4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Diễn biến các yếu tố khí hậu, thời tiết.
4.8. Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giống nếp cái hạt cau.
năng suất giống nếp cái hạt cau.
Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, năng suất quyết định bởi các yếu tố: Số bông/ m2, số hạt/ bông, tỷ lệ hạt chắc,…các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau và chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu thời tiết đất đai, phân bón,…Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 13:
Bảng 13: Ảnh hưởng của liều lượng phân Kali khác nhau đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống lúa Nếp hạt cau.
Chỉ tiêu CT Số bông/m2 Số hạt chắc / bông P1000 hạt ( g)
Năng suất ( tạ / ha)
Lý thuyết Thực tế I 152,0 150,5 25,9 59,25 41,38 II 158,5 159,53 26,2 66,25 41,95 III 159,4 169,4 26,27 70,94 43,15 IV 162,1 176,77 26,33 75,45 44,32 V 162,7 178,0 26,37 76,37 44,47 CV% 0,9 LSD 0,05 73,70 Nhận xét:
Về số bông/ m2: Đây là yếu tố có tính chất quyết định đến năng suất lúa. Qua theo dõi tôi thấy trên các liều lượng kali khác nhau thì số bông/ m2 cũng khác nhau. Liều lượng phân kali càng tăng thì số bông/ m2 cũng càng tăng, đạt cao nhất là ở công thức V với 162,7 bông/ m2, thấp nhất là công thức I với 152 bông/m2 . Khi tăng liều lượng kali số nhánh hữu hiệu tăng vì vậy số bông trên đơn vị diện tích cũng tăng.
Về số hạt chắc/bông: Khi tăng liều lượng kali thì số hạt chắc/bông tăng,biến động giảm dần từ công thức V đến công thức I: số hạt chắc/bông đạt cao nhất là công thức V là 178 hạt/ bông, thấp nhất là công thức I với 150,5 hạt/ bông
Về khối lượng 1000 hạt: khi tăng liều lương kali thì P1000hạt cũng tăng dần ở các công thức,cao nhất là công thức V là 26,37 (g),giảm dần đến công thức I là 25,9(g). Liều lượng kali có ảnh hưởng thuận với trọng lượng hạt, tỉ lệ hạt chắc và
số hạt trên bông khi liều liều lượng kali cao thì hạt có khối lượng nặng hơn, số hạt chắc cao ,số bông nhiều nên năng suất lý thuyết cao.
Về năng suất lý thuyết: Được tính dựa trên các yếu tố cấu thành năng suất, cho biết tiềm năng năng suất của một giống lúa. Qua bảng số liệu cho thấy: Ở các liều lượng kali từ 45-90kg K2O/ha, giống lúa nếp cái hạt cau cho tiềm năng năng suất từ 59,25-76,27 tạ/ha, biến động tăng dần từ công thức I đến công thức V.
Về năng suất thực tế: Là năng suất thu hoạch thực tế trên đồng ruộng, sau khi đã phơi khô. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác và đầy đủ quá trình sinh trưởng phát triển của một giống lúa.
Qua bảng yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Nếp hạt cau chúng tôi biểu diễn năng suất thực tế của lúa nếp hạt cau ở các liều lượng kali khác nhau trên đồ thị như sau:
Đồ thị 8: biểu diễn năng suất lúa nếp hạt cau ở các liều lượng kali khác nhau
Năng suất lúa nếp hạt cau biến động trong khoảng từ 41,38-44,47 tạ/ha. Trong đó công thức V đạt năng suất cao nhất và giảm dần cho đến công thức I. Khoảng chênh lệch về năng suất giữa các công thức có sự khác nhau:công thứ I và V có sự chệnh lệch về năng suất cao nhất là 3,09 tạ/ha, thấp nhất là giữa công thức IV và V là 0,15 tạ/ha.
nguyên tố dinh dưỡng đa lượng thiết yếu đối với cây lúa, làm tăng khả năng hút dinh dưỡng đạm, thúc đẩy quá trình sinh trưởng,phát triển,tăng tính chông chịu sâu hại,đặc biệt kali làm tăng tỉ lệ hạt chắc/bông, khối lượng nghìn hạt nên bón kali kết hợp đạm, lân…với liều lượng cân đối sẽ nâng cao năng suất lúa tối ưu.