Tại khoa Cấp cứu và chống độc:

Một phần của tài liệu Hồi sức tích cực và chống độc Nội - Phác đồ điều trị năm 2015 (Trang 50 - 53)

II. Tăng K+ máu:

3. Tại khoa Cấp cứu và chống độc:

Chủ yếu hồi sức hô hấp, tuần hoàn, bảo đảm chức năng sống.

3.1. Nếu người bệnh đến sớm trước 3 giờ thì xử trí như sau:

3.1.1. Rửa dạ dày:

Tốt nhất là bằng dung dịch kiềm 2% hoặc 1,4%, mỗi lần dịch vào 150-200ml hoặc 10ml/kg ở trẻ <5 tuổi, dịch ấm, dịch lấy ra tương đương dịch đưa vào, tổng số từ 5-10 lít.

Nếu có dấu hiệu rối loạn ý thức, tím, thở chậm  đặt nội khí quản, bơm bóng chèn trước khi rửa dạ dày.

3.1.2. Than hoạt 30g pha vớI 250ml nước sạch, trẻ 1-12 tuổi uống 25g pha vớI 100- 200ml, trẻ < 1 tuổi uống 1g/kg pha vớI 50ml nước.

Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng 51

3.1.3. Sorbitol 40g, nếu bệnh nhân không ỉa chảy. Trẻ <1 tuổI không cho Sorbitol vì dễ nôn, rối loạn nước diện giải. Hoặc thay thế bằng 01 lọ than hoạt nhũ 30ml.

3.2.Nếu người bệnh đến muộn sau 3 giờ thì xử trí như sau:

3.2.1. Hồi sức hô hấp, đảm bảo huyết động truyền dịch là cơ bản. 3.2.2.Theo dõi chức năng sống liên tục trong 24 giờ đầu.

3.3. Đảm bảo thông khí:

3.3.1. Thở oxy qua sonde mũi hoặc mask.

3.3.2. Nếu nguời bệnh có suy hô hấp (tím, liệt cơ hô hấp, ngưng thở, hôn mê) thì đặt nội khí quản thở máy, thời gian thở máy từ 4-20 giờ.

3.4. Duy trì huyết áp:

Truyền dịch: Natriclorua 0,9%, Glucose 5%

Nếu nhịp chậm < 60 lần/phút: atropin (liều như trên), đặt máy tạo nhịp chờ. Nếu nhịp nhanh, rối loạn nhịp: Xylocain, đặt tạo nhịp chờ.

Nếu huyết áp tiếp tục hạ < 90mmHg: truyền dopamin 3-5 mg/kg/phút hoặc Adrenaline, kết hợp Dobutamin hoặc Norepinephrine (Noradrenaline).

3.5. Thăng bằng toan kiềm: điều chỉnh theo lâm sàng và xét nghiệm (chất khí trong máu, điện giải đồ).

3.6. Thăng bằng diện giải: Theo xét nghiệm điện giải đồ

Nếu người bệnh sống được >20giờ khả năng cứu sống cao. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho Tetrodotoxin

Thuốc kháng men Cholinesteraza: Edrophonium tĩnh mạch chậm, hoặc Neostigmine tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, có thể dùng ở những bệnh nhân liệt hô hấp nhẹ, đến sớm, tuy nhiên không thể thay thế các phương tiện hồi sức hô hấp (thuốc này mới chỉ áp dụng cho thực nghiệm trên động vật).

III./ ĐỀ PHÒNG NGỘ ĐỘC CÁ NÓC:

Biện pháp tốt nhất là không ăn các Nóc.

Khi ăn cá nghi là cá Nóc (có dấu hiệu tê môi, tê bàn tay): gây nôn và uống thuốc giải độc ngay (thann hoạt và sorbitol) đồng thời phảI đến ngay bệnh viện – Khoa Hồi sức cấp cứu, chống độc để xử trí.

Người đi biển đánh cá, mỗi gia đình nên có một túi cấp cứu bao gồm: than hoạt nhũ, canun Mayo hai chiều.

Không được phơi khô cá Nóc làm cá thường, không làm chả cá Nóc, bột cá Nóc để bán.

Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng 52

PHÁC ĐỒ CẤP CỨU SỐC PHẢN VỆ

I./ Triệu chứng:

Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc muộn hơn, xuất hiện: + Cảm giác khác thường như: bồn chồn, lo âu, hốt hoảng + Mẩn ngưá, ban đỏ,mề đay,phù quincke.

+ Mạch nhanh khó bắt, huyết áp tụt dần  không đo được. + Khó thở dạng hen,nghẹt thở.

+ Đau quặn bụng, tiêu tiểu không tự chủ. + Vật vã, co giật đi vào hôn mê.

II./ Xử trí:

A./ Xử trí ngay tại chổ:

1./ Ngừng ngay tiếp xúc với dị nguyên. 2./ Cho bệnh nhân nằm tại chổ.

3./ Thuốc: ADRENALIN

- Adrenalin dung dịch 1/1000, ống 1ml / 1mg, tiêm dưới da. Người lớn: 1/2 - 1 ống.

Trẻ em: ống 1ml + 9ml nước cất = 10 ml; tiêm 0,1 ml/kg (không quá 0,3ml). Hoặc Adrenalin 0,01 mg / kg cho cả trẻ em và người lớn.

- Tiếp tục tiêm Adrenalin liều như trên 10-15 phút / lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường.

- Ủ ấm, nằm đầu thấp, hoặc nghiêng nếu có nôn, theo dỏi huyết áp 10-15 phút/lần. - Nếu sốc quá nặng đe dọa tử vong, có thể THÊM Adrenalin dung dịch 1/10.000 qua tĩnh mạch, bơm qua nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẩn giáp.

B./ Các biện pháp khác hổ trợ:

1./Thiết lập đường truyền tĩnh mạch:

Adrenalin 0,1 microgam/kg/phút điều chỉnh để duy trì huyết áp (2mg /giờ cho người lớn P=55kg).

2./ Xử trí suy hô hấp:

+ Thở Oxy 6 l/p. + Bóp bóng có Oxy.

+ Đặt nội khí quản, thông khí nhân đạo. Mở khí quản nếu có phù thanh môn. + Truyền tĩnh mạch chậm Aminophyllin 1mg/kg/giờ, hoặc Terbutaline 0,2 microgam/kg/phút.

Có thể dùng Terbutaline 0,5mg 1ống dưới da ở người lớn; 0,2 ml/ 10kg ở trẻ em. Tiêm nhắc lại sau 6-8 giờ nếu không giảm khó thở.

Terbutaline hoặc Salbutamol xịt 4-5 nhát, 4-5 lần / ngày.

3./ Các thuốc khác:

+ Methylprednisolone 1-2 mg/kg/4 giờ hoặc Hydrocortisone hemisuccinate 5mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch. Dùng liều cao hơn nếu sốc nặng (gấp 2-5 lần).

Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng 53

+ NaCl 9 %o 1-2 lít ở người lớn; không quá 20ml/kg ở trẻ em. + Diphenhydramine 1-2mg tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch.

4./ Điều trị phối hợp:

+ Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường tiêu hoá. + Băng ép chi phiá trên chổ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.

CHÚ Ý:

+ Theo dỏi ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp ổn định. + Nên dùng đường tĩnh mạch lớn.

+ Nếu sau điều trị Adrenalin và dịch truyền đủ mà huyết áp không lên có thể dùng dung dịch cao phân tử.

+ ĐD có thể dùng Adrenalin dưới da theo phác đồ khi BS chưa đến kịp. + Hỏi kỷ tiền sử dị ứng, chuẩn bị hộp thuốc chống sốc trước khi đi tiêm truyền thuốc.

NHỮNG THUỐC CẦN THEO DÕI KHI DÙNG DO DỂ GÂY DỊ ỨNG 1. Kháng sinh: Penicillin; Ampicillin; Amoxycillin; Cephalosporin; Streptomycin; 1. Kháng sinh: Penicillin; Ampicillin; Amoxycillin; Cephalosporin; Streptomycin; Kanamycin; Gentamycin; Tetracyclin; Oxytetracyclin; Sufamid.

Một phần của tài liệu Hồi sức tích cực và chống độc Nội - Phác đồ điều trị năm 2015 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)