1.5.1. Vai trò của CNTT trong dạy học hóa học
Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế – xã hội. Công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong những năm gần đây đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống con người. Sự tác động mạnh mẽ của CNTT lên muôn mặt của đời sống xã hội. Giáo dục cũng không nằm ngoài sự tác động đó.
CNTT giúp cho GV không những nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường mà còn là một công cụ, phương tiện để làm một cuộc “cách mạng” trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Không còn lối truyền thụ một chiều, thầy đọc trò ghi mà CNTT đã làm tích cực hóa quá trình dạy học, mang đến luồng sinh khí mới cho các trường học hiện nay. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương
pháp dạy sao cho HS nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho HS các phương pháp học chủ động. Các ứng dụng của CNTT đã thực sự trao quyền chủ động học tập cho HS và cũng làm thay đổi vai trò của người thầy trong giáo dục. Từ vai trò là nhân tố quan trọng, quyết định trong kiểu dạy học điều khiển nội dung, thì nay các thầy cô chuyển sang giữ vai trò là người điều phối theo kiểu dạy học hướng tập trung vào HS. Kiểu dạy học hướng tập trung vào HS và hoạt động hóa người học có thể thực hiện được một cách tốt hơn với sự trợ giúp của máy tính và các phần mềm cũng như mạng Internet. Với các chương trình dạy học đa phương tiện (multimedia) và được chuẩn bị chu đáo có thể truy cập được nhờ các phương tiện siêu văn bản (hypemedia) giúp cho việc tự học của HS trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Và như UNESCO đã dự báo “Công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu thế kỷ XXI”. Công nghệ thông tin đang ngày càng khẳng định được tính hữu dụng, vai trò, tầm quan trọng to lớn trong mọi phương diện, mọi ngành nghề của cuộc sống trong thời đại ngày nay. Với ngành giáo dục, CNTT đã và đang tạo nên cuộc “cách mạng” trong công tác dạy – học. Và là “chìa khóa” để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.
Hóa học là một bộ môn khoa học của các biểu tượng, tất cả những nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng đều phải được biểu diễn dưới dạng các phương trình phản ứng hóa học, các đồ thị, sơ đồ bảng biểu… Tất cả các biểu tượng đó đều có thể trình bày một cách trực quan nhất nhờ ứng dụng CNTT.
Sử dụng máy tính như công cụ dạy học hay như là phương tiện nâng cao tính tích cực trong dạy, học là để khai thác thế mạnh của kỹ thuật hiện đại hỗ trợ cho quá trình dạy, học. Máy tính có thể mô phỏng những thí nghiệm không thể hoặc không nên sử dụng trực tiếp trong tiết dạy, cũng không thể hoặc khó có thể nhờ các phương tiện khác để biểu đạt. Việc mô phỏng giúp tránh được những nguy hiểm, tránh sự hạn chế về thời gian, không gian, kinh phí mà vẫn trình diễn tốt giúp người học nhanh chóng nắm bắt kiến thức.
Máy tính có khả năng lưu trữ một lượng thông tin rất lớn và tái hiện chúng dưới những dạng khác nhau trong thời gian hạn chế, nó có thể dùng như một máy soạn thảo văn bản để chuẩn bị bài giảng, nội dung dạy học… và chỉnh sửa, bổ sung, cập nhập cho bài giảng luôn mới, luôn phong phú và sinh động… Với công cụ bảng tính với những công thức hay chương trình được cài đặt có thể giúp người học trong việc điều tra nghiên cứu… Máy tính có thể hỗ trợ tốt cho người học khác nhau từ người có tài năng đến những người khuyết tật.
Máy tính còn cho phép HS học theo những bước riêng của mình, do đó có thể tiết kiệm được nhiều thời gian dạy học trên lớp , tạo nên khả năng cá thể hóa trong học tập của HS. Các chương trình dạy học trên máy tính còn tạo điều kiện cho HS tự củng cố kiến thức mà mình chưa nắm vững. Mô phỏng trên máy tính còn giúp HS tự rèn luyện kỹ năng thực hành, làm bài thí nghiệm mà không cần trang thiết bị.
Dạy học, xét về hình thức tiến hành là một quá trình truyền thông hai chiều. Vì vậy việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và nhằm nâng cao tính tích cự trong dạy học nói riêng là xu hướng của thời đại. Sở dĩ như vậy là vì CNTT có những ưu điểm và thế mạnh riêng đáp ứng được những yêu cầu trong dạy và học. CNTT không chỉ làm thay đổi nội dung mà cả phương pháp dạy học:
- Có thể làm sinh động, hấp dẫn bài học thông qua hình ảnh, âm thanh,… - Có thể tiến hành những thí nghiệm trực tiếp trong khi giảng.
- Nguồn thông tin đa dạng, phong phú và có cả yếu tố bất ngờ.
1.5.2. Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học ở trường phổ thông phổ thông
Năm học 2008 – 2009 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Chỉ thị số 55/2008/CT–BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012. Năm học 2008 – 2009 được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Theo đó, các Sở GDĐT xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện Chỉ thị và chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục thuộc địa phương triển khai thực hiện chủ đề “Năm
học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin”. Các đơn vị, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ CNTT theo kế hoạch của Sở GDĐT nhằm đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT một cách thiết thực và hiệu quả trong công tác quản lý của nhà trường.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã được nhiều trường học trong cả nước phát triển để nâng cao chất lượng bài giảng. Tính đến năm 2009, đã có 20% GV trung học, 30% trường THPT, 25% trường THCS ứng dụng CNTT. Trong đó, từ 2–5% số bài giảng được sử dụng phần mềm dạy học và có ứng dụng CNTT.
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, không chỉ phát triển mạnh ở các thành phố lớn mà còn phát triển ở nhiều xã vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn đã góp phần đẩy nhanh tiến trình công bằng trong giáo dục. Với sự trợ giúp của CNTT, việc dạy và học đã mang lại hiệu quả thiết thực, nhất là các môn xã hội cho những vùng ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin.
Hiện nay các trường phổ thông điều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet và tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bị thêm thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder, Camera, Camcorder), máy quét hình (Scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho GV sử dụng vào quá trình dạy học của mình.
Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, đặc biệt là các phần mềm mã nguồn mở phục vụ cho giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể: Phần mềm văn phòng (OpenOffice.org), thư viện số (Emilda, phpmylibrary, Koha, OpenBiblio), quản lý mạng lớp học (Mythware, i–Talc của Intel),… ngoài ra còn có hệ thống quản lý E-learning (Moodle, Dokeos) và các phần mền đóng gói, tiện ích khác.
Kỹ năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy của GV cũng có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận. Giáo án và bài giảng được soạn thảo và trình chiếu trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được thời gian hơn là các phương pháp dạy truyền thống. Những hình ảnh và âm thanh sống động thu hút sự chú ý và gây được hứng thú học tập nơi HS. Thông qua việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ, GV có điều kiện làm tăng hoạt
nhanh chóng thay đổi cách làm việc và tư duy trong dạy và học của đội ngũ GV và HS.
Tại hội nghị tổng kết 5 năm ứng dụng CNTT của ngành GDĐT tổ chức tại Vũng Tàu tháng 04 năm 2009, theo một số chuyên gia nhận định thì việc đưa CNTT & TT ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn:
- Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ GV hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình. Với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho HS, vì GV sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng “slide” như khi dạy trên máy tính điện tử. Những mạch kiến thức “vận dụng” đòi hỏi GV phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thống mới rèn luyện được kỹ năng cho HS.
- Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về CNTT ở một số GV vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặc khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. Việc dạy học tương tác giữa người – máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho HS, cũng như dạy HS cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với GV và đòi hỏi GV phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho CNTT, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy trọn vẹn tính tích cực và tính hiệu quả của nó.
- Việc sử dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng.
- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng CNTT còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng CNTT trong dạy học. Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện chiếu projector,… còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả.
- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền. Công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ GV chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên GV chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng CNTT trong lớp học một cách có hiệu quả.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam”, PGS.TS. Đào Thái Lai – chủ nhiệm Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục đã đưa kết luận: Nếu căn cứ vào hoạt động của quản lý, của người dạy và người học thì có 5 mức độ ứng dụng CNTT & TT cơ bản nhất:
- Mức 1: Sử dụng CNTT & TT để trợ giúp GV một số thao tác nghề nghiệp như soạn giáo án, in ấn tài liệu, sưu tầm tài liệu,… nhưng chưa sử dụng CNTT & TT trong tổ chức dạy học cụ thể của môn học.
- Mức 2: Ứng dụng CNTT & TT để hỗ trợ một khâu trong một công việc nào đó của toàn bộ quá trình dạy học.
- Mức 3: Sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức dạy học một chương, một số tiết, một vài chủ đề môn học.
- Mức 4: Tích hợp CNTT & TT vào quá trình dạy học.
- Mức 5: Thay đổi toàn bộ các quan niệm truyền thống, đưa ra một mô hình trường học mới trong môi trường giàu CNTT & TT: trường học thông minh với việc đào tạo bằng E –Learning.
Căn cứ vào tình hình thực tiễn và những thành tựu nêu trên, có thể nhận định rằng ngành giáo dục phổ thông chỉ đang dừng ở mức 3. Vì vậy, phương hướng phấn đấu và phát triển tiếp theo sẽ tích hợp CNTT & TT vào quá trình dạy học. Đồng thời đổi mới dần phương pháp dạy học và xây dựng một mô hình giáo dục hiện đại mới phù hợp hơn, trong đó việc phát triển và đẩy mạnh sử dụng E-learning trong giáo dục là mục tiêu cần đạt được.
1.6. Kết quả điều tra về nhu cầu sử dụng E-Book “Các phần mềm tiện ích trong dạy học hóa học ở trường phổ thông” trong dạy học hóa học ở trường phổ thông”
1.6.1. Đối với SV
CNTT giữ một vai trò quan trọng trong dạy học hóa học, điều này hầu hết ai cũng công nhận. Chúng tôi đã thống kê thông tin được cung cấp qua 123 phiếu khảo sát trên đối tượng SV về thực trạng ứng dụng CNTT trong học tập và giảng dạy. Có tới 120/123 SV cho rằng ứng dụng CNTT vào dạy học là cần thiết (chiếm tới 97,56%) còn lại 3 SV cho rằng nó điều này là không cần thiết (chiếm 2,44%).
Về mức độ thường xuyên ứng dụng CNTT trong học tập và giảng dạy, chỉ có 4,88% SV cho biết mình không sử dụng, 69,92% SV cho biết mình thỉnh thoảng sử dụng và còn lại 25,2% SV cho biết mình thường xuyên sử dụng.
Từ số liệu trên ta nhận thấy, đa số SV nhận thức được tầm quan trọng của CNTT và có ứng dụng nó trong học tập và giảng dạy. Tuy nhiên, khi được yêu cầu liệt kê các phần mềm mà SV thường sử dụng thì đa số chỉ sử dụng Microsoft Word và Microsoft PowerPoint. Cụ thể như sau:
- 78,86% SV cho biết là có sử dụng Word. - 98,37% SV cho biết là có sử dụng PowerPoint.
- 27,64% SV cho biết là có sử dụng Crocodile Chemistry. - 38,21% SV cho biết là có sử dụng ChemSketch.
- 9,76% SV cho biết là có sử dụng Chemoffice. - 4,48% SV cho biết là có sử dụng McMix. - 1,63% SV cho biết là có sử dụng Chemwin. - 1,63% SV cho biết là có sử dụng Flash.
Như vậy, mặc dù đa số có sử dụng CNTT nhưng lượng kiến thức về CNTT của SV là khá ít, số các phần mềm mà các SV có thể sử dụng còn rất hạn chế. Vì vậy, các SV cần phải học tập nhiều hơn nữa các phần mềm để có thể linh hoạt trong việc ứng dụng CNTT vào học tập và giảng dạy. Việc nâng cao kỹ năng CNTT đòi hỏi SV không ngừng tìm kiếm, học tập những phần mềm tiện ích phục vụ nhu cầu của bản thân. Trong quá trình học tập này, SV cũng gặp không ít những khó khăn. Khi chúng tôi khảo sát về những khó khăn mà SV gặp khi học cách sử dụng một phần mềm mới