Thuốc cản quang có Iode.

Một phần của tài liệu Hồi sức tích cực và chống độc Nội - Phác đồ điều trị năm 2015 (Trang 53 - 58)

II. Tăng K+ máu:

8.Thuốc cản quang có Iode.

KỸ THUẬT LÀM TEST LẨY DA

Test lẩy da là test khá chính xác. an toàn,dể làm để dự phòng sốc phản vệ.

1./ Kỹ thuật làm test lẩy da:

+ Nhỏ một giọt dung dịch kháng sinh (Penicillin hoặc Streptomycin) nồng độ 100.000 đơn vị / 1 ml lên mặt da (1g streptomycin tương đương 1 triệu đơn vị).

+ Cách đó 3-4 cm nhỏ một giọt dung dịch NaCl 9o/oo (làm chứng).

+ Dùng kim vô khuẩn (số 24) châm vào hai giọt trên (mỗi giọt dùng kim riêng) qua lớp thượng bì, tạo với da một góc 45o rồi lẩy nhẹ, không được làm chảy máu. Sau 20 phút đọc và đánh giá kết quả.

2./ Đọc kết quả:

Mức độ Ký hiệu Biểu hiện

Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng 54

Nghi ngờ +/- Ban sẩn đường kính < 3mm

Dương tính nhẹ + Ban sẩn đường kính 3-5 mm, ngứa, xung huyết. Dương tính vừa ++ Ban sẩn đường kính 6-8mm, ngứa ban đỏ. Dương tính mạnh +++ Ban sẩn đường kính 9-12mm, ngứa chân giả. Dương tính rất mạnh ++++ Đường kính trên 12 mm, nhiều, nhiều chân giả.

3./ Không làm test lẩy da khi bệnh nhân:

+ Đang có cơn dị ứng cấp (viêm mũi dị ứng, mề đay, phù Quincke, hen phế quản).

+ Phụ nữ có thai.

4./ Trước khi làm test lẩy da, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu sốc phản vệ.

Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng 55

PHÁC ĐỒ LỌC MÁU LIÊN TỤC

I.Mode CVVH: 1/ Chỉ định:

Thiểu niệu (thể tích nước tiểu < 200ml/12h) Vô niệu (thể tích nước tiểu 0 – 50ml/12h)

Urê máu > 30mmol/l hoặc Créatinin > 300μmol/l Kali máu > 6,5meq/l

Toan máu nặng (pH < 7,1) mất bù Phù phổi không đáp ứng với lợi tiểu Natri máu > 160 mEq/l hoặc < 110 meq/l Biến chứng do tăng urê máu

Phù nhiều kháng lợi tiểu 2/ Chuẩn bị:

+ Máy lọc máu liên tục: Diapact or Prismaflex

+ Màng lọc Acute L 2.0 và dây Diapact kit HD/HF cho máy Diapact, hoặc Kit dây và màng lọc M100 cho máy Prismaflex.

+ Heparin + Nacl 0,9%

+ Catheter Certofix ( 2nòng) 14F + Dịch Thay thế Duosol hoặc Hemosol + Xe cấp cứu của khoa

+ Bộ dụng cụ đặt catheter của khoa

+ Kỹ thuật viên và bác sĩ chỉ định. Giải thích cho gia đình và bệnh nhân rõ. + Xét nghiệm: PT, aPTT, INR, fibrinogen, tiểu cầu, Hct, ion đồ, albumin, AST, ALT, Bilirubin, ure, creatinin.

3/ Tiến hành:

Nối nguồn điện, bật công tắc máy. Chọn mode CVVH. Lắp dây và màng lọc. Priming bằng NaCl 0,9% mỗi chai 500ml pha với 5000 đv Heparin. Test máy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặt Catheter TM đùi ( trường hợp không được thì đặt cảnh trong hoặc dưới đòn)

Kết nối dây máu ra (màu đỏ). Nhấn Start cho bơm hoạt động. khi dòng máu đến gần cuối dây máu về thì kết nối dây máu về (màu xanh dương) với catheter.

Cài đặt tốc độ máu(Qb): Khởi đầu 50ml/p, sau 10 – 15p, nếu HA ổn định thì tăng dần lên 70 → 100 → 150 →180... Mức cài đặt trong quá trình lọc = 180 – 200ml/p, đảm bảo phân suất siêu lọc (Filtration Fraction) = 20% - 30% lý tưởng là 25%.

Dịch thay thế (Qd): 35 – 40ml/kg/giờ.

Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng 56

Nhiệt độ làm ấm dịch thay thế tùy theo nhu cầu từng bệnh nhân. Thông thường cài đặt 37 – 37,5 độ C.

Heparin: 5 – 10 đv/kg/h, hoặc cao hơn. Điều chỉnh liều sao cho aPTT đạt khoảng 50 – 80”

3/ Theo dõi:

+ Sinh hiệu mỗi 2 giờ + Cân bằng dịch mỗi 6 giờ

+ Xét nghiệm aPTT mỗi 4 – 6 giờ trong 24 giờ đầu, và mỗi 6 – 8 giờ trong các ngày tiếp theo.

+ Theo dõi thông số máy lọc mỗi 2h/ lần + Xử trí báo động của máy:

. Máy báo PA low: đường máu ra không đủ → kiểm tra catheter, chỉnh lại catheter. . PBE high ≥ 300: tiến hành trả máu về và thay màng lọc mới.

. Air Substitution: đường dịch bù có khí. Có thể hết dịch → thay túi mới.

. Bag moving : túi dịch hoặc túi nước thải bị chuyển động → giữ yên các túi dịch rối nhấn Enter.

4/ Chỉ định ngưng lọc :

Khi bệnh cải thiện rõ về lâm sàng và cận lâm sàng, và ổn định ≥ 24h ; ngưng được thuốc vận mạch.

5/ Các biến chứng và cách xử trí :

Chảy máu : Có thể do quá liều thuốc chống đông, hoặc do nhiễm trùng nặng, hoặc do phối hợp cả hai. Nếu do nhiễm khuẩn → kháng sinh thích hợp, truyền huyết tương tươi, tiểu cầu. Nếu do quá liều → điều chỉnh lại liều Heparin.

Tan máu: Xảy ra khi tiến hành hòa loãng sau màng với thể tích dịch thay thế lớn ở bệnh nhân có Hct cao – với những bệnh nhân này ta nên hòa loãng trước màng hoặc bù đủ dịch cho bệnh nhân.

Rối loạn điện giải: tuân thủ đúng qui trình theo dõi xét nghiệm để phát hiện và điều chỉnh kịp thời.

Hạ thân nhiệt: Do dịch thay thế có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của cơ thể và máu ra khỏi cơ thể bị mất nhiệt → khắc phục bằng cách làm ấm dịch thay thế và máu trước khi trở về cơ thể bệnh nhân.

Biến chứng khác: tắc màng, vỡ màng → thay màng lọc mới.

Mode Plasma exchange:

1/ Chỉ định:

+ Suy gan cấp

+ Các bệnh lý về miễn dịch như: nhược cơ, Guillain-Barré, lupus hệ thống,... + Tăng lipid máu nặng không kiểm soát được bằng thuốc.

+ Ngộ độc các chất có gắn kết với protein huyết tương (ex. Ngộ độc nấm) 2/ Chuẩn bị:

Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng 57

Tương tự trong mode CVVH, chỉ khác là chọn bô dây và màng lọc TPE (chẳng hạn Haemoselect L 0.5 cho máy Diapact). Dich thay thế: albumin 4%, hoặc huyết tương tươi đông lạnh.

3/ Tiến hành: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nối nguồn điện, bật công tắc máy. Chọn mode Plasma Exchange. Lắp dây và màng lọc. Priming bằng NaCl 0,9% mỗi chai 500ml pha với 5000 đv Heparin. Test máy.

Đặt Catheter TM đùi ( nếu không được thì đặt cảnh trong hoặc dưới đòn)

Kết nối dây máu ra (màu đỏ). Nhấn Start cho bơm hoạt động. khi dòng máu đến gần cuối dây máu về thì kết nối dây máu về (màu xanh dương) với catheter.

Cài đặt tốc độ máu(Qb): Khởi đầu 50ml/p, sau 10 – 15p, nếu HA ổn định thì tăng dần lên 70 → 100 → 150 →180... Mức cài đặt trong quá trình lọc = 180 – 200ml/p. Dịch thay thế (Qd): 10 – 15 ml/kg/h.

Nhiệt độ làm ấm dịch thay thế tùy theo nhu cầu từng bệnh nhân. Thông thường cài đặt 37 – 37,5 độ C.

Heparin: 5 – 10 đv/kg/h, hoặc cao hơn. Điều chỉnh liều sao cho aPTT đạt khoảng 50 – 80”.

4/ Theo dõi:

+ Sinh hiệu mỗi 1 giờ

+ Theo dõi thông số máy lọc mỗi 1h/ lần + Xử trí báo động của máy:

. Máy báo PA low: đường máu ra không đủ → kiểm tra catheter, chỉnh lại catheter. . PBE high ≥ 300: tiến hành trả máu về và thay màng lọc mới.

. Air Substitution: đường dịch bù có khí. Có thể hết dịch → thay túi mới.

. Bag moving : túi dịch hoặc túi nước thải bị chuyển động → giữ yên các túi dịch rối nhấn Enter.

5/ Tần suất lọc : Mỗi 1 – 2 ngày/lần x 2 – 5 lần. 6/ Các biến chứng và cách xử trí :

Chảy máu : Có thể do quá liều thuốc chống đông, hoặc do nhiễm trùng nặng, hoặc do phối hợp cả hai. Nếu do nhiễm khuẩn → kháng sinh thích hợp, truyền huyết tương tươi, tiểu cầu. Nếu do quá liều → điều chỉnh lại liều Heparin.

Tan máu: Xảy ra khi tiến hành hòa loãng sau màng với thể tích dịch thay thế lớn ở bệnh nhân có Hct cao – với những bệnh nhân này ta nên hòa loãng trước màng hoặc bù đủ dịch cho bệnh nhân.

Rối loạn điện giải: tuân thủ đúng qui trình theo dõi xét nghiệm để phát hiện và điều chỉnh kịp thời.

Hạ thân nhiệt: Do dịch thay thế có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của cơ thể và máu ra khỏi cơ thể bị mất nhiệt → khắc phục bằng cách làm ấm dịch thay thế và máu trước khi trở về cơ thể bệnh nhân.

Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng 58

ĐIỀU TRỊ RẮN ĐỘC CẮN

Một phần của tài liệu Hồi sức tích cực và chống độc Nội - Phác đồ điều trị năm 2015 (Trang 53 - 58)