Vài nét về hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu xử lý nước thải công nghiệp kênh tham lương thành phố hồ chí minh bằng biện pháp sinh học (Trang 35 - 36)

L ỜI CAM ĐOAN

6. Ý nghĩa thực tiễn

1.4.3. Vài nét về hình thành và phát triển

Vấn đề sử dụng tảo để XLNT chỉ mới được quan tâm vài chục năm gần đây, và chủ yêu ở các nước phát triền. Nhưng tái sử dụng nước thải trong các hoạt động nồng nghiệp, nuôi trồng thủy sản., thì đã có từ lâu đời. Riêng việc dùng nước thải để nuôi cá đã có từ mấy thế kỷ trước và được áp dụng nhiều ở các nơi trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Đức, Israen ... Từ những năm 1930 họ đã tiến hành nuôi cá bằng nước thải và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ở Trung Quốc, việc nuôi cá bằng nước thải được áp dụng với quy mô rất lớn và ở nhiều nơi. Có nơi (tỉnh Hồ Bắc) diện tích nuôi cá lên đến 4.200ha, Hồ Nam: 1.500ha thu hoạch 30.000 tấn cá/năm/ha, chiếm 1,3% sản lượng cá nước ngọt của Trung Quốc [10] (nguồn Zhang, 1990). Cũng như một số nước Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia và một số nước trên thế giới, việc tận dụng các chất dinh dưỡng có trong nước thải đô thị cho các hoạt động nuôi thủy sản, sản xuất nông nghiệp đã được áp dụng ở Việt Nam từ nhiều chục năm trước đây.

Việc dùng tảo XLNT cho đến nay Liên hiệp Quốc (WHO) đã công bố tiềm năng tảo XLNT trên thế giới là 15.000 loài. Ở Việt Nam có khoảng 12.000 loài, tại TP. Hồ Chí Minh 614 loài [29]. Những công bố về XLNT bằng tảo của GS-TSKH Ngô Kế Sương và TS Nguyễn Văn Tuyên tại hội thảo quốc tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tổ chức tại Chiềng Mai (Thái Lan) tháng 12/1999 do Nhật Bản tài trợ. Và những nghiên cứu gần đây của PGS-TS Đoàn Cảnh và TS Phan Văn Minh về ứng dụng hệ sinh thái tự nhiên để XLNT và sản xuất cá rô phi giống trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã rất thành công. Khu XLNT băng công nghệ sinh thái ở Bình Hưng Hòa là ứng dụng các công trình nghiên cứu có liên quan đến tảo đang thu được kết quả rất đáng khích lệ cho nghiên cứu dùng tảo XLNT trên qui mô thực tiễn.

Ngoài ra, nhiều sinh viên khoa Sinh học - Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh trong nhiều năm trở lại đây cũng có rất nhiều luận văn tốt nghiệp nghiên cứu về khả năng XLNT của một số ngành tảo trên địa bàn Thành Phố.

36

Hiện nay trên thế giới vấn đề sử dụng công nghệ sinh thái để XLNT đang được nhiều nhà khoa học, các tổ chức quốc tế, các viện khoa học... rất quan tâm, nhằm tập trung nghiên cứu, đánh giá mong tìm ra mô hình XLNT đạt các yêu cầu:

- Tăng hiệu quả, giảm thời gian XLNT và áp dụng được với nhiều loại nước thải khác nhau.

- Bảo vệ được môi trường, nhưng với chi phí thấp nhất, tăng được thu nhập cho người dân.

- Dễ thực hiện và dễ quản lý.

Một phần của tài liệu xử lý nước thải công nghiệp kênh tham lương thành phố hồ chí minh bằng biện pháp sinh học (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)