Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến thời gian sinh trưởng của giống lúa nếp hạt cau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón kali đến khả năng chống chịu bệnh hại và năng suất giống nếp cái hạt cau vụ mùa năm 2022 tại khu thực hành thực tập (Trang 30 - 33)

4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Diễn biến các yếu tố khí hậu, thời tiết.

4.2.Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến thời gian sinh trưởng của giống lúa nếp hạt cau.

lúa nếp hạt cau.

Sinh trưởng là cơ sở cho sự phát triển, phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng, đây là một chỉ tiêu quan trọng của các giống cây trồng nói chung và của

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi lúa chín hoàn toàn, thời gian sinh trưởng của một giống lúa có thể thay đổi tùy vào điều kiện mùa vụ, chế độ phân bón, các biện pháp kỹ thuật canh tác khác…

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được chia làm 2 thời kỳ: sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.

- Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng: được tính từ khi gieo đến làm đòng, là thời kỳ hình thành và phát triển cơ quan dinh dưỡng như lá, phát tiển rễ, đẻ nhánh…thời kỳ này có nhưng biến động lớn về chiều cao cây ,số lá, số nhánh do đó ảnh hưởng quyết định số bông trên một đơn vị diện tích, là cở sở để cấu thành năng suất sau này của giống lúa, thời kỳ này chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện thời tiết: nhiệt độ, độ ẩm, nước...,chế độ phân bón. Đây còn là thời kỳ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chống chịu của cây lúa như khả năng chống đổ, chống chịu sâu bệnh hại và phụ thuộc lớn vào chế độ bón phân, các kỹ thuật canh tác khác.

- Thời kỳ sinh trưởng sinh thực là thời kỳ phân hóa hình thành cơ quan sinh sản bắt đầu từ lúc làm đòng cho đến khi chín hoàn toàn bao gồm các quá trình làm đòng, trổ bông, hình thành hạt và quá trình chín của hạt. Đây là thời kỳ quyết định việc hình thành số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt do đó ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất thu hoạch.

Nắm được quy luật thay đổi thời gian sinh trưởng của giống lúa là cơ sở để chủ động bố trí thời vụ hợp lý, tác động biện pháp kỹ thuật phù hợp nhất nhằm đạt năng suất cao nhất.

Một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng tác động đến đời sống cây lúa là chế độ phân bón, trong đó: N, P, K là ba nguyên tố đa lượng có ảnh hưởng thiết yếu đến sinh trưởng và phát triển, khả năng chống chịu sâu, bệnh hại…do đó bón phân N, P, K cân đối có ý nghĩa lớn trong kỹ thuật canh tác lúa. Khi bón phân ở các liều lượng Kali khác nhau trên nền N, P cố định chúng tôi thu được kết quả về thời gian sinh trưởng của lúa nếp hạt cau vụ mùa năm 2012 tại khu thực hành thực tập - trường đại học Hồng Đức được thể hiện ở bảng 3.

Bảng 3: Thời gian sinh trưởng của giống lúa nếp hạt cau khi bón phân Kali ở các

liều lượng khác nhau

(Đvt: ngày) Chỉ tiêu Từ ngày cấy đến… Tổng thời Thời gian mạ Bén rễ hồi xanh Bắt đầu đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh Làm đòng Trỗ chín I 25 6 11 53 63 93 136 161 II 25 6 11 53 62 91 133 158 III 25 6 11 53 62 90 132 157 IV 25 6 11 52 61 90 130 155 V 25 6 11 52 61 89 129 154 Nhận xét :… * Từ trên bảng 2 chúng tôi có nhận xét: - Thời kỳ cấy đến bén rễ hồi xanh:

Đây là thời kì đánh dấu quá trình cây lúa chuyển từ sinh trưởng từ chất dinh dưỡng trong hạt sang sống tự lập nhờ bộ rễ. Qua bảng trên ta thấy không có sự chênh lệch về thời gian sinh trưởng của 5 công thức và đều là 6 ngày. Đây là thời kỳ cây lúa thích nghi với điều kiện khí hậu và đất đai ở ruộng cấy, khả năng hút dinh dưỡng kém và phụ thuộc nhiều vào yếu tố nhiệt độ nên không có chênh lệch thời gian sinh trưởng ở các liều lượng phân kali khác nhau. Sau khi bén rễ hồi xanh cây lúa sẽ bắt đầu ra lá mới và chuyển sang giai đoạn đẻ nhánh.

- Thời kỳ từ cấy đến bắt đầu đẻ nhánh:

Đẻ nhánh là giai đoạn quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi cây lúa xuất hiện nhánh mới đến khi làm đòng, từ khi cấy đến đẻ nhánh là 11 ngày ở tất cả các công thức và vẫn chưa có sự chênh lệch ở các công thức.

Đã có sự chênh lệch về thời gian sinh trưởng ở các công thức, khoảng cách lớn nhất giữa các công thức chỉ là 1 ngày ở thời kỳ kết thúc đẻ nhánh và 2 ngày ở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón kali đến khả năng chống chịu bệnh hại và năng suất giống nếp cái hạt cau vụ mùa năm 2022 tại khu thực hành thực tập (Trang 30 - 33)