Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến động thái đẻ nhánh của giống lúa nếp hạt cau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón kali đến khả năng chống chịu bệnh hại và năng suất giống nếp cái hạt cau vụ mùa năm 2022 tại khu thực hành thực tập (Trang 38 - 40)

4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Diễn biến các yếu tố khí hậu, thời tiết.

4.4.Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến động thái đẻ nhánh của giống lúa nếp hạt cau.

lúa nếp hạt cau.

Bước vào thời kì đẻ nhánh cây lúa sinh trưởng nhanh và mạnh. Quá trình bén rễ hồi xanh nhanh hay chậm có liên quan đến quá trình đẻ nhánh sớm hay muộn. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào giống, phân bón, điều kiện ngoại cảnh, chế độ canh tác, tuổi mạ,…

Khả năng đẻ nhánh của cây lúa ảnh hưởng đến năng suất. Thông thường trên cây lúa chỉ có những nhánh được đẻ ở những vị trí mắt đẻ sớm, có số lá cao, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi thì mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành những nhánh hữu hiệu, nếu không đảm bảo được những điều kiện đó thì trở thành nhánh vô hiệu. Để cây lúa đẻ sớm tập trung cần xác định thời vụ hợp lý, mật độ cấy thích hợp và đặc biệt là phải có chế độ bón phân phù hợp.

Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả về động thái đẻ nhánh của giống lúa nếp hạt cau ở các liều lượng bón phân kali khác nhau được trình bày qua bảng 5:

Bảng 5: Ảnh hưởng của liều lượng phân Kali khác nhau đến động thái đẻ nhánh

của giống Nếp cái hạt cau

(Đvt: nhánh/khóm)

Chỉ

tiêu Ngày theo dõi

27/7 3/8 10/8 17/8 24/8 31/8 7/9 14/9 I 1,07 2,25 3,30 4,30 5,33 6,50 7,40 7,40 4,77 II 1,10 2,45 3,40 4,43 5,50 6,67 7,60 7,60 4,83 III 1,27 2,55 3,60 4,70 5,77 6,87 7,73 7,63 4,87 IV 1,03 2,50 3,37 4,63 5,73 6,90 7,80 7,67 4,90 V 1,20 2,80 3,83 4,80 5,87 7,17 7,97 7,87 4,97 CV% 2,3 LSD

Qua bảng động thái đẻ nhánh của giống lúa nếp hạt cau chúng tôi biểu diễn trên đồ thị như sau:

Đồ thị 2:diễn biến động thái đẻ nhánh của lúa nếp hạt cau ở các liều lượng kali khác nhau

Nhận xét:

Qua bảng số liệu tôi có một số nhận xét sau:

Từ khi cấy đến kỳ theo dõi ngày 27/7 tất cả các công thức đều bước vào giai đoạn đẻ nhánh. Đã có sự xuất hiện nhánh mới ở tất cả các công thức tốc độ dẻ nhánh rất thấp và chưa có sự chênh lệch nhiều ở các công thức biến động từ 1,03 đến 1,27 (nhánh) và diễn biến phức tạp.

Kỳ theo dõi tiếp sau đó,ngày 3/8 số nhánh tăng đều ở các công thúc và đã có sự chênh lệch hơn về số nhánh ở các CT, biến động trong khoảng từ 2,25 đến 2,8 (nhánh), CT I đạt 2,25 nhánh, tăng dần ở CT II, III lần lượt là 2,45 ; 2,55 (nhánh) sau đó giảm ở CT IV là 2,5(nhánh), cao nhất là CT V là 2,8(nhánh).

Thời kỳ sau đó cây lúa tiếp tục ra nhánh mới và tăng đều ở các công thức,đến kỳ theo dõi ngày 31/8. Đây là thời kỳ cây lúa gần đạt số nhánh tối đa,là thời kỳ có sự biến động nhiều ở các CT I đạt 6,5 nhánh tăng dần ở CT II, III lần lượt là 6,67; 6,87,ở kỳ này số nhánh IV lên so với CT III và đạt 6,9 (nhánh), cao nhất là CT V đạt 7,17(nhánh).

Ngày 7/9 số nhánh đạt trị số tối đa ,cao nhất là CT V đạt 7,97 (nhánh) giảm dần đến CT I là 7,4 (nhánh). Đây là thời kỳ bắt đâu làm đòng nhưng cây lúa vẫn thực hiện quá trình đẻ nhánh, nhánh ở thời kỳ này thường là nhánh vô hiệu.

Ngày 14/9 số nhánh giảm dần do quá trình lụi đi của các nhánh vô hiệu nên số nhánh ở CT I chỉ còn 7,4 (nhánh) CT II, III, IV lần lượt là 7,6; 7,63; 7,67(nhánh) cao nhất CT V còn 7,87 (nhánh).

Số nhánh hữu hiệu là số nhánh có khả năng hình thành bông sau này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón kali đến khả năng chống chịu bệnh hại và năng suất giống nếp cái hạt cau vụ mùa năm 2022 tại khu thực hành thực tập (Trang 38 - 40)