Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu thiết kế e book “các phần mềm tiện ích trong dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 32 - 36)

phổ thông

Năm học 2008 – 2009 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Chỉ thị số 55/2008/CT–BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012. Năm học 2008 – 2009 được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Theo đó, các Sở GDĐT xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện Chỉ thị và chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục thuộc địa phương triển khai thực hiện chủ đề “Năm

học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin”. Các đơn vị, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ CNTT theo kế hoạch của Sở GDĐT nhằm đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT một cách thiết thực và hiệu quả trong công tác quản lý của nhà trường.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã được nhiều trường học trong cả nước phát triển để nâng cao chất lượng bài giảng. Tính đến năm 2009, đã có 20% GV trung học, 30% trường THPT, 25% trường THCS ứng dụng CNTT. Trong đó, từ 2–5% số bài giảng được sử dụng phần mềm dạy học và có ứng dụng CNTT.

Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, không chỉ phát triển mạnh ở các thành phố lớn mà còn phát triển ở nhiều xã vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn đã góp phần đẩy nhanh tiến trình công bằng trong giáo dục. Với sự trợ giúp của CNTT, việc dạy và học đã mang lại hiệu quả thiết thực, nhất là các môn xã hội cho những vùng ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin.

Hiện nay các trường phổ thông điều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet và tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bị thêm thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder, Camera, Camcorder), máy quét hình (Scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho GV sử dụng vào quá trình dạy học của mình.

Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, đặc biệt là các phần mềm mã nguồn mở phục vụ cho giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể: Phần mềm văn phòng (OpenOffice.org), thư viện số (Emilda, phpmylibrary, Koha, OpenBiblio), quản lý mạng lớp học (Mythware, i–Talc của Intel),… ngoài ra còn có hệ thống quản lý E-learning (Moodle, Dokeos) và các phần mền đóng gói, tiện ích khác.

Kỹ năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy của GV cũng có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận. Giáo án và bài giảng được soạn thảo và trình chiếu trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được thời gian hơn là các phương pháp dạy truyền thống. Những hình ảnh và âm thanh sống động thu hút sự chú ý và gây được hứng thú học tập nơi HS. Thông qua việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ, GV có điều kiện làm tăng hoạt

nhanh chóng thay đổi cách làm việc và tư duy trong dạy và học của đội ngũ GV và HS.

Tại hội nghị tổng kết 5 năm ứng dụng CNTT của ngành GDĐT tổ chức tại Vũng Tàu tháng 04 năm 2009, theo một số chuyên gia nhận định thì việc đưa CNTT & TT ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn:

- Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ GV hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình. Với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho HS, vì GV sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng “slide” như khi dạy trên máy tính điện tử. Những mạch kiến thức “vận dụng” đòi hỏi GV phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thống mới rèn luyện được kỹ năng cho HS.

- Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về CNTT ở một số GV vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặc khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. Việc dạy học tương tác giữa người – máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho HS, cũng như dạy HS cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với GV và đòi hỏi GV phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho CNTT, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy trọn vẹn tính tích cực và tính hiệu quả của nó.

- Việc sử dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng.

- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng CNTT còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng CNTT trong dạy học. Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện chiếu projector,… còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả.

- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền. Công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ GV chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên GV chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng CNTT trong lớp học một cách có hiệu quả.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam”, PGS.TS. Đào Thái Lai – chủ nhiệm Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục đã đưa kết luận: Nếu căn cứ vào hoạt động của quản lý, của người dạy và người học thì có 5 mức độ ứng dụng CNTT & TT cơ bản nhất:

- Mức 1: Sử dụng CNTT & TT để trợ giúp GV một số thao tác nghề nghiệp như soạn giáo án, in ấn tài liệu, sưu tầm tài liệu,… nhưng chưa sử dụng CNTT & TT trong tổ chức dạy học cụ thể của môn học.

- Mức 2: Ứng dụng CNTT & TT để hỗ trợ một khâu trong một công việc nào đó của toàn bộ quá trình dạy học.

- Mức 3: Sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức dạy học một chương, một số tiết, một vài chủ đề môn học.

- Mức 4: Tích hợp CNTT & TT vào quá trình dạy học.

- Mức 5: Thay đổi toàn bộ các quan niệm truyền thống, đưa ra một mô hình trường học mới trong môi trường giàu CNTT & TT: trường học thông minh với việc đào tạo bằng E –Learning.

Căn cứ vào tình hình thực tiễn và những thành tựu nêu trên, có thể nhận định rằng ngành giáo dục phổ thông chỉ đang dừng ở mức 3. Vì vậy, phương hướng phấn đấu và phát triển tiếp theo sẽ tích hợp CNTT & TT vào quá trình dạy học. Đồng thời đổi mới dần phương pháp dạy học và xây dựng một mô hình giáo dục hiện đại mới phù hợp hơn, trong đó việc phát triển và đẩy mạnh sử dụng E-learning trong giáo dục là mục tiêu cần đạt được.

Một phần của tài liệu thiết kế e book “các phần mềm tiện ích trong dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)