vốn

- CBTD kiểm tra tính đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua thông tin từ cơ quan phát hành ra chúng và các kênh thông tin khác; kiểm tra nhu cầu vay vốn có thuộc đối tượng cho vay của Vietinbank hay không và kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn.

- CBTD tiến hành điều tra, thu thập thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng; kiểm tra, xác minh thông tin

- Tiến hành phân tích ngành mà phương án vay vốn thực hiện.

- Phân tích, đánh giá năng lực pháp lý, khả năng tài chính, năng lực điều hành, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp.

- Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt - Phân tích, thẩm định phương án kinh doanh/ dự án đầu tư. - Thẩm định tài sản bảo đảm.

c- Xác định phương thức cấp tín dụng theo quy chế hiện hành của Vietinbank d- Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay e- Lập tờ trình thẩm định cho vay

g- Tái thẩm định khoản vay

Đối với các khoản vay vượt qua một mức quy định hoặc có tính chất phức tạp, Giám đốc NHCV có thể quyết định tiến hành tái thẩm định khoản vay. Tổ tái thẩm định tiến hành thẩm định lại khách hàng và hồ sơ vay vốn một cách độc lập, ghi rõ ý kiến của mình trên tờ trình và trình lên ban giám đốc.

h- Trình duyệt khoản vay

+Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm

+Giải ngân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CBTD phối hợp với các bộ phận có liên quan thực hiện giải ngân theo quy định. +Kiểm tra, giám sát khoản vay

Thực hiện sau khi cho vay nhằm đảm bảo khách hàng xử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, đôn đốc hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.

i-Thu nợ lãi, gốc và xử lý những phát sinh.

k-Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay.

- Khi khách hàng thanh toán hết nợ, CBTD phối hợp phòng kế toán tất toán khoản vay.

- Thanh lý hợp đồng tín dụng.

l- Giải chấp tài sản bảo đảm

Quy trình tín dụng của ngân hàng công thương chi nhánh Hà Tây được áp dụng theo đúng quy trình nghiệp vụ tín dụng yêu cầu. Ngoài ra do điều kiện khách quan cũng

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây doc (Trang 38 - 42)