Sự loại bỏ các chất nitơ, phospho

Một phần của tài liệu xử lý nước thải công nghiệp kênh tham lương thành phố hồ chí minh bằng biện pháp sinh học (Trang 41 - 42)

L ỜI CAM ĐOAN

1.5.3.Sự loại bỏ các chất nitơ, phospho

6. Ý nghĩa thực tiễn

1.5.3.Sự loại bỏ các chất nitơ, phospho

Sự loại bỏ Nitơ: Trong hồ sinh học dùng tảo XLNT, ammonia được tảo hấp thụ và biến thành sinh khối tảo mới. Khoảng 20% sinh khối tế bào tảo khi bị chết sẽ lắng xuống đáy hồ, không thể bị phân hủy sinh học và nitơ liên kết trong phần này được giữ cố định trong bùn đáy. Còn nitơ liên kết trong phần có khả năng phân hủy sinh học sẽ được khuếch tán trở lại trong nước và bắt đầu cho chu trình tạo thành các tế bào mới. Ở giá trị pH lớn hơn 8, ammonia bị mất do bay hơi [27] (nguồn Mâm, 1997; Hawkes, 1983).

42

Sự nitrate hóa nhờ vi khuẩn oxy hóa ammonia (Nitrosomonas và Nitrobacter) và oxy cần thiết cho quá trình này lấy từ sự quang hợp của tảo. Tuy nhiên, không phải lúc nào quá trình nitrate cũng diễn ra. Người ta cũng không rõ vì sao trong những điều kiện hoàn toàn giống nhau sự nitrate hóa lúc thì xảy ra, lúc lại không [27] (nguồn Hawkes, 1983).

Sự loại bỏ phospho: Ngoài vai trò cung cấp oxy cho thủy vực để duy trì điều kiện hiếu khí, tảo còn có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất dinh dưỡng thực vật như nitơ và phospho. Quá trình này, một phần là do tảo tiêu thụ chất dinh dưỡng, và một phần là do kết quả của việc thay đổi giá trị pH trong thủy vực (do giảm hàm lượng CO2 trong quá trình quang hợp). Bên cạnh việc hấp thụ để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng, một số loài tảo còn hấp thụ chất dinh dưỡng (đặc biệt là phospho) vượt quá nhu cầu của chúng để tích lũy. Ở pH > 8, phosphate tạo kết tủa Ca3(PO4)2-canxi phosphate tách ra khỏi nước; nhưng ở pH quá cao (pH > 9) không phải là tối ưu cho hoạt động của vi khuẩn hiếu khí phân hủy chất hữu cơ [10], [27] (nguồn Hawkes, 1983; Mâm, 1997).

Theo nhiều tác giả, khi có sự phát triển mạnh của phiêu sinh thực vật thì phosphate được loại bỏ đáng kê. Nhưng chỉ có khoảng 101 là do phiêu sinh thực vật tiêu thụ, còn hầu hết được loại bỏ do sự kết tủa khi ở pH có giá trị cao.

Tóm lại, phần lớn phospho bị loại là do khả năng hấp thụ phospho của bùn đáy nếu như trong thủy vực phiêu sinh thực vật không phát triển.

Một phần của tài liệu xử lý nước thải công nghiệp kênh tham lương thành phố hồ chí minh bằng biện pháp sinh học (Trang 41 - 42)