Xử lý bằng phương pháp sinh học

Một phần của tài liệu xử lý nước thải công nghiệp kênh tham lương thành phố hồ chí minh bằng biện pháp sinh học (Trang 30 - 31)

L ỜI CAM ĐOAN

6. Ý nghĩa thực tiễn

1.3.2. Xử lý bằng phương pháp sinh học

Trong các biện pháp XLNT thì biện pháp sinh học được quan tâm nhiều nhất và cũng cho hiệu quả cao nhất. So với các biện pháp vật lý, hóa học biện pháp sinh học chiếm vai trò

31

quan trọng về qui mô cũng như giá thành đầu tư, do chi phí cho một đơn vị khối lượng chất khử là ít nhất.

Điểm đặc biệt của XLNT bằng biện pháp sinh học là không gây ô nhiễm, tái ô nhiễm môi trường một nhược điểm mà biện pháp hóa học hay mắc phải.

Có 3 nhóm phương pháp XLNT theo nguyên tắc sinh học: hiếu khí (aerobic); kị khí (anaerobic); thiếu khí (anoxic). Tùy theo từng điều kiện mà người ta dùng một trong các phương pháp trên hoặc là kết hợp với nhau để xử lý.

Các phương pháp hiếu khí có HQXL cao nhất. Thực chất của phương pháp này là sử dụng đặc điểm rất quí của các vi sinh vật để phân hủy các hợp chất hữu cơ trong điều kiện có O2. Các vi sinh vật sử dụng oxý hòa tan trong nước đê oxy hóa các chất hữu cơ thành các sản phàm vô cơ hóa. Trong quá trình dinh dưỡng này, vi sinh vật sẽ nhận được các chất làm nguyên liệu xây dựng cơ thể, sinh khối tăng lên. Nguồn oxy mà vi sinh vật sử dụng trong quá trình này có thể được cung cấp bằng con đường nhân tạo hoặc bằng chính thực vật trong nước tạo ra.

Theo phương pháp hiếu khí, một số kỹ thuật sau đã và đang được áp dụng:

Hệ thống sinh học (hay lọc phun): nước thải được bơm vào giàn phun, xoay vòng đều trên bề mặt các vật liệu có các vi sinh vật hiếu khí (thường là những viên đá, sỏi với nhiều kích cỡ). Sau đó, chất hữu cơ bị phân hủy hiếu khí và tiếp tục chảy qua tầng kị khí, ở đây nước thải lại được phân hủy kị khí.

Kỹ thuật bùn hoạt tính: là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi để xử lý nước thải đô thị và công nghiệp thực phẩm.

Ao ổn định nước thải: là một loại ao chứa nước thải trong nhiều ngày, nó hoạt động phụ thuộc vào nhiệt độ, oxy được tạo ra qua hoạt động tự nhiên của tảo trong ao. Cơ chế xử lý trong ao bao gồm cả hai quá trình hiếu khí và kị khí.

Một phần của tài liệu xử lý nước thải công nghiệp kênh tham lương thành phố hồ chí minh bằng biện pháp sinh học (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)