KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón kali đến khả năng chống chịu bệnh hại và năng suất giống nếp cái hạt cau vụ mùa năm 2022 tại khu thực hành thực tập (Trang 60 - 62)

5.1. Kết luận:

1. Trong điều kiện vụ mùa năm 2012 trên giống lúa nếp cái hạt cau với các liều lượng bón Kali cho chúng tôi kết quả khác nhau về các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển.

Liều lượng bón phân kali khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây lúa khác nhau. Liều lượng kali càng cao thì tổng thời gian sinh trưởng càng ngắn. công thức V có thời gian sinh trưởng ngắn nhất đạt 154 ngày, công thức I có thời gian sinh trưởng dài nhất là 161 ngày - Trong cùng một giống lúa với các mức bón silicon khác nhau thì khả năng tăng trưởng chiều cao cây, động thái đẻ nhánh, tốc độ ra lá là khác nhau giữa các công thức thí nghiệm.

Ở các liều lượng bón phân kali khác nhau khác nhau từ thấp lên đến cao thì động thái tăng trưởng chiều cao, động thái đẻ nhánh và ra lá cũng có sự khác nhau theo chiều hướng tăng dần của liều lượng kali, công thức V cho chiều cao, số nhánh, số lá cao nhất. Công thức V có chiều cao cây cao nhất đạt 160,3 cm, công thức I có chiều cao thấp nhất là 149,8 cm. Công thức V đạt số lá cao nhất là 15,5 lá, công thức I có số lá thấp nhất là 14,4 lá. Công thức V có số nhánh hữu hiệu cao nhất đạt 4,97 nhánh, công thức I có số nhánh hữu hiệu thấp nhất là 4,77 nhánh.

2. Qua việc điều tra thành phần bệnh hại trên giống lúa nếp cái hạt cau vụ mùa năm 2012 chúng tôi nhận thấy có 4 loại bệnh chính xuất hiện và gây hại:

+ Bệnh khô vằn + Bệnh đạo ôn + Bệnh bạc lá

+ Bệnh đen lép hạt lúa

3. Ảnh hưởng của liều lượng bón kali đến tình hình phát sinh, mức độ gây hại một số loại bệnh chính:

Trong điều kiện vụ mùa các đối tượng bệnh hại rất đa dạng với nhiều loại bệnh và mức độ gây hại cao.

Ảnh hưởng của liều lượng bón kali đến tình hình phát sinh, phát triển và mức độ gây hại của một số loại bệnh đến lúa nếp hạt cau.

+ Bệnh khô vằn: Tất cả các công thức đều nhiễm bệnh khô vằn sớm và trong thời gian dài, từ mức trung bình đến nặng làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất, phẩm chất của lúa.

+ Bệnh đạo ôn: Tất cả các công thức đều nhiễm bệnh đạo ôn từ mức nhẹ đến trung bình. Bệnh đạo ôn xuất hiện và gây hại trong thời gian ngắn hơn bệnh khô vằn.

+ Bệnh bạc lá: Tất cả các công thức đều nhiễm bệnh bạc lá ở mức rộng nhưng với mức độ gây hại nhẹ.

+ Bệnh đen lép hạt: Xuất hiện muộn, nhiễm nhẹ và gây hại nhẹ ở các công thức.

4. Năng suất và hiệu quả kinh tế:

Ở các liều lượng kali khác nhau cho năng suất khác nhau, công thức V cho năng suất cao nhất đạt 44,47 tạ/ha, công thức I thấp nhất là 41,38 tạ/ha.

Công thức IV mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất đạt 42.596.000(NVĐ/ha), thấp nhất là công thức II là 40.158.0000 (NVĐ/ha)

5.2. Đề nghị:

Thí nghiệm mới chỉ tiến hành trên một vụ mùa nên chưa thể hiện rõ được ảnh hưởng của liều lượng bón kali đến sự phát sinh, phát triển của bệnh hại, mức độ gây hại của các loại bệnh hại trên giống lúa nếp cái hạt cau. Đề nghị nên tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài ở nhiều vụ khác nhau để có kết luận chính xác về mức đầu tư phân bón hợp lý nhằm nâng cao khả năng chống chịu bệnh hại của giống lúa và nâng cao năng suất cây trồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón kali đến khả năng chống chịu bệnh hại và năng suất giống nếp cái hạt cau vụ mùa năm 2022 tại khu thực hành thực tập (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w