L ỜI CAM ĐOAN
6. Ý nghĩa thực tiễn
1.4.1. Khái niệm về hồ sinh học dùng tảo XLNT
Theo khái niệm ao ổn định nước thải (Waste, Stabilization Pons-WSP) của tổ chức y tế thế giới (WHO-1987) [27]: thì hồ dùng tảo XLNT cũng là một dạng WSP.
Có thể coi: "Hồ sinh học dùng tảo XLNT là loại hồ nhân tạo chứa nước thải nuôi cấy tảo. Dưới tác động của điều kiện tự nhiên, tảo cùng các sinh vật trong hồ hoạt động, hỗ trợ nhau và nước thải được xử lý đạt một tiêu chuẩn để thải hoặc sử dụng".
Cơ chế xử lý trong hồ bao gồm 2 quá trình, phân hủy hiếu khí và phân hủy kị khí. Do độ sâu của hồ từ 0,75 - l,5m và khí hậu nhiệt đới, hệ được duy trì nhiệt độ bình thường và ánh sáng tối đa nên sự phân tầng oxy hóa không rõ rệt. Tầng khử ở đáy rất ít nên quá trình phân hủy hiếu khí trong hồ là chủ yếu.
Đặc diêm hoạt động của hô là hoạt động ngoài trời nhằm tăng cường quá trình oxy hóa và giảm thiểu quá trình khử. Do vậy, không được che chắn hồ để hạn chế ánh sáng, không lạm dụng thực vật bậc cao trong hồ, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào để diệt khuẩn.
Tóm lại, hồ sinh học dùng tảo XLNT hoạt động hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên nhằm triệt để phát huy vai trò của tảo cùng các sinh vật trong QTXLNT. Tăng cường quá trình đấu tranh sinh học để làm giảm các chỉ số thủy lý, hóa, vi sinh trong hệ.
33
Sơ đồ cơ chế hoạt động của hồ xử lý tảo (dựa theo sơ đò các quá trình biến đổi hóa sinh trong nước [19] và cơ chế hoạt động của WSP Pauw, 2001) [27]. Sự phân hủy các chất hữu cơ, được thực hiện nhờ vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn), một phần do động vật nguyên sinh (Protozoa). Trong điều kiện hiếu khí, vi khuẩn sẽ phân hủy chất hữu cơ tới sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.
Tăng sinh khối
- Chất hữu cơ + O2 CO2 + H2O + Năng lượng. Vi khuẩn hiếu khí
34
Axit hữu cơ + CO2 + H2O + năng lượng - Chất hữu cơ
CH4 + CO2 + năng lượng
Tảo thu năng lượng ánh sáng mặt trời và các chất vô cơ trong nước (cacbonic hoặc cacbonnat làm nguồn cacbon, phosphat, nitơ... để tổng hợp các chất nguyên sinh trong quá trình quang hợp. Cùng với quá trình tổng hợp chất nguyên sinh, tảo đã giải phóng ra 1 lượng oxy khá lớn trong quá trình quang hợp.
CO2 + PO43- +NH4+ Ánh sáng phát triển tế bào + O2.
Hồ XLNT dùng tảo còn được cung cấp O2 nhờ vào sự làm thoáng bề mặt của gió. Nếu hồ sâu 0,75-1,5m, diện tích bề mặt rộng thì gió thổi trên bề mặt sẽ làm khuấy trộn mặt nước hồ vào ban đêm và giúp hồ ở trạng thái hiếu khí.