4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Diễn biến các yếu tố khí hậu, thời tiết.
4.7.1: Mức độ phát sinh phát triển bệnh khô vằn:
Bệnh khô vằn phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Nhiệt độ khoảng 24 – 320C và ẩm độ bão hòa hoặc lượng mưa cao thì bệnh phát sinh, phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh. Bệnh gây hại mạnh trong vụ mùa, bệnh thường phát sinh cuối tháng 8 kéo dài đến khi lúa chín, cao điểm vào giai đoạn lúa đòng trỗ đến chín sáp.
Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả về sự phát sinh, phát triển bệnh khô vằn như sau:
Bảng 9 : Mức độ phát sinh, phát triển bệnh khô vằn vụ mùa năm 2012 tại ruộng thí
nghiệm. Ngày ĐT Công thức I II III IV V TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%)
31/8 12,22 2,10 8,89 1,23 8,89 1,73 7,78 1,60 5,56 1,70 7/9 13,33 2,22 13,33 2,35 10,00 2,10 8,89 1,23 7,78 2,10 14/9 16,67 4,57 11,11 2,72 15,56 4,69 13,33 3,21 5,56 1,60 21/9 17,78 3,95 14,44 3,33 21,11 3,33 12,22 2,84 7,78 1,85 28/9 17,78 4,69 16,67 4,81 15,56 5,19 13,33 3,21 7,78 2,10 5/10 26,67 7,28 25,56 7,04 16,67 4,32 15,56 4,20 12,22 3,58 12/10 12,22 2,84 14,44 2,59 10,00 1,60 10,00 2,10 3,33 0,62 19/10 5,56 0,99 4,44 0,74 3,33 0,62 1,11 0,12 0,00 0,00
Qua bảng mức độ phát sinh, phát triển bệnh khô vằn chúng tôi biểu diễn trên đồ thị như sau:
Đồ thị 4: biểu diễn ảnh hưởng của liều lượng bón kali đến mức độ phát sinh, phát triển bệnh khô vằn trên giống nếp hạt cau vụ mùa 2012.
Kì điều tra thứ 1 và 2: Lúa đang ở thời kì đẻ nhánh rộ đến kết thúc đẻ nhánh, vào thời gian này nhiệt độ cao, ẩm độ cao mưa nhiều thích hợp cho nấm bệnh phát sinh gây hại, bệnh xuất hiện ở tất cả các công thức. Ở kì 1 cao nhất là CT I TLB% là 12,22%, CSB% là 2,10%, ở CT II và CT III TLB% tương đương nhau là 8,89%, CSB% là 1,23% và 1,17% điều đó có nghĩa là ở CT II và CT III số điểm gây hại là như nhau nhưng mức độ gây hại đã có sự khác biệt. Ở kì điều tra thứ 2 đều có sự tăng nhẹ ở tất cả các công thức. CT I và CT II TLB% là 13,33% CSB% 2,22% và 2,35%, ở các công thức sau có sự gảm dần lần lượt ở các CT III, IV, V là TLB% 10%; 8,89%; 7,78%, CSB% là 2,10%; 1,23%; 2,10%.
Kì điều tra thứ 3 đến thứ 6: Lúa đang ở giai đoạn làm đòng, ẩm độ thất thường, mực nước trên ruộng thất thường tạo điều kiện cho nấm bệnh sinh trưởng thuận lợi, ở kì điều tra này mức độ gây hại của các công thức rất khác nhau và đều có xu hướng tăng mức độ bị hại. Ở các kì điều tra 3, 4, 5 mức độ bị hại tăng nhẹ đến kì 6 thì mức độ hại tăng rõ rệt. Cụ thể như sau:
Kì điều tra 3, 4, 5:
CT I TLB% từ 16,67% lên 17,78% tăng 1,11%, CSB% từ 4.57% lên 4,69% tăng 0,12%.
CT II TLB% từ 11,11% lên 16,67% tăng 5,56%, CSB% từ 2,72% lên 4,81% tăng 2,09%.
CT III TLB% từ 15,56% lên 21,11% sau đó xuống 15,56%, CSB% từ 4,69% xuống 3,33% sau đó lên 5,19%.
CT IV TLB% từ 13,33% xuống 12,22% sau đó lên 13,33%, CSB% từ 3,21% xuống 2,84% sau đó lên 3,21%.
CT V TLB% từ 5,56% lên 7,78% tăng 2,22%, CSB% từ 1,60% lên 2,10% tăng 0,5%.
Qua đó ta thấy bệnh diễn diến và gây hại rất phức tạp đặc biệt là ở công thức III, IV. Ở các công thức còn lại thì công thức II có mức độ bị hại tăng cao nhất.
CT I vẫn là công thức có mức độ bị hại cao nhất, tiếp theo là CT II, CT V là công thức có mức độ bị hại thấp nhất nhưng ở kì điều tra này mức độ bị hại đều tăng cao, cụ thể:
CT I TLB% 26,67% tăng 8,89% so với kì thứ 5, CSB% 7,28% tăng 2,59%. CT II TLB% 25,56% tăng 8,89%, CSB% 7,04% tăng 2,23%.
CT III TLB% 16,67% tăng 1,11%, CSB% 4,32% giảm 0,87%. CT IV TLB% 15,56% tăng 2,23%, CSB% 4,20% tăng 0,99%. CT V TLB% 12,22%tăng 4,44% ,CSB% 3,58% tăng 1,148%.
Kì điều tra thứ 7, 8: Ở thời lỳ này sự phát sinh phát triển bệnh khô vằn có sự
giảm về mức độ gây hại.
Kì thứ 7 CT I TLB% 12,22% giảm 14,45%, CSB% 2,84% giảm 4,44%. Các công thức khác cũng đều giảm dần.
Kì thứ 8 mức độ hại giảm rõ rệt CT I TLB% 5,56% giảm 6,66%, CSB% 0,99% giảm 1,85%. Giảm dần ở các công thức tiếp theo, CT V TLB% và CSB% đều là 0%.
Qua bảng số liệu trên đây chúng tôi nhận thấy rằng giống lúa nếp cái hạt cau nhiễm bệnh khô vằn với mức độ khá nặng đồng thời điều kiện ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc ảnh hưởng khá lớn đến khả năng phát triển và lây lan của nấm bệnh khô vằn.