Biết sử dụng 4: Thành thạo.

Một phần của tài liệu thiết kế e book “các phần mềm tiện ích trong dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 96 - 109)

- Trộn câu hỏi trắc nghiệm:

3: Biết sử dụng 4: Thành thạo.

- 4: thành thạo

Như vậy số lượng người biết sử dụng các phần mềm này đã tăng lên. Cụ thể như sau:

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát số tỉ lệ số SV biết sử dụng các phần mềm trước và sau khi dùng E-Book

Trước khi sử dụng E-Book Sau khi sử dụng E-Book

ChemSketch 38,21% SV 94,31% SV

PowerPoint 100% SV 100% SV

Crocodile 27,64% SV 92,86% SV

McMix 4,88% SV 86,18% SV

0 20 40 60 80 100

ChemSketch PowerPoint Crocodile McMix

Trước khi sử dụng E-Book Sau khi sử dụng E-Book

Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn tỉ lệ số SV biết sử dụng các phần mềm trước và sau khi dùng E-Book.

Nhìn vào bảng và biểu đồ ta thấy được, kiến thức mà chúng tôi trong trình bày trong E-Book hầu hết mọi người đều tiếp thu được. Số SV sử dụng được các phần mềm theo mức độ từ biết sơ lược đến ứng dụng hiệu quả tăng thấy rõ và gần như là hầu hết. Chỉ có tồn tại rất ít SV chưa biết sử dụng phần mềm này: ChemSketch 5,69%, PowerPoint 0%, Crocodile 7,32%, McMix 13,82%. Lý do mà chúng tôi đặt ra về vấn SV chưa biết cách sử dụng các phần mềm trong E-Book sau khi sử dụng E-Book đó là vì hạn chế về mặt thời gian. Thời gian chúng tôi khảo sát không được lâu và việc học trên lớp còn nhiều áp lực nên các SV chưa sử dụng hết E-Book này.

Về mức độ sử dụng được các phần mềm này của SV thì chủ yếu tập trung ở biết sử dụng và thành thạo. Số lượng SV cho rằng mình có thể sử dụng thành thạo các phần mềm này chiếm tỷ lệ ít hơn số SV cho biết mình sử dụng được hoặc biết sơ có thể được giải thích là do thời gian thực nghiệm của chúng tôi ngắn. Để sử dụng thành thạo, đòi hỏi SV phải thực hành đi thực hành lại nhiều lần. Vì vậy, với phần mềm đa số SV đã biết sử dụng như PowerPoint thì tỷ lệ số SV sử dụng thành thạo nó chiếm tỉ lệ cao hơn. Ngoài ra, số lượng các thao tác chúng tôi hướng dẫn còn hạn chế nên SV chưa sử dụng thành thạo hết các tính năng của mỗi phần mềm.

Từ kết quả điều tra về hình thức, cấu trúc, nội dung cũng như hiệu quả của E-Book chúng tôi nhận thấy rằng:

- E-Book đã mang lại một hiệu quả nhất định, giúp SV có thể nâng cao kỹ năng tin học, phục vụ cho việc dạy học hóa học sau này.

- E-Book được các bạn SV đón nhận và sử dụng khá nhiệt tình.

- Sau khi được hỏi “Có nên tiếp tục phát triển E-Book này không?”, 100% SV đều cho rằng nó hiệu quả và nên tiếp tục phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, E-Book cũng còn tồn tại một số hạn chế: - Số lượng phần mềm hướng dẫn sử dụng không nhiều.

- Số lượng thao tác hướng dẫn còn ít làm cho người dùng chưa thực sự sử dụng được hết các tính năng của mỗi phần mềm.

- Số lượng các ví dụ minh họa còn hạn chế.

- Nhạc nền ở các đoạn phim hướng dẫn chưa phù hợp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ mục đích và nhiệm vụ đã đề ra, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề sau:

1.1. Nghiên cứu một số tài liệu để làm cơ sở lý luận của đề tài

− Tìm hiểu xu thế đổi mới PPDH và sự thay đổi của PPDH trong những năm gần đây, đặt biệt quan tâm đến xu hướng dạy học có hỗ trợ CNTT. − Nghiên cứu lý luận thực tiễn về hoạt động tự học.

− Nghiên cứu về E-Book và các phần mềm chuyên dụng để thiết kế E- Book.

1.2. Sử dụng phần mềm CourseLab 2.4 để thiết kế E-Book “Các phần mềm tiện ích trong dạy học hóa học ở trường phổ thông” với nội dung sau:

- Giới thiệu các phần mềm tiện ích phục vụ dạy học hóa học ở trường phổ thông với những đoạn phim mô tả về công cụ của các phần mềm một cách cho tiết rõ ràng. Kèm theo đó là những tài liệu có liên quan.

- Cung cấp một số kinh nghiệm trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học hóa học cũng như những ví dụ trực quan để tham khảo.

- Quay phim hướng dẫn hơn 52 thao tác cơ bản khi sử dụng các phần mềm tiện ích phục vụ dạy học hóa học.

1.3. Khảo sát để đánh giá đề tài

Tiến hành khảo sát trên 123 SV khoa Hóa, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh bằng cách cho sử dụng thử E-Book sau đó điều tra bằng phiếu câu hỏi. Kết quả nhận được như sau:

- Về hình thức: E-Book được thiết kế bắt mắt, thu hút người sử dụng và có tính thẩm mỹ cao.

- Về nội dung: E-Book giới thiệu được những phần mềm cần thiết cho việc dạy học hóa học ở trường phổ thông. Hướng dẫn sử dụng các phần mềm này chi tiết, rõ ràng và dễ hiểu.

2. Kiến nghị

Trong thời đại ngày nay, sức mạnh của CNTT và những hiệu quả to lớn mà nó mang lại ngày càng được khẳng định. Hoạt động dạy học đặc biệt đối với bộ môn hóa học với đặc thù bài giảng cần tính trực quan sinh động cao, cho nên việc áp dụng CNTT là vô cùng phù hợp. Tuy nhiên thực tế thì không chỉ gặp khó khăn về cơ sở vật chất, kỹ thuật… mà còn khó khăn trong cả kỹ năng, trình độ tin học của GV. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy được tầm quan trọng của việc trang bị cho SV và nâng cao trình độ cho GV phổ thông kỹ năng tin học và truyền thông. Do đó, chúng tôi đưa ra những kiến nghị sau:

Về ứng dụng CNTT trong dạy học

Bộ Giáo Dục và Đào tạo cần đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển CNTT trong giáo dục. Ngoài ra cần tăng cường nghiên cứu và phát triển những phần mềm phục vụ cho dạy học hóa học. Như vậy việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng mới được áp cũng một cách linh hoạt và chủ động. Từ đó, GV có thể tổ chức những tiết dạy sinh động, hiệu quả hơn, HS tiếp thu bài một cách tích cực hơn nữa.

Riêng về phần mềm CourseLab 2.4 không chỉ có thể tạo E-Book xuất bản nhiều định dạng khác nhau mà còn có chức năng soạn thảo các bài giảng điện tử rất thuận lợi cho GV nên có thể sử dụng thay thế cho phần mềm Microsoft PowerPoint.

Về đội ngũ GV ở trường phổ thông

Với các trường THPT thì nhà trường nên thường xuyên tổ chức các khóa học nâng cao nghiệp vụ tin học, vì theo chúng tôi biết có một số GV mặc dù rất muốn sử dụng CNTT vào việc dạy học nhưng kỹ năng tin học không cho phép, và cũng không có thời gian đi học tại các cơ sở bên ngoài. Hơn nữa, các cơ sở này cũng chỉ bổ trợ tin học một cách phổ thông chứ không đi sâu vào chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.

Về SV khoa hóa của trường ĐHSP

Với trường ĐHSP thì nên tổ chức nhiều chuyên đề, nhiều tiết học ngoại khóa, nhiều cuộc thi về tin học cho SV sư phạm hơn, vì đây chính là đội ngũ GV tương lai của đất nước, ngoài ra, với tinh thần ham học hỏi và sự năng động của tuổi trẻ, SV sẽ tiếp thu rất nhanh những CNTT mới nhất.

3. Hướng phát triển đề tài

Vì giới hạn về mặt thời gian, E-Book của chúng tôi chỉ dừng lại mức giới thiệu và hướng dẫn những phần mềm cơ bản nhất dành cho SV. Tuy nhiên, nếu điều kiện cho phép thì nội dung E-Book sẽ cung cấp số lượng phần mềm nhiều hơn, giúp người dùng có thể lựa chọn những phần mềm phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng cá nhân. Mỗi chủ đề sẽ hướng dẫn nhiều phần mềm cho người dùng lựa chọn để học tập.

Ngoài ra, E-Book sẽ đưa thêm một phần đó là tự đánh giá khi sử dụng E-Book. Chúng tôi sẽ đưa hệ thống câu hỏi và bài tập để người dùng có thể tự mình đánh giá được trình độ sau khi sử dụng E-Book. Giúp người dùng có thể đánh giá được năng lực CNTT của mình để gia tăng năng lực tự học, tính tích cực cho người học.

E-Book được thiết kế sẽ không dành riêng cho SV mà được xuất bản cho những ai có nhu cầu học tập.

Chúng tôi hi vọng những đóng góp của đề tài, trong một chừng mực nào đó sẽ góp phần nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT vào dạy học của SV sư phạm từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học, góp phần đưa nền giáo dục Việt Nam có thể sánh kịp với nền giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Ngọc An (1999), Hóa học 10 nâng cao, NXB Giáo dục.

2. Trần Thị Tuyết Anh (chủ biên) (2006), Giáo trình Giáo dục học, tập 1, NXB Đại học Sư phạm.

3. Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, ĐHSP. TPHCM. 4. Trịnh Văn Biều (2004), Lý luận phương pháp dạy học, ĐHSP. TPHCM.

5. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP. TPHCM.

6. Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến (2003), Để tự học đạt được hiệu quả, NXB Đại học Sư phạm.

7. Nguyễn Thái Dũng (2010), Ứng dụng phần mềm PowerPoint thiết kế mô hình động dạy học di truyền sinh học 9 (THCS), Luận văn thạc sĩ giáo dục học.

8. Huỳnh Lê Viết Dũng, Nguyễn Văn Liêm, Phan Liễn (2010), Phối hợp một số phần mềm vật lý ảo để thiết kế và mô phỏng các thí nghiệm trong chương trình vật lý trung học phổ thông (thể hiện qua một số thí nghiệm phần cơ – quang – điện – sóng), Hội nghị SV nghiên cứu khoa học Đại học Đà Nẵng.

9. Hà Thị Đức (1992), Về hoạt động của SV sư phạm, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 4/1992

10. Nguyễn Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

11. Nguyễn Hiền Hoàng, Nguyễn Thanh Lâm (2008), Ứng dụng tin học trong Hóa học, NXB Giáo dục.

12. Trần Bá Hoành (1998), Vị trí của tự học tự đào tạo trong quá trình dạy học giáo dục và đào tạo, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 7/1998.

13. Phạm Hoàng Huy (2011), Thiết kế E-Book “Tự học hóa học 10 (chương trình nâng cao)”- Phần Oxi-Lưu huỳnh, Khóa luận tốt nghiệp lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học.

14. Trần Thị Hương, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hồ Văn Liên, Ngô Đình Qua (2009),

15. Nguyễn Kỳ (1990), Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 2/1990.

16. Phan Bích Ngọc (2009), Tổ chức tốt việc tự học cho SV nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học theo hình thức tín chỉ hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN.

17. Trịnh Lê Hồng Phương (2010), Sử dụng phần mềm Crocodile Chemistry trong dạy và học bộ môn hóa học, Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM.

18. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quy trình dạy – tự học, NXB Giáo dục.

19. Nguyễn Trọng Thọ (2001), Ứng dụng tin học trong giảng dạy Hóa học, NXB Giáo dục.

20. Giang Thành Trung (2007), Vai trò của CNTT và truyền thông trong dạy học Hóa học, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học.

21. Trần Anh Tuấn (1996), Vấn đề tự học của SV từ góc độ đánh giá chất lượng kỹ năng nghề nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 5/1996.

22. Thái Duy Tuyên (2003), Dạy tự học cho SV trong các nhà trường Cao đẳng Đại học chuyên nghiệp, Chuyên đề Phương pháp dạy học cho học viên Cao học, ĐH Huế.

23. Giainhanhtoanhoa (2011), Hướng dẫn sử dụng ChemSketch – phần mềm vẽ công thức hóa học, tham khảo vào tháng 12/ 2011, trích từ

http://edu.go.vn/e-tap-chi/tin/9/208/6818/huong-dan-su-dung-chemsketch- %E2%80%93-phan-mem-ve-cong-thuc-hoa-hoc.html

24. Hoàng Xuân Quảng (2012), Tìm hiểu về bài giảng điện tử, tham khảo tháng vào 10/2011 trích từ

http://enews.agu.edu.vn/index.php?act=VIEW&a=12173

25. Huỳnh Tấn Thông (2008), Ứng dụng CNTT trong dạy học, thuận lợi và thách thức, tham khảo vào tháng 10/2011, trích từ

http://boxmath.vn/4rum/f63/ung-dung-cntt-trong-day-hoc-906/

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu khảo sát GV

Trường Đại học Sư phạm TPHCM Khoa Hóa

---

PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Kính chào quý thầy cô! Một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học trong thời đại kĩ thuật số hiện nay là ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học. Điều này đòi hỏi GV không những có khả năng công nghệ mà còn phải biết cách vận dụng CNTT và truyền thông hợp lý vào quá trình giảng dạy của bản thân. Thông qua phiếu câu hỏi này, chúng tôi muốn khảo sát tình hình ứng dụng CNTT vào dạy học hóa học ở trường phổ thông. Rất mong sự giúp đỡ từ quý thầy cô. 1. Theo thầy, cô việc ứng dụng CNTT trong dạy học có cần thiết hay không?  Có  Không 2. Thầy cô có thường xuyên ứng dụng CNTT trong trong quá trình dạy học hóa học? Không sử dụng Thỉnh thoảng  Thường xuyên Ý kiến khác………

3. Hãy kể tên các phần mềm mà thầy cô thường sử dụng trong học tập và giảng dạy hóa học để thực hiện các công việc sau: - Vẽ công thức hóa học:……….

- Thiết kế mô phỏng:……….

- Soạn bài giảng điện tử:………

- Trộn câu hỏi trắc nghiệm:………...

4. Thầy cô nâng cao kỹ năng, trình độ tin học của mình bằng cách nào? Học ở trung tâm Học từ sách hướng dẫn Học trên mạng Cách thức khác……… 5. Thầy cô gặp những khó khăn nào khi học cách sử dụng một phần mềm mới?

Hướng dẫn khó hiểu Hạn chế về ngoại ngữ

Lý do khác……….. 6. Nếu có một E-Book (sách điện tử) hướng dẫn sử dụng các phần mềm tiện ích trong dạy học hóa học ở trường phổ thông thì quý thầy cô có sử dụng hay không?

 Có  Không

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô.

Phụ lục 2: Phiếu khảo sát SV

Trường Đại học Sư phạm TPHCM Khoa Hóa

---

PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ E-BOOK “CÁC PHẦN MỀM TIỆN ÍCH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG” Các bạn SV thân mến! Một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học trong thời đại kĩ thuật số hiện nay là ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học. Điều này đòi hỏi GV không những có khả năng công nghệ mà còn phải biết cách vận dụng CNTT và truyền thông hợp lý vào quá trình giảng dạy của bản thân. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi đã thiết kế E-Book “Các phần mềm tiện ích phục vụ dạy học hóa học ở trường phổ thông” với hy vọng các bạn sẽ nâng cao được kĩ năng này với sự hỗ trợ của một công cụ đáng tin cậy và có chất lượng. Các thông tin phản hồi mà các bạn cung cấp sẽ giúp

Một phần của tài liệu thiết kế e book “các phần mềm tiện ích trong dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 96 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)