Thành phần và tính chất nguồn nước thải khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu xử lý nước thải công nghiệp kênh tham lương thành phố hồ chí minh bằng biện pháp sinh học (Trang 64 - 67)

L ỜI CAM ĐOAN

6. Ý nghĩa thực tiễn

3.2. Thành phần và tính chất nguồn nước thải khu vực nghiên cứu

Thành phần và tính chất nguồn nước thải khu vực nghiên cứu (3 địa điểm: Cầu Bưng, cầu Tham Lương, cầu Bến Phân) được trình bày trong bảng 3.3 đang ở mức ô nhiễm cao. Vì đây là vùng có các nhà máy hóa chất, gạch tráng men, sản xuất thực phẩm, dầu ăn, các cơ sở sản xuất kim loại...

- Hàm lượng BOD5 biến thiên từ 17 - 116mg/l (trung bình 50,3mg/l), vượt mức 10mg/l, mức rất bẩn (Polysaprobe) nhiều lần.

65

- Giá trị COD ở cả 3 địa điểm nghiên cứu đều vượt mức rất bẩn Polysaprobe (15mg/l) nhiều lần. Và có sự khác biệt khá nhiều giữa các địa điểm nghiên cứu, giữa hai mùa của

66

cùng một địa điểm nghiên cứu. COD biến thiên từ 40,9 - 304,4mg/l (trung bình 313mg/l vào mùa mưa, 142mg/l vào mùa khô).

- Tỷ số COD/BOD trung bình ở các ĐĐ nghiên cứu trong cả hai mùa là 8,1. Tỷ số này cho thấy nước thải KTL là nước thải công nghiệp.

- TSS của tất cả các địa điểm nghiên cứu đều có giá trị vượt mức rất bẩn (100mg/l), dao động từ 150 - 258mg/l (trung bình 184,5mg/l).

- Hàm lượng ammonia (theo N) có sự khác biệt lớn giữa 2 mùa, mùa khô cao hơn mùa mưa. Cùng mùa, ở các địa điểm nghiên cứu, hàm lượng ammonia có sự khác biệt ít, biến thiên từ 0,03 - 5,85mg/l (trung bình 2,6mg/l).

- Phospho tổng số: mùa mưa cao hom mùa khô, biến thiên từ 1,05 - 3,16mg/l (trung bình là l,75mg/l), đây là mức ô nhiễm thấp.

- Các kim loại nặng: trừ chì (Pb) và Asen (As) có hàm lượng tương đối cao (> lp.p.b); còn hai kim loại khác Cd, Hg ở mức không cao. Có thể chúng bị lắng xuống đáy kênh hoặc do việc quản lý đầu ra của nước thải thuộc các khu vực này đã tốt hơn.

- Chỉ số vi sinh vật (E.coli): 610 - 14.000 CFU/100ml (trung bình là 4.700CFU/100ml) có điểm nghiên cứu E.coli chỉ có 3 - 40CFU/100ml. So với các kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (929.000CFƯ/100ml) và Tàu Hủ - Bến Nghé (2.386.000CFƯ/100ml) [14], [23], KTL có số lượng E.coli ít hơn nhiều.

Số lượng E.coli/1 đơn vị thể tích ít hơn các kênh khác có thể do các chất độc của các cơ sở sản xuất xả nhiều ra kênh đã khiến các vi sinh vật không thích nghi được với môi trường nhiều hóa chất độc hại của NTCN.

Màu nước thải của KTL đen nhất so với các kênh Tàu Hủ - Bến Nghé và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Mùi của nước thải KTL rất khó chịu, chúng là hỗn hợp của rất nhiều mùi: hôi, nồng, mùi của phenol, trứng thối, ammonia.v.v... Do đó, mùi rất "nặng" và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cọng đồng dân cư sống quanh khu vực ô nhiễm.

Nhận xét: Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước của Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô cũ (có bổ sung một số TCVN) thì nước thải KTL trước xử lý được xếp vào loại nước Polysaprobe 2 (loại rất bẩn 6/6 - theo tiêu chuẩn quốc tế).

67

Một phần của tài liệu xử lý nước thải công nghiệp kênh tham lương thành phố hồ chí minh bằng biện pháp sinh học (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)