L ỜI CAM ĐOAN
6. Ý nghĩa thực tiễn
1.6.1. Yếu tố tự nhiên [27], [34]
• Bức xạ mặt trời: cường độ bức xạ mặt trời là một yếu tố quan trọng để hồ nuôi tảo
hoạt động tốt. Nó gián tiếp tạo ra O2 nhờ quá trình quang hợp của tảo. Tuy nhiên cường độ quang hợp của tảo không tỷ lệ thuận hoàn toàn với cường độ chiêu sáng. Trong thực tế, ở một cường độ bức xạ mặt trời, tỷ lệ tăng của quá trình quang hợp sẽ giảm cho tới khi oxy tạo ra đạt một mức ổn định. Với quan điểm này, lượng oxy tạo ra sẽ không tăng bất chấp việc tăng cường độ chiếu sáng. Do đó, khi cường độ bức xạ thấp, ánh sáng là yếu tố giới hạn của việc tạo ra oxy và ngược lại khi cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ là yếu tố giới hạn.
Mỗi loài tảo có một cường độ chiếu sáng thích hợp, đối vơi Euglena là khoảng 2.000ft candles, với Anacytis là dưới l.000 ft cands. Cường độ chiếu sáng cao có thể làm tổn thương tảo [27] (nguồn, WHO, 1983),
• Nhiệt độ không khí: hoạt động của hồ xử lý dùng tảo nhờ vào các tác động vật lý, hóa học và các phản ứng sinh hóa nên bị ảnh hưởng khá nhiều do sự thay đổi của nhiệt độ. Quá trình quang hợp và trao đổi chất của các vi sinh vật tỷ lệ thuận với sự tăng của nhiệt độ.
Nhiệt độ là một yếu tố không kiểm soát được, nhưng lại là một thông số quan trọng. Ở nhiệt độ thấp, oxy hòa tan nhiều hơn nhiệt độ cao. Khi nhiệt độ tăng, oxy hòa tan phóng thích vào không khí, nhất là trong điều kiện quá bão hòa. Ngược lại, sự sản xuất oxy của tảo (liên quan trực tiếp đến quang hợp-phụ thuộc vào nhiệt độ) ở vùng lạnh thấp hơn vùng nóng, ấm. Hoạt động sinh học của vi sinh vật giảm khoảng 57% khi nhiệt độ giảm 10°c. Hồ sinh học hoạt động hiệu quả nhất khi có đủ bức xạ mặt trời (trời nắng, không mây), nhiệt độ trên 20°c và có gió nhẹ. Tuy nhiên, ở trên 35°c quá trình quang hợp giảm rất nhanh.
Ở nhiệt độ cao, kích thích sự phát triển của tảo Lam, vi khuẩn hiếu khí tiêu thụ nhiều 02 hơn. Nếu nhiệt độ quá cao, tảo phát triền nhanh gây ra hiện tượng "nở hoa" trên mặt hồ, lớp dưới thiếu ánh sáng, giảm sự sản xuất oxy.
46